Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 76 - 88)

- Các cấp chính quyền, các chủ rừng trong lưu vực phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi địa phương mình quản lý. Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp, kế hoạch bảo vệ rừng. Duy trì và tổ chức hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng có hiệu quả. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng, chỉ đạo quyết liệt triển khai Nghị định 99 của Chính phủ về chi trả DVMTR. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng.

- Hệ thống các biện pháp bảo vệ rừng đang được áp dụng hiện nay và vẫn phát huy hiệu quả tốt đó là tuyên truyền, quy hoạch, hoạch quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất lâm nghiệp, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật, xây dựng và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo giai đoạn và theo từng năm, làm tốt chính sách giao đất, giao rừng, kết hợp chặt chẽ với khuyến nông khuyến lâm. Thực hiện tốt các dự án về xóa đói giảm nghèo, về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội cho người dân miền núi. Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Làm tốt công tác phối kết hợp

69

giữa 3 lực lượng kiểm lâm, quân đội và công an trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Một phương án bảo vệ rừng có tính khả thi, hợp lý và hiệu quả chính là biết lợi dụng nhiều yếu tố, kết hợp với nhiều bên tham gia, phương thức hoạt động đa dạng, chủ động, phù hợp với hoàn cảnh từng vùng, từng khu vực. Muốn vậy, phải xác định được các vùng trọng điểm, các điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng… để có phương án cụ thể. Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lý mọi tình huống xảy ra. Lực lượng này có sự phối hợp từ nhiều ngành như Kiểm lâm, Quân đội, Công an và chính quyền địa phương.

- Cơ quan kiểm lâm lập kế hoạch và tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám cho lực lượng kiểm lâm ở cơ sở, chỉ đạo ứng dụng công nghệ GIS, GPS trong theo dõi đánh giá diễn biến rừng hàng năm tại các địa phương. Muốn thực hiện được cần cơ sự hỗ trợ, ủng hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương trong việc đầu tư trang bị máy móc, thiết bị phù hợp đáp ứng được yêu cầu như máy tính cấu hình tốt, máy GPS có độ chính xác cao, phần mềm GIS.

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận

- Đề tài đã xác định ranh giới lưu vực thủy điện Hương Sơn tự động bằng công nghệ GIS với dữ liệu đầu vào là mô hình số độ cao (DEM) dựa trên điểm thu nước của nhà máy thủy điện Hương Sơn. Kết quả cho thấy, ranh giới lưu vực nằm phần lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Một số đặc điểm của lưu vực thủy điện Hương Sơn như sau: tổng diện tích tự nhiên là 54.400 ha, nằm trên địa bàn của 4 xã là Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và Thị trấn Tây Sơn; độ dốc bình quân trong lưu vực là 190 và độ cao trung bình là 477m.

- Đề tài đã xây dựng được 8 khóa giải đoán ảnh dựa trên kết quả điều tra thực địa trên 45 ô tiêu chuẩn kết hợp với xác định đặc điểm cấu trúc (texture) ảnh bằng mắt thường. Trong số 45 OTC điều tra có 5 ô rừng giàu, 12 ô rừng trung bình, 8 ô rừng nghèo, 7 ô rừng hỗn giao, 6 ô rừng phục hồi và 7 ô rừng trồng. Số liệu điều tra được xử lý làm căn cứ để chọn mẫu phân loại ảnh tự động.

- Đề tài sử dụng kỹ thuật phân đoạn ảnh đa phân giải và giải đoán ảnh tự động bằng phần mềm eCognition Developer 8.9 dựa trên bộ mẫu đã chọn. Trên cơ sở kết quả giải đoán ảnh, đề tài đã thành lập bản đồ hiện trạng rừng năm 2012 của lưu vực thủy điện Hương Sơn. Bản đồ hiện trạng rừng trong lưu vực thủy điện Hương Sơn được phân chia thành 10 kiểu trạng thái bao gồm đất lâm nghiệp và ngoài lâm nghiệp. Đất lâm nghiệp gồm có: 1.822 ha rừng giàu, 25.033 ha rừng trung bình, 16.519 ha rừng nghèo, 211 ha rừng phục hồi, 1.270 ha rừng hỗn giao, 4.427 ha rừng trồng và 886 ha đất trống; Đất ngoài lâm nghiệp gồm: 728 ha đất dân cư, 501 ha mặt nước và 3.003 ha các loại đất khác.

