L ời cam đoan
2.4.3. Xác định các khu rừng đặc dụng ưu tiên kết nối
Sự liên kết các khu RĐD trong vùng với nhau được thể hiện qua nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài có kích thước lớn, các quần thể đạt tới ngưỡng sức chứa sinh thái, nhu cầu dịch chuyển vùng phân bố trong tương lai của các loài nhạy cảm với BĐKH, nhu cầu tái lập các quần thể đã bị tuyệt chủng cục bộ.
Xác định các khu vực ưu tiên kết nối với hệ thống RĐD để thích ứng với BĐKH trong thời gian dài. Đề tài sử dụng 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí thể hiện mức độ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của BĐKH tới ĐDSH. Ngoài ra, còn thể hiện được nhu cầu kết nối của các khu RĐD có tính ĐDSH cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Ngoài mục tiêu thích ứng với BĐKH, hệ thống hành lang ĐDSH còn góp phần khắc phục những hạn chế hiện nay của hệ thống RĐD trong vùng. Với một số loài sinh vật có kích thước cơ thể lớn, vùng sống rộng, quy mô các KBT chưa đáp ứng nhu cầu của chúng, hoặc tại một số khu RĐD có diện tích hẹp, một số loài quý hiếm hiện đã đạt ngưỡng sức chứa sinh thái. Nhu cầu mở rộng vùng sống, thiết lập các quần thể mới trong vùng phân bố của loài là hoàn toàn cấp thiết. Một số tiêu chí được sử dụng để lựa chọn các khu RĐD phục vụ kết nối như sau:
(1) Mức độ thay đổi nhiệt độ tại khu vực có khu RĐD: Sự thay đổi nhiệt độ
được chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3. Kịch bản phát thải trung bình được sử dụng trong quá trình đánh giá.
(2)Mức độ thay đổi lượng mưa tại khu vực có khu RĐD: Sự thay đổi lượng
mưa được chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3.
(3)Mức độ bị ngập do nước biển dâng: Nước biển dâng sẽ trực tiếp làm mất
nhận được 3 điểm, từ 10-20% diện tích bị ngập sẽ nhận được 2 điểm và có diện tích bị ngập < 10% sẽ nhận được 1 điểm.
(4) Không có núi cao làm nơi cư trú khi nhiệt độ tăng: Các khu RĐD phân bố
ở nơi có địa hình cao sẽ có lợi thế hơn các khu RĐD ở vùng thấp. Vùng núi cao sẽ là nơi cư trú tiềm năng cho các loài sinh vật do ảnh hưởng của BĐKH. Các khu RĐD không có diện tích đáng kể ở độ cao < 700 m được nhận 3 điểm. Các khu RĐD có diện tích đáng kể ở độ cao từ 700-1.400 m được nhận 2 điểm. Các khu RĐD có diện tích đáng kể ở độ cao >1.400 m được nhận 1 điểm.
(5) Áp lực gián tiếp bởi con người khi BĐKH xảy ra: Khi nước biển dâng sẽ
làm mất nơi ở, đất sản xuất… Do vậy các khu RĐD ở gần sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn các khu RĐD ở xa. Ảnh hưởng này được chia làm 3 cấp, cho điểm từ 1 – 3 dựa vào mức độ ngập ở các khu vực lân cận. Áp lực sẽ được tính dựa vào khoảng cách từ nơi có diện tích ngập lớn gần nhất đến khu RĐD. Khoảng cách đó từ 0- 50 km thì khu RĐD được nhận 3 điểm, từ 51 -100 km: 2 điểm và > 100 km: 1 điểm .
(6) Tính ĐDSH: Giá trị bảo tồn của khu RĐD thể hiện qua số loài sinh vật, số
loài đặc hữu, quý hiếm. Tính ĐDSH chia làm 3 cấp và được cho điểm từ 1 – 3.
(7) Nhu cầu mở rộng vùng sống của các loài động vật hoang dã: Các loài có
kích thước cơ thể lớn, vùng sống rộng, quy mô các KBT chưa đáp ứng nhu cầu của chúng. Một số khu có diện tích nhỏ, một số loài quý hiếm hiện có số lượng đã đạt ngưỡng sức chứa sinh thái. Nhu cầu mở rộng vùng sống, thiết lập các quần thể mới trong vùng phân bố của loài là hoàn toàn cấp thiết. Các khu RĐD không có các loài kể trên sẽ được nhận 1 điểm, các khu RĐD là nơi cư trú của các loài kể trên được nhận 2 điểm, các khu RĐD là nơi cư trú của các loài kể trên và ghi nhận có xung đột giữa chúng với con người được nhận 3 điểm.
