Hệ thống hành lang đa dạng sinh học Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 64 - 76)

L ời cam đoan

3.4.2. Hệ thống hành lang đa dạng sinh học Bắc Trung Bộ

3.4.2.1. Thông tin chung

Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị ĐDSH của HST rừng thường xanh vùng Bắc Trung Bộ, nhất là HST rừng thường xanh núi thấp duy nhất còn lại ở KBT Kẻ Gỗ. Hệ thống hành lang này hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau. Mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ các loài sinh vật thích ứng với tác động bất lợi của BĐKH. Hệ thống kết nối nhiều khu RĐD có giá trị ĐDSH cao nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như KBT Kẻ Gỗ, KBT Khe Nét, VQG Vũ Quang. Đặc biệt, vùng phía Nam của hệ thống hành lang là nơi cư trú của nhiều loài có vùng phân bố và biên độ sinh thái hẹp như Gà lôi lam Hà Tĩnh (Lophura edwardsi hatinhensis), Sao la (Pseudoryxnghetinhensis), Thỏ vằn Trường sơn (Panax gingsen). Gà lôi lam Hà Tĩnh là loài chỉ phân bố trên rừng núi thấp ở KBT Kẻ Gỗ (< 300m), đây là loài đặc hữu của Việt Nam, có biên độ sinh thái hẹp, rất nhạy cảm với BĐKH. Với hệ thống hành lang dài chạy dọc lên phía Bắc với một vài điểm cao ở VQG Pù Mát, KBT Xuân Liên sẽ cho phép các loài sinh vật dịch chuyển vùng phân bố khi môi trường sống thay đổi do BĐKH. Nhiệt độ trung bình năm ở VQG Pù Mát và KBT Xuân Liên thường thấp hơn nhiệt độ trung bình ở các khu RĐD khác trong hệ thống từ 2 - 4oC. Nhiệt độ trong tương lai (cuối thế kỷ này) tại 2 khu RĐD này có thể giống nhiệt độ hiện tại ở các khu RĐD khác trong cùng hệ thống.

Một trong những mục tiêu quan trọng khác là tạo hành lang di chuyển và mở rộng vùng sống cho các loài thú lớn. Ở VQG Vũ Quang và vùng lân cận hiện vẫn còn một quần thể Voi châu Á (Elephas maximus) (Choudhury và cs 2008). Đây là loài có vùng sống rất rộng, do vậy nhu cầu di chuyển và mở rộng vùng sống là hoàn toàn cần thiết. Với các hành lang trải dài trên một khoảng cách lớn, độ rộng của hành lang phải đủ lớn cho các loài sinh vật tồn tại trong đó. Do vậy hành lang kết nối VQG Vũ Quang và VQG Pù Mát phải khá rộng, chiều rộng tối thiểu là 10 km.

Quần thể các loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao như các loài thú móng guốc, các loài linh trưởng tại các khu RĐD đã suy giảm nghiêm trọng do áp lực săn bắn mạnh (KBT Kẻ Gỗ và VQG Bến En). Trong hệ thống hành lang này, VQG Vũ Quang, VQG Pù Mát, KBT Xuân Liên sẽ đóng vai trò là nguồn phát tán

của các loài động vật tới những nơi mà tính ĐDSH đã bị suy giảm, từ đó bảo tồn được các quá trình sinh thái quan trọng.

Một số khu vực đề xuất trong hành lang có giá trị ĐDSH cao như khu núi Giang Man trên khu vực hành lang Khe Nét – Vũ Quang. Nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm Linh trưởng còn được ghi nhận ở đây với quần thể tương đối lớn (Rawson và cs 2012). Ngoài ra, các hành lang ĐDSH này được bảo vệ tốt còn có tác dụng tích trữ các bon, từ đó giảm thiểu tác động của BĐKH và góp phần nâng cao đời sống người dân miền núi vùng Bắc Trung Bộ.

Hệ thống hành lang này sẽ có tính khả thi cao vì được xây dựng trên nền các hành lang của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Đây là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và là khu dự trữ sinh quyển thứ 6 của Việt Nam đã được UNESCO công nhận với diện tích 1.303.285 ha. Khu dự trữ sinh quyển này là hành lang xanh kết nối 3 khu RĐD: VQG gia Pù Mát, KBT Pù Huống và KBT Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về sinh cảnh. Các sinh cảnh này duy trì hiệu quả bảo tồn ĐDSH thông qua việc giảm bớt sự chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con người. Ngoài ra, phần lớn hành lang nằm trên diện tích đất có rừng tự nhiên mà chủ yếu là rừng phòng hộ xung yếu. Tính khả thi của việc thiết lập các hành lang trên là rất cao do ít xâm phạm đến đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp và khu dân cư.

