Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 40)

L ời cam đoan

2.4.6. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và xây dựng bản đồ

- Trên cơ sở tài liệu thu thập, bằng phương pháp cho điểm theo các tiêu chí ở khu vực ưu tiên kết nối sử dụng các công cụ hỗ trợ, tiến hành chồng xếp các loại bản đồ đơn tính như để xác định được diện tích (ranh giới) đất lâm nghiệp ưu tiên sử dụng trong đề xuất thiết lập hành lang.

- Số hoá bổ sung và biên tập bản đồ, chuyển số liệu từ bản đồ ra bảng tính Excel để thống kê, tổng hợp số liệu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu

3.1.1. Diện tích tự nhiên, dân số khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên 17,4 triệu ha, chiếm 52,6% tổng diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước. Phân bố trên địa bàn 25 tỉnh, gồm Bắc Trung bộ: 6 tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); Duyên hải Nam Trung bộ: 8 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đăk Nông), Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh (Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Dân số 41,1 triệu người, chiếm 44,6% tổng dân số toàn quốc. Mật độ dân số trung bình 237 người/km2. Nơi có mật độ dân số cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ 663 người/km2, như TP. Hồ Chí Minh (3.590 người/km2), Bình Dương (628 người/km2)… Nơi có mật dân cư thấp nhất là vùng Tây Nguyên 102 người/km2, trong đó ở tỉnh Kon Tum (47 người/km2), Đắk Nông (79 người/km2),…

Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên và dân số khu vực nghiên cứu

TT Vùng nghiên cứu trên đất liền 1.000 ha) Diện tích tự nhiên Dân số (1000 người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng 17.407,5 41.196 237 1 Bắc Trung Bộ 5.145,9 10.657 207 2 Nam Trung Bộ 4.437,6 9.350 211 3 Tây nguyên 5.464,1 5.548 102 4 Đông Nam bộ 2.359,8 15.641 663

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thống kê năm 2012.

3.1.2. Diện tích và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu

Diện tích đất có rừng ở khu vực nghiên cứu 8,0 triệu ha, chiếm 46,3% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên 6,4 triệu ha, chiếm 79,7% diện tích đất có rừng và

36,7% tổng diện tích tự nhiên của khu vực. Loại rừng này phân bố tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

Bảng 3.2: Diện tích đất có rừng và độ che phủ của rừng ở khu vực nghiên cứu

TT Vùng Diện tích đất có rừng (ha) Diện tích rừng để tính độ che phủ (ha) Độ che phủ rừng (%) Tổng số Rừng tự nhiên Rừng trồng cộng 8.067,7 6.426,1 1.641,6 7.885,0 45,3 1 Bắc Trung Bộ 2.830,7 2.129,5 701,2 2.778,3 54,0 2 Nam Trung bộ 1.966,0 1.439,9 526,1 1.909,9 43,0 3 Tây Nguyên 2.848,0 2.610,6 237,4 2.805,3 51,3 4 Đông Nam Bộ 423,0 246,0 177,0 391,4 16,6

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2012.

Độ che phủ của rừng bình quân 45,3%, cao hơn ngưỡng trung bình của cả nước (39,7%). Nơi có độ che phủ của rừng cao nhất là vùng Bắc Trung Bộ (54,0%), Tây Nguyên (51,3%). Chi tiết được thể hiện ở bảng 3.2 và biểu 01.

3.2. Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở khu vực nghiên cứu

Bảng 3.3: Phân bố hệ thống RĐD trong khu vực nghiên cứu

TT Vùng Số khu RĐD Diện tích (ha) Tổng 76 1.568.261 4 Bắc Trung Bộ 22 602.379 5 Nam Trung Bộ 19 303.142 6 Tây Nguyên 21 469.958 7 Đông Nam bộ 14 192.782

Hình 3.1: Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu hiện có 76 khu RĐD (cả nước 161 khu) bao gồm các VQG, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu khoa học. Diện tích các khu RĐD này là 1.568,3 ngàn ha, chiếm 9,0% diện tích tự nhiên của vùng. Ngoài ra, trong vùng còn nhiều khu rừng có giá trị bảo tồn ĐDSH và môi trường cao nhưng chưa được quy hoạch vào hệ thống RĐD. Hệ thống RĐD là nơi lưu giữ nguồn gen, duy trì các quá trình sinh thái và bảo vệ môi trường.

Riêng khu vực Tây Nguyên và Bắc Trung bộ hiện có 33 khu RĐD, chiếm 1/5 tổng số khu RĐD của cả nước, nhưng diện tích RĐD chiếm gần 50% diện tích RĐD toàn quốc. Trong khu vực nghiên cứu có nhiều khu RĐD có diện tích rộng và tính kết nối cao, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu và đề xuất các hành lang ĐDSH (Hình 3.1.).

3.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học và nhu cầu kết nối các khu bảo vệ theo vùng sinh thái các khu bảo vệ theo vùng sinh thái

3.3.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học ở Việt Nam

Trong thời gian tới nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10oC/thập kỷ; trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 - 0,30oC/thập kỷ. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đa dạng sinh học. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ này, lúc đó có khoảng 20 - 38% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập. Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân và là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật (Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2012).

