Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 73 - 76)

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài mạnh dạn đề xuất ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để theo dõi biến động tài nguyên rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng ở quy mô lưu vực gồm 5 bước theo sơ đồ khối như sau:

66

Bước 1: Xác định ranh giới lưu vực

Sử dụng DEM 30m miễn phí từ USGS để khoanh vẽ ranh giới lưu vực tự động trên cơ sở điểm đầu ra của lưu vực. Điểm này được xác định bằng máy định vị GPS tại vị trí xây dựng đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông hay suối. Sử dụng công cụ khoanh vẽ tự động được tích hợp sẵn trong hộp công cụ (ArcToolbox) của phần mềm ArcGIS Destop. DEM 30 m có thể tải về miễn phí từ địa chỉhttp://gdem.ersdac.jspacesystems.or.jp. Hiện nay, dữ liệu bản đồ nền ở nước ta theo quy chuẩn hệ tọa độ VN2000. Do đó, dữ liệu DEM sau khi tải về cần phải chuyển đổi hệ tọa độ phù hợp với dữ liệu nền.

Bước 2: Thành lập bản đồ hiện trạng rừng từ ảnh vệ tinh có độ phân giải cao

Ảnh vệ tinh luôn phản ánh một cách trung thực hiện trạng bề mặt trái đất tại thời điểm bức ảnh được chụp. Do đó, các trạng thái rừng tại các thời điểm đó có thể xác định được thông qua bộ mẫu ảnh. Có thể sử dụng ảnh SPOT-5 độ phân giải 2,5m, SPOT-6 độ phân giải 1,5m hoặc các loại ảnh khác như ảnh Quick Bird (0,6 m), World View (0,5 m), v.v…, hay cũng có thể sử dụng ảnh vệ tinh VNREDSAT (độ phân giải mặt đất 2,5m). Trích xuất ảnh theo ranh giới lưu vực đã xác định được ở bước 1 và áp dụng kỹ thuật phân loại hướng đối tượng để phân loại trạng thái rừng trên ảnh, với sự hỗ trợ của phần mềm eCognition Developer. Kết quả phân loại sau khi xác minh, hiệu chỉnh trạng thái rừng ngoài thực địa được sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng rừng. Trong quá trình điều tra ngoại nghiệp cũng như phân loại rừng trong phòng cần chú ý tiêu chí phân loại rừng phải đồng nhất với tiêu chí phân loại rừng của bản đồ hiện trạng rừng trước đó.

Bước 3. Trích xuất bản đồ hiện trạng rừng cũ theo ranh giới lưu vực

67

đồ phải thống nhất về ranh giới. Vì vậy, bản đồ hiện trạng rừng trong lưu vực được trích xuất theo ranh giới đã xác định ở bước 1. Hiện nay các phần mềm GIS (ArcGIS, MapInfo, v.v…) đều tích hợp sẵn các công cụ hỗ trợ trong xây dựng bản đồ. Do đó, việc trích xuất bản đồ theo ranh giới lưu vực trở nên đơn giản, nhanh chóng và chính xác.

Bước 4. Xác định đặc điểm biến động TNR trong lưu vực

Lớp bản đồ hiện trạng rừng trong lưu vực xác định được ở bước 2 và bước 3 là được sử dụng để thành lập bản đồ biến động TNR. Áp dụng phương pháp chồng xếp bản đồ có sẵn trong ArcToolbox của phần mềm ArcGIS để xây dựng lớp bản đồ mới từ 2 lớp bản đồ đầu vào. Dữ liệu thuộc tính về hiện trạng rừng ở hai lớp bản đồ này sẽ được kết hợp với nhau trong lớp bản đồ mới sau. Từ kết quả chồng xếp, thành lập ma trận biến động tài nguyên rừng bằng Microsoft Office Excel để xác định đặc điểm biến động tài nguyên rừng.

Bước 5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu

+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu để thực hiện chi trả DVMTR theo chủ quản lý

Hiện nay chính sách chi trả DVMTR đã và đang triển khai thực hiện ở quy mô lưu vực dựa vào hiện trạng rừng của từng chủ quản lý cụ thể. Để xác định chính xác và công bằng định mức chi trả, các chủ rừng, các đối tượng sử dụng dịch vụ và cơ quan quản lý (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các cấp) cần căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng mới nhất và ranh giới chủ quản lý. Vì vậy, có thể sử dụng kết quả phân loại trạng thái rừng ở bước 2, kết hợp với bản đồ giao đất lâm nghiệp để xác định hiện trạng rừng của từng chủ quản lý. Đây là căn cứ quan trọng để tính toán các hệ số K phù hợp với từng trạng thái cho rừng chủ rừng.

+ Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong quản lý TNR

68

và phát triển rừng của ngành lâm nghiệp. Do đó, việc theo dõi, đánh giá và xác định nguyên nhân biến động tài nguyên rừng là nhiệm vụ cần thiết để đưa ra các quyết sách về bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với từng loại biến động và từng đối tượng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)