3.4.2.1.2. Mô tả hành lang

Bảng 3.13: Danh sách các khu RĐD nằm trong hệ thống hành lang Bắc Trung Bộ

TT Khu rừng đặc dụng Diện tích (ha)

Cộng 294.307 1 KBT Khe Nét 26.815 2 KBT Kẻ Gỗ 21.759 3 VQG Pù Mát 93.525 4 KBT Pù Huống 40.128 5 KBT Pù Hoạt 35.723 6 KBT Xuân Liên 23.475 7 VQG Vũ Quang 52.882

Hệ thống hành lang này góp phần bảo tồn các giá trị ĐDSH của hệ sinh thái rừng thường xanh phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ. Đây là hệ thống hành lang nằm ở khu vực có tính ĐDSH cao của Việt Nam với nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm và đặc hữu Gà lôi lam Hà Tĩnh (Lophura edwardsi hatinhensis), Sao la

(Pseudoryxnghetinhensis). Ngoài ra, trong phạm vi hành lang này, VQG Vũ Quang

còn là còn là nơi cư trú của một quần thể loài Voi Châu Á (Elephas maximus). Các khu bảo tồn trong khu vực hành lang là những KBT chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH, hầu hết ở mức trung bình (hình 3.11).

Hệ thống hành lang này sẽ kết nối hầu hết các khu RĐD có tính ĐDSH cao trên địa bàn 4 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Cụ thể, hệ thống hành lang sẽ kết nối 7 KBT chịu nhiều tác động của BĐKH, bao gồm: KBT Khe Nét, KBT Kẻ Gỗ, VQG Vũ Quang, VQG Pù Mát, KBT Pù Huống, KBT Pù Hoạt, KBT Xuân Liên, VQG Bến En (bảng 3.13).

Hệ thống hành lang này dài khoảng 300 km, chạy dọc theo trục Nam-Bắc, phía Tây tiếp giáp với biên giới Việt-Lào, với điểm đầu là KBT Khe Nét và điểm cuối là KBT Xuân Liên. Sau khi kết nối, toàn bộ hệ thống có diện tích 534.513 ha, bao gồm 294.307 ha diện tích RĐD và 240.006 ha diện tích hành lang (bảng 3.14). Hệ thống hành lang Bắc Trung Bộ bao gồm 5 hành lang ĐDSH thành phần như sau: 1. Hành lang ĐDSH Khe Nét - Vũ Quang kết nối tổ hợp KBT Kẻ Gỗ - KBT Khe Nét và VQG Vũ Quang.

2. Hành lang ĐDSH Vũ Quang - Pù Mát kết nối VQG Vũ Quang và VQG Pù Mát. 3. Hành lang ĐDSH Pù Mát - Pù Huống kết nối VQG Pù Mát và KBT Pù Huống. 4. Hành lang ĐDSH Pù Huống - Pù Hoạt kết nối KBT Pù Huống và KBT Pù Hoạt. 5. Hành lang ĐDSH Pù Hoạt - Xuân Liên kết nối KBT Pù Hoạt, KBT Xuân Liên.

Bảng 3.14: Danh sách các hành lang ĐDSH trong hệ thống hành lang Bắc Trung Bộ

TT Hành lang Độ dài (km) Diện tích (ha) Ghi chú

Cộng 240.006

1 Khe Nét - Vũ Quang 60 88.787 mới

2 Vũ Quang - Pù Mát 72 79.687 mới

3 Pù Mát - Pù Huống 30 31.178 Trên nền tảng Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An 4 Pù Huống - Pù Hoạt 24 23.037 Trên nền tảng Khu dự trữ

sinh quyển Tây Nghệ An

3.4.2.2. Hành lang đa dạng sinh học Khe Nét -Vũ Quang 3.4.2.2.1. Vị trí địa lý và ranh giới

Hành lang nằm trên địa phận các xã Hương Liên, Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Long, Hương Bình, Phúc Đồng (H. Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Các xã Thanh Hóa, Lâm Hóa (H. Tuyên Hóa), các xã Hóa Hợp, Xuân Hóa, Dân Hóa, Hồng Hóa (H. Minh Hóa), tỉnh Quảng Bình (hình 3.12).