Việt Nam có diện tích đất liền chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới, nhưng chiếm tới 10% số loài sinh vật của thế giới. Bởi vậy, Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới (Đỗ Quang Huy et al. 2008). Đồng thời là một trong 12 trung tâm giống cây trồng, thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới.

Việt Nam là giao điểm của các luồng hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các yếu tố này đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những khu vực có tính ÐDSH cao của thế giới. Tuy nhiên các HST này hiện đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động KTXH hội của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Diện tích rừng tự nhiên đang có xu hướng suy giảm nhanh cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bởi các hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm.

BÐKH sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng và các vùng dọc bờ biển, các hệ sinh thái rừng trong cả nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012). Hai vùng đồng bằng và vùng ven biển nước ta có nhiều khu rừng ngập mặn và vùng đất ngập nước rất giàu có về các

loài sinh vật. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật cư trú ở trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt; 36 khu rừng đặc dụng, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện bị ngập, bị tác động nghiêm trọng (Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường. 2012). HST biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra.

BĐKH sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những HST nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít. Các HST, các sinh cảnh cần thiết cho các loài di cư, hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp. Nhiều hệ sinh thái bị biến đổi và phân mảnh. Do mực nước biển dâng cao nên một số địa điểm mà ở đó tập trung những loài quan trọng hay các quần thể của loài có vùng phân bố hạn hẹp có thể bị biến mất hoặc bị chia cắt, phân mảnh, như các vùng đảo, vùng ven biển v.v. Một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng về KTXH, văn hóa và khoa học hoặc là đại diện, là độc nhất hay là có tầm quan trọng về tiến hoá sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp. Ngoài ra, khí hậu bị thay đổi có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các loài ngoại lai.

3.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học ở vùng Bắc Trung bộ

3.3.2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên sinh vật

Vùng Bắc Trung bộ có dãy Trường Sơn chạy song song với biển đã không tạo thuận lợi cho việc hình thành các châu thổ rộng lớn như đồng bằng sông Hồng ở vùng Bắc bộ. Phần lớn vùng này là núi thấp. Núi cao có các đỉnh Pu Lai Leng (2.711m), Rào Cỏ (2.286 m) nằm trên đường biên giới Việt-Lào. Do có sự chia cắt mạnh, do tính không đối xứng của dãy Trường Sơn, địa hình vùng này có độ dốc lớn, nhiều đèo cao.

Bảng 3.4: Thông tin về các khu RĐD ở vùng Bắc Trung Bộ

TT Khu rừng đặc dụng Loại

hình

Diện

tích (ha) Các hệ sinh thái chính

Cộng 602.379

1 Bạch Mã VQG 34.380 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

2 Bến En VQG 12.033 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

3 Phong Nha Kẻ Bàng VQG 125.362 - Rừng trên núi đá

4 Pù Mát VQG 93.525 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

5 Vũ Quang VQG 52.882 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới 6 Bắc Hướng Hóa KDTTN 25.200 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

7 Đakrông KDTTN 37.640 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

8 Kẻ Gỗ KDTTN 21.759 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

9 Phong Điền KDTTN 30.263 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

10 Pù Hoạt KDTTN 35.723 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

11 Pù Hu KDTTN 23.028 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

12 Pù Huống KDTTN 40.128 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

13 Pù Luông KDTTN 16.902 - Rừng trên núi đá

14 Xuân Liên KDTTN 23.475 - Rừng kín LRTX nhiệt đới

- Rừng kín LRTX á nhiệt đới

15 Hương Nguyên KBTL 10.311 Không có thông tin

16 Sao La (Huế) KBTL 12.100 Không có thông tin

17 Đường Hồ Chí Minh KBVCQ 5.680 Không có thông tin

18 Núi Chung KBVCQ 628 Không có thông tin

19 Núi Thần Đinh (chùa Non) KBVCQ 136 Không có thông tin

20 Rú Lịnh KBVCQ 270 Không có thông tin

21 Lam Sơn KBVCQ 75 Không có thông tin

22 TT ứng dụng KHKT LN

Khí hậu vùng Bắc Trung Bộ cũng có nhiều nét đặc trưng với lượng mưa hàng năm lớn, nhiệt độ bình quân hàng năm cao và mùa hè có gió Tây (gió Lào) khô nóng.

Là phần lãnh thổ có bề ngang hẹp, những đặc điểm về địa hình, khí hậu, địa chất… của vùng Bắc Trung Bộ đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật ở đây. Cho đến nay, Bắc Trung Bộ vẫn là nơi còn nhiều điều bí ẩn nhất là hệ động vật rừng. Ba loài thú mới được phát hiện ở vùng này trong thập kỷ 90 như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis) và Mang Trường sơn (Caninmutiacus truongsonensis). Nhiều loài đặc hữu khác chỉ phân bố ở đây như Voọc đen gáy trắng (Trachypithecus hatinhensis), Gà lôi lam đuôi trắng

(Lophura edwardsi hatinhensis), Gà lôi lam mào trắng (L. edwardsi).