- Bản đồ hiện trạng rừng năm 2000 và 2012 được sử dụng làm cơ sở để đánh giá đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện Hương Sơn từ năm 2000 đến 2012. Kết quả chồng xếp bản đồ cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có đến 43.300 ha có sự biến động (chiếm 80% diện tích tự nhiên của lưu vực) và phân bố đều trên toàn bộ diện tích lưu vực, chỉ có 11.100 ha

71

không có sự biến động (chiếm 20 % diện tích tự nhiên của lưu vực) và tập trung rải rác ở một số điểm, chủ yếu ở khu vực có rừng và diện tích mặt nước.

- Đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện Hương Sơn khá phức tạp, các trạng thái rừng có sự tăng giảm và chuyển hóa cho nhau. Diện tích rừng giàu giảm mạnh do chuyển thành rừng trung bình, rừng nghèo và một số trạng thái khác. Diện tích rừng trung bình và rừng nghèo tăng lên do rừng giàu và một số trạng thái khác chuyển sang. Diện tích đất trống giảm mạnh do trồng rừng và phục hồi rừng. Kết quả chồng xếp bản đồ năm 2000 và 2012 đã chỉ ra 63 kiểu biến động giữa các trạng thái rừng với nhau. Đây là cơ sở để thành lập bản đồ biến động tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu.

- Từ kết quả nghiên cứu đề tài cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp theo dõi biến động tài nguyên rừng phục vụ chi trả DVMTR ở quy mô lưu vực, bao gồm: giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện. Đối với giải pháp kỹ thuật, đề tài đề xuất quy trình ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong xác định đặc điểm biến động tài nguyên rừng phục vụ chi trả DVMTR gồm 5 bước: (1) Xác định ranh giới lưu vực từ DEM 30m; (2) Thành lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng trong lưu vực từ ảnh vệ tinh độ phân giải cao kết hợp với số liệu điều tra mặt đất; (3) Trích xuất bản đồ hiện trạng rừng thời điểm trước theo ranh giới lưu vực bằng phần mềm GIS; (4) Xác định đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực từ 2 lớp bản đồ nói trên; và (5) Ứng dụng kết quả đánh giá đánh giá biến động tài nguyên rừng trong lưu vực.

* Tồn tại và kiến nghị

- Số lượng mẫu điều tra thực địa trong quá trình xác minh và hiệu chỉnh kết quả giải đoán tự động cho mỗi trạng thái trong đề tài chưa nhiều nên chưa kiểm soát và hiệu chỉnh được hết những sai khác giữa kết quả giải đoán với thực tế. Vì thế, để kiểm giảm thiểu sai số giữa kết quả giải đoán với thực tế, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thêm các điểm điều tra mặt đất và nên có sự tham gia của cộng đồng người dân để xác định trạng thái rừng trên ảnh trong quá trình bổ điều tra, bổ sung và sửa chữa kết quả giải đoán tự động.

72

rừng gắn với chính sách chi trả DVMTR nhằm góp phần tìm giải pháp xác định các loại dịch vụ khác từ rừng ngoài dịch vụ giữ nước, bảo vệ đất như điều hòa khí hậu, sinh thái cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, tích lũy carbon, v.v..

73

Tài liệu tham khảo

A. Tiếng Việt

1. Trần Quang Bảo, Nguyễn Văn Thị, Phạm Văn Duẩn (2013), Ứng dụng GIS trong

quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp.

2. Trần Quang Bảo, Chu Ngọc Thuấn, Nguyễn Huy Hoàng (2013), GIS và Viễn Thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Chu Thị Bình (2000), Nghiên cứu mối tương quan giữa trạng thái lớp phủ với chỉ

số thực vật NDVI trên tư ỉỉệu vệ tinh có độ phân giải cao, Tạp chí Địa chính,

(số 4/2000), trang 12-18.