Hình 3.12: Bản đồ hành lang ĐDSH Khe Nét- Vũ Quang

3.4.2.2.2.. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang nằm ở địa phận của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Diện tích đất có rừng 71.456 ha, chiếm 80,5% (chủ yếu là rừng gỗ tự nhiên), diện tích đất chưa có rừng chiếm diện tích tương đối lớn (17,3%). Diện tích đất khác (đất mặt nước, đất ngoài lâm nghiệp) chiếm tỷ lệ nhỏ (2,3%), trong hành lang không có dân cư. Diện tích hành lang ở Hà Tĩnh là 32.611 ha, ở Quảng Bình là 56.176 ha. Trạng thái có diện tích lớn nhất là rừng lá rộng thường xanh trung bình 34.295 ha, chiếm 38,6% diện

tích hành lang, tiếp đến là rừng nghèo chiếm 17,1%, rừng phục hồi 12,8%. Diện tích đất trống 15.331 ha, phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình. Đối tượng này cần có các biện pháp phát triển rừng để thu hẹp những khoảng trống trong hành lang. Các loài mục tiêu hướng tới như Gà lôi lam Hà Tĩnh là loài yêu cầu rừng kín thường xanh giàu nên các trạng thái rừng phục hồi, đất trống cần được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh để phục hồi sinh cảnh. Chi tiết xem bảng 3.15 và biểu 2.1.

Bảng 3.15: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Khe Nét - Vũ Quang

STT Trạng thái Cộng Phân theo tỉnh (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ % Hà Tĩnh Quảng Bình Tổng cộng 88.787 100 32.611 56.176 I Đất có rừng 71.456 80,5 30.990 40.466 1 Rừng tự nhiên 71.189 80,2 30.777 40.412 Rừng gỗ 71.189 80,2 30.777 40.412 Tre nứa - - - Hỗn giao tre nứa - - - 2 Rừng trồng 267 0,3 213 55 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 15.331 17,3 1.588 13.743 III Đất khác 2.000 2,3 33 1.967

3.4.2.3. Hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Pù Mát 3.4.2.3.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Vũ Quang (H. Hương Khê), xã Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Hồng (H. Hương Sơn), tỉnh Hà Tĩnh. Các xã Thanh Thủy, Thanh An, Thanh Thịnh, Thanh Hương, Hạch Lâm (H. Thanh Chương), xã Phúc Sơn (H. Anh Sơn),tỉnh Nghệ An (hình 3.13).

Hình 3.13: Bản đồ hành lang ĐDSH Vũ Quang – Pù Mát

3.4.2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.16: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Vũ Quang - Pù Mát

TT Trạng thái Tổng cộng Phân theo tỉnh (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ % Hà Tĩnh Nghệ An Tổng cộng 79.687 100 43.723 35.963 I Đất có rừng 75.854 95,2 41.389 34.465 1 Rừng tự nhiên 75.551 94,8 41.127 34.424 Rừng gỗ 70.120 88,0 41.127 28.993 Tre nứa 3.543 4,4 3.543 Hỗn giao tre nứa 1.889 2,4 1.889 2 Rừng trồng 303 0,4 262 41 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 3.250 4,1 1.875 1.375 III Đất khác 583 0,7 460 124

Hành lang ĐDSH Vũ Quang - Pù Mát đề xuất trên địa phận hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh với tổng diện tích 79.687 ha. Hành lang khá rộng, chiều rộng tối thiểu là 7 km, với 10 loại hình sử dụng đất. Diện tích đất có rừng chiếm 95,2%, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên và nhiều nhất ở trạng thái rừng lá rộng thường xanh trung bình, giàu và rừng phục hồi. Các trạng thái khác chiếm tỉ lệ ít, hành lang không có diện tích đất có dân cư sinh sống. Chi tiết xem bảng 3.16 và biểu 2.2.