Tổng số điểm của từng khu RĐD sẽ là cơ sở tính mức độ ưu tiên kết nối: + Mức độ ưu tiên kết nối thấp: Tổng điểm từ 8-11 điểm.
+ Mức độ ưu tiên kết nối trung bình: Tổng điểm từ 12-15 điểm. + Mức độ ưu tiên kết nối cao: Tổng điểm từ 16 -18 điểm.
Trong các khu RĐD ở khu vực nghiên cứu, thông tin về vị trí, ranh giới, mức độ ĐDSH… của một số khu chưa đầy đủ. Do vậy, chỉ đánh giá các khu RĐD được cho là có vai trò quan trọng về bảo tồn. Thông tin về các khu RĐD được thảm khảo từ Tordoff (2002), BirdLife International and FIPI (2001), Chiến lược quốc gia khu bảo tồn ở Việt Nam năm 2011, các tài liệu có liên quan và ý kiến chuyên gia.
Các khu RĐD được chọn lựa kết nối không nên có các HST khác biệt nhau. Khi di chuyển đến một HST hoàn toàn khác biệt, các loài sinh vật có thể không tồn tại được do điều kiện sống không phù hợp, bao gồm các yếu tố vật lý và sinh học. Ví dụ: Các loài phân bố ở rừng kín thường xanh với lượng mưa lớn sẽ khó thích ứng được khi di chuyển đến các khu RĐD có HST là rừng thưa rụng lá nơi có lượng mưa thấp. Ngoài các yếu tố vật lý ra, các HST khác nhau là nơi cư trú của các loài sinh vật, mối quan hệ về thức ăn và cạnh tranh khác nhau. Do vậy một loài ở HST khác đến có thể không thể thiết lập được quần thể ở mức độ có ý nghĩa về mặt bảo tồn và lâu dài. Trong những trường hợp tiêu cực hơn, các loài này lại là yếu tố phá hủy sự ổn định của HST tại nơi chúng di cư đến. Ví dụ như một loài thú ăn thịt di cư đến một khu vực không trong vùng phân bố lịch sử của chúng có thể ảnh hưởng đến quần thể của các loài thú mồi, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các loài thực vật. Trong quá khứ có thể các HST này đã từng tiếp giáp nhau, nhưng do cách ly lâu dài chúng có thể không còn khả năng ổn định như trước. Ngoài ra, tính đa dạng mà mối quan hệ của các HST không còn phức tạp như trước khiến các HST có thể nhạy cảm hơn và dễ thay đổi một cách tiêu cực khi có những yếu tố ngoại lai xâm nhập vào hệ thống. Do vậy, việc kết nối các HST hoàn toàn khác biệt nhau nên được tránh khi thiết lập hệ thống hành lang vì tính hiệu quả thấp và những rủi ro mà hệ thống hành lang này mang lại.
Các HST phổ biến nhất trong hệ thống RĐD ở Việt Nam (Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng, 1992):
1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (LRTX) nhiệt đới. 2. Kiểu rừng lá rộng nửa rụng á nhiệt đới.
4. Kiểu rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới. 5. Kiểu rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới. 6. Kiểu rừng núi đá vôi.
7. Kiểu rừng lá kim. 8. Kiểu rừng tre nứa.
Nhóm HST rừng núi đá vôi, HST rừng lá kim, HST rừng thưa lá rộng có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với nhau và với các HST còn lại. Tuy nhiên chúng lại phân bố manh manh mún, khả năng tìm được một hệ thống hành lang kết nối các khu RĐD với cùng một kiểu HST chính là khá thấp. Do vậy đề tài nhóm các HST trên thành một số nhóm chính, cụ thể như sau:
- Kiểu rừng kín thường xanh. - Kiểu rừng rộng lá.
- Kiểu rừng trên núi đá vôi.
Thống kê số liệu ở các bảng, biểu trong đề tài áp dụng theo phân loại rừng tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT để có sự thống nhất trong thống kê như sau:
(1). Đất có rừng gồm: Rừng tự nhiên, gồm rừng gỗ (rừng giàu, trung bình, nghèo, phục hồi, rừng gỗ núi đá, rừng khộp, rừng gỗ lá kim, rừng lá rộng – lá kim), rừng tre nứa, rừng hỗn giao (gỗ + tre nứa); rừng trồng: rừng gỗ, rừng tre nứa trồng.
(2). Đất chưa có rừng: Đất trống trảng có, nương rẫy bỏ hoá (Ia), đất trống cây bụi (Ib), đất trống có cây gỗ tái sinh (Ic), núi đá có cây lùm bụi.
(3). Đất khác ngoài lâm nghiệp (sông suối, mặt nước chuyên dùng, thổ cư…).