4. Chu Thị Bình (2001), Ứng dụng công nghệ tin học đế khai thác những thông tin

cơ bản trên tư liệu viên thám, nhằm phục vụ việc nghiên cứu một so đặc điếm rừng Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Mỏ Điạ chất, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Bình (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Công tác điều tra rừng

ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.

6. Nguyễn Mạnh Cường, Quách Quỳnh Nga (1996), Nghiên cứu đánh giá khả năng

ứng dụng phương pháp xử lý sổ từ thông tin viễn thám cho lập bản đồ rừng.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Dương và nnk (2000), Nghiên cứu biến động rừng tự nhiên tại khu

vực Tánh Lỉnh, tỉnh Bình Thuận bằng tư liệu Landsat TM đa thời gian, Ứng

dụng viễn thám trong quản lý môi trường Việt Nam, Cục môi trường, Bộ KHCN&MT, Hà Nội.

8. Nguyễn Huy Hoàng (2010), Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tỉnh có độ phân giải cao

đế xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, kiếm kê rừng.

Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Lâm nghiệp.

9. Phùng Văn Khoa (2013), Ứng dụng công nghệ không gian địa lý trong quản lý tài

nguyên và môi trường lưu vực. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Trường Sơn (2008), Nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tỉnh và công nghệ GIS

trong việc giám sát hiện trạng tài nguyên rừng. Báo cáo khoa học, Trung tâm

74

11. Nguyễn Ngọc Thạch (2005), Cơ sở viễn thám. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Văn Thuỵ (1996), Thành lập bản đồ thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá bằng

phương pháp viễn thám. Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

13. Lê Văn Trung (2005), Viễn Thám. NXB Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 14. Chu Hải Tùng, Đặng Trường Giang, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Minh Ngọc (2008), "Ứng dụng kết hợp ảnh vệ tinh radar và quang học để thành lập một số

lớp thông tin về lớp phủ mặt đất", Tạp chí Viễn thám và Địa tin học, (số 5),

8/2008. Trung tâm Viễn thám quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

15. Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2006), Tổng hợp kết quả chương trình điều tra,

đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 2001 - 2005.

B. Tiếng nước ngoài

16. Bartsch, A. et al. (2009), Global monitoring of wetlands-the value of ENVISAT

ASAR Global mode. Journal of environmental management, (Volume 90), Issue

7. ISSN 1095-8630, tr 2226-2233.

17. Bektas, F. Goksel, C. (2005), Remote sensing and GIS integration for land cover

analysis, a case study: Bozcaada Island. Water science and technology: a

journal of the International Association on Water Pollution Research, (Volume 51), Issue 11. ISSN 0273-1223, tr 239-244.

18. Bodart, C. et al. (2013), Continental estimates of forest cover and forest cover changes in the dry ecosystems of Africa between 1990 and 2000, Journal of

biogeography, (Volume 40), Issue 6. ISSN 0305-0270. tr 1036-1047.

19. Cartson, K.M. et al. (2012), Committed carbon emissions, deforestation, and community land conversion from oil palm plantation expansion in West Kalimantan, Indonesia. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States

of America, (Volume 109), Issue 19. ISSN 1091-6490. tr 7559-7564.

20. Chen, C.Y. and Huang W.L.., (2013), Land use change and landslide characteristics analysis for community-based disaster mitigation.

Environmental monitoring and assessment, (Volume 185), Issue 5. ISSN 1573- 2959, tr 4125-4139.

75

21. Choi, M. and Han, S. (2013), Remote sensing imageries for land cover and water

quality dynamics on the west coast of Korea. Environmental monitoring and

assessment, ISSN 1573-2959.

22. Chu, H.J. et al., (2009), Detecting the land-cover changes induced by large-physical

disturbances using landscape metrics, spatial sampling, simulation and spatial analysis, Sensors, (Volume 9), Issue 7. ISSN 1424-8220. tr 6670-6700.