3.4.2.4. Hành lang đa dạng sinh học Pù Mát - Pù Huống 3.4.2.4.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Lạng Khê, Cam Lâm (H. Con Cuông), xã Tam Quang, Tam Đình, Yên Thắng, Yên Hòa (H. Tương Dương) của tỉnh Nghệ An (hình 3.14)

3.4.2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.17: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Mát - Pù Huống

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ %

Tổng cộng 31.178 100

I Đất có rừng 21.271 68,2

1 Rừng tự nhiên 21.179 67,9

Rừng gỗ 16.535 53,0

Tre nứa 3.868 12,4 Hỗn giao tre nứa 776 2,5

2 Rừng trồng 93 0,3 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 6.264 20,1 III Đất khác: dân cư, mặt nước, đất khác 3.643 11,7

Hành lang có quy mô 31.178 ha với 11 kiểu sử dụng đất. Diện tích đất có rừng chiếm 68,2% diện tích hành lang, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Trạng thái rừng có diện tích lớn nhất là rừng phục hồi (6.631 ha), tiếp đến rừng nghèo (5.747 ha) chiếm 21,3%. Tỉ lệ diện tích đất trống trong hành lang khá lớn (6.264 ha). Diện tích đất khác chiếm tỷ lệ khá cao (11,7%). Để đáp ứng cầu kết nối, cần phục hồi các sinh cảnh rừng nghèo kiệt, đất trống. Bởi hành lang này góp phần phát tán nhiều loài linh trưởng quý hiếm tới các khu bảo vệ khác ở phía Bắc nơi quần thể này đã suy giảm nghiêm trọng. Chi tiết được thể hiện ở bảng 3.17 và biểu 2.3.

3.4.2.5. Hành lang đa dạng sinh học Pù Huống - Pù Hoạt 3.4.2.5.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hành lang nằm ở các xã Nằm Nhoong, Căm Muộn, Châu Thôn, Châu Kim, Tri Lễ, Nậm Giải, huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An (hình 3.15).

Hình 3.15: Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Huống - Pù Hoạt

3.4.2.5.2. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.18: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Huống - Pù Hoạt

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 23.037 100 I Đất có rừng 14.053 61,0 1 Rừng tự nhiên 13.867 60,2 Rừng gỗ 12.359 53,6 Tre nứa 694 3,0 Hỗn giao tre nứa 814 3,5 2 Rừng trồng 186 0,8 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 7.990 34,7 III Đất khác 994 4,3

Hành lang ĐDSH Pù Huống – Pù Hoạt nằm trên địa phận tỉnh Nghệ An, có diện tích 23.037 ha, với 11 trạng thái sử dụng đất. Đây là hành lang có bề ngang rộng, ngắn về

chiều dài. Diện tích đất trống còn khá nhiều 7.990 ha, chiếm 34,7%. Sau đó là diện tích rừng phục hồi 22,2%. Cần có những giải pháp trồng, bảo vệ rừng để tăng diện tích cũng như chất lượng rừng trong hành lang. Chi tiết được cụ thể ở bảng 3.18 và biểu 2.4.

3.4.2.6. Hành lang đa dạng sinh học Pù Hoạt – Xuân Liên 3.4.2.6.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Hình 3.16: Bản đồ hành lang ĐDSH Pù Hoạt – Xuân Liên

Hành lang nằm trên địa phận các xã Thông Thụ, Đồng Văn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An (hình 3.16).

3.4.2.6.2. Hiện trạng sử dụng đất

Hành lang ĐDSH Pù Hoạt – Xuân Liên nằm ở tỉnh Nghệ An với 17.318 ha, có 11 trạng thái sử dụng đất khác nhau. Các trạng thái rừng lá rộng thường xanh giàu, trung bình và nghèo chiếm hơn 70% diện tích của cả hành lang. Tuy nhiên, hành lang vẫn còn 11% diện tích là đất trống. Phần lớn diện tích của hành lang là đất rừng phòng hộ nên chất lượng rừng vẫn còn rất tốt và việc thành lập hành lang cũng có tính khả thi cao. Chi tiết trong bảng 3.19 và biểu 2.5.

Bảng 3.19: Hiện trạng sử dụng đất của hành lang ĐDSH Pù Hoạt – Xuân Liên

STT Trạng thái Diện tích (ha) Tỉ lệ % Tổng cộng 17.318 100 I Đất có rừng 14.845 85,7 1 Rừng tự nhiên 14.814 85,5 Rừng gỗ 12.391 71,6 Tre nứa 1.360 7,9 Hỗn giao tre nứa 1.063 6,1 2 Rừng trồng 31 0,2 II Đất trống (Ia, Ib, Ic) 2.065 11,9 III Đất khác 408 2,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất các hành lang đa dạng sinh học nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên cạn ở miền trung và miền nam việt nam​ (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)