Vùng địa lí sinh học Bắc Trung Bộ là nơi có nhiều yếu tố đặc hữu nhất Việt Nam và được coi là vùng có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.

3.3.2.2. Hệ thống các khu rừng đặc dụng ở vùng Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ là vùng có tổng diện tích các khu RĐD lớn nhất cả nước 602.379 ha. Là vùng có tới 22 khu rừng đặc dụng, gồm 5 VQG đều có diện tích khá lớn, trong đó VQG Phong Nha – Kẻ Bảng có diện tích lớn nhất cả nước 125.362 ha, cùng với 9 KDTTN, 2 KBTL, 5 KBVCQ và 1 KRNCTNKH. Các khu RĐD phân bố trải đều trên toàn bộ diện tích và nằm dọc dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã. Diện tích đất không có rừng chỉ chiếm 6,8% so với tổng diện tích các khu RĐD. Ngoài VQG Phong Nha – Kẻ Bàng với HST rừng trên núi đá vôi riêng biệt, HST chính của vùng là HST rừng kín thường xanh nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi đất (Hình 3.2.).

Hình 3.2: Bản đồ các khu RĐD vùng Bắc Trung Bộ

3.3.2.3. Ảnh hưởng của BĐKH tới các khu RĐD ở vùng Bắc Trung Bộ và yêu cầu kết nối các khu RĐD bằng hệ thống hành lang ĐDSH

Bắc Trung bộ là vùng có khí hậu khắc nhiệt, chịu ảnh hưởng của thiên tai nhiều nhất nước ta, diện tích hẹp về bề ngang, tất cả các tỉnh đều có đường bờ biển. Nhiệt độ và lượng mưa biến đổi ở mức trung bình đến cao. Khu vực phía Nam chủ yếu là HST rừng trên đất thấp, ít có những vùng núi cao làm nơi cư trú cho các loài khi nhiệt độ tăng. Vùng Bắc Trung bộ có hệ động thực vật phong phú, nhiều loài quý hiếm, yếu tố

đặc hữu cao nhất cả nước. Đặc biệt khu vực phía Nam là nơi cư trú của nhiều loài thú lớn như Hổ (Panthera tigris), Bò tót (Bos gaurus) có nhu cầu vùng sống rộng.

Hình 3.3: Bản đồ đánh giá mức độ ưu tiên kết nối của các khu RĐD

quan trọng vùng Bắc Trung Bộ

Tại khu vực Thừa Thiên Huế và Quảng Trị ghi nhận có hiện tượng các loài thú lớn xuất hiện tại các khu dân cư. Do đó các khu RĐD ở vùng Bắc Trung Bộ, đặc biệt là phần phía Nam có nhu cầu kết nối rất cao. Qua phương pháp đánh giá cho điểm có thể thấy trong 16 khu RĐD của vùng có 4 khu ở mức cao, 8 khu ở mức

trung bình và 4 khu ở mức thấp. Có 4 khu chịu ảnh hưởng mạnh nhất đó là VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, KDTTN Bắc Hướng Hóa, KDTTN Phong Điền, KDTTN Đăk Rông (Hình 3.3.).

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ ưu tiên kết nối các khu RĐD quan trọng vùng Bắc Trung Bộ TT Khu RĐD Tác động của thay đổi nhiệt độ Tác động của thay đổi lượng mưa Mức độ bị ngập do nước biển dâng Không có núi cao làm nơi cư trú khi nhiệt độ tăng Mức độ đa dạng sinh học Áp lực gián tiếp bởi con người khi BĐKH xảy ra Nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài động vật hoang dã Tổng Mức ảnh hưởng 1 Bạch Mã 2 2 1 3 3 2 1 14 TB 2 Bến En 2 2 1 3 1 2 1 12 TB 3 Phong Nha Kẻ Bàng 3 2 1 3 3 2 3 17 Cao 4 Pù Mát 2 2 1 1 3 1 1 11 Thấp 5 Vũ Quang 2 2 1 1 3 1 3 13 TB 6 Bắc Hướng Hóa 3 2 1 3 3 1 3 16 Cao 7 Đakrông 3 2 1 3 3 2 3 17 Cao 8 Kẻ Gỗ 3 2 1 3 2 3 1 15 TB

9 Phong Điền 2 2 1 3 3 2 3 16 Cao

10 Pù Hoạt 2 2 1 2 2 1 3 13 TB 11 Pù Hu 2 2 1 2 2 1 1 11 Thấp 12 Pù Huống 2 2 1 2 3 1 1 12 TB 13 Pù Luông 2 3 1 2 2 1 1 12 TB 14 Xuân Liên 2 2 1 1 3 1 1 12 Thấp 15 Hương Nguyên 2 2 1 2 3 2 1 14 TB 16 Sao La (Huế) 2 3 1 2 2 1 1 12 TB

3.3.3. Ảnh hưởng cuả biến đổi khí hậu tới ĐDSH ở vùng Nam Trung Bộ

3.3.3.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên sinh vật

Đèo Hải Vân như một chiếc barie tự nhiên phân cách đơn vị địa lý sinh học vùng Bắc Trung bộ - nơi có khí hậu cận nhiệt đới và Nam Trung Bộ - nơi có khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)