23. David M. Theobal, (2003), GIS Concepts and ArcGIS Methods. 4th Edition 24. Duong, Nguyen Dinh (2004), Study on land cover change in Vietnam for the

period 2001-2003 using MODIS 32 day composite. Proceedings of the 14th

Asian Agriculture Symposium.

25. Efe, R. et al. (2012), Land use and land cover change detection in Karinca river

catchment (NW Turkey) using GIS and RS techniques. Journal of environmental

biology / Academy of Environmental Biology, India, (Volume 33), Issue 2. ISSN 0254-8704. tr 439-447.

26. Giriraj, A. et al. (2010), Evaluating forest fragmentation and its tree community

composition in the tropical rain forest of Southern Western Ghats (India) from 1973 to 2004. Environmental monitoring and assessment, (Volume 164), Issue

1-4. ISSN 1573-2959. tr 29-44.

27. Haertel, V. Shimabukuro, Y. E (2005), Textural features for image classification

in remote sensing. Report No: N88-24027/0/HCW.

28. Hu, T. G. et. al. (2013), Hard and soft classification method of multi-spectral remote sensing image based on adaptive thresholds. Guang Pu Xue Yu Guang

Pu Fen Xi, (Volume 33), Issue 4. ISSN 1000-0593, tr 1038-1042.

29. Ikiel, C. et al. (2013), Remote sensing and GIS-based integrated analysis of land

cover change in Duzce plain and its surroundings (north western Turkey),

Environmental monitoring and assessment, (Volume 185), Issue 2. ISSN 1573- 2959. tr 1699-1709.

30. Lillesand, Kiefer, Chipman (2007), Remote Sensing and Image Interpretation. 6th Edition.

76

Change Detection in the Brazilian Amazon, Photogrammetric engineering and

remote sensing, (Volume 74), Issue 4. ISSN 0099-1112. tr 421-430.

32. Sanchez-Cuervo, A. M. et al., (2012), Land cover change in Colombia: surprising

forest recovery trends between 2001 and 2010, PloS one, (Volume 7), Issue 8.

77

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2000 và 2012

TT Trạng thái năm 2000 Trạng thái năm 2012 Diện tích (ha)

1 DC RT 52,3 2 DC DK 427,9 3 DC DC 67,2 4 DC PH 2,5 5 DC RN 57,2 6 DC MN 5,5 7 DC DT 0,1 8 DK DC 471,8 9 DK DK 1.159,9 10 DK RT 751,7 11 DK MN 42,8 12 DK DT 440,3 13 DK RN 224,4 14 DK TB 16,2 15 DK HG 153,5 16 DT RT 2.772,0 17 DT DK 1.265,7 18 DT RN 1.594,0 19 DT DC 75,0 20 DT DT 251,0 21 DT MN 34,5 22 DT HG 384,5 23 DT PH 36,6 24 HG RN 46,3 25 HG DT 12,0 26 HG TB 2,7 27 HG HG 119,8 28 HG DK 4,0 29 HG RT 47,4 30 MN MN 256,0 31 PH RN 1.230,6 32 PH TB 553,2 33 PH PH 23,8 34 PH RT 189,0 35 PH HG 258,1

78

TT Trạng thái năm 2000 Trạng thái năm 2012 Diện tích (ha)

36 PH RG 7,7 37 PH DK 59,3 38 PH DC 1,1 39 PH DT 20,1 40 RG TB 16.464,7 41 RG RN 4.712,5 42 RG RG 1.274,5 43 RG MN 63,4 44 RG DK 124,1 45 RG DT 123,7 46 RG HG 103,3 47 RG RT 104,3 48 RN RN 3.350,9 49 RN TB 2.003,6 50 RN MN 14,1 51 RN RT 756,7 52 RN DT 284,6 53 RN HG 226,3 54 RN DK 93,8 55 RN PH 37,7 56 RN RG 40,0 57 RN DC 9,7 58 RT RT 123,5 59 RT DK 65,1 60 RT TB 45,1 61 RT RN 94,0 62 RT HG 4,6 63 RT DT 6,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)