Xây dựng khóa giải đoán ảnh vệ tinh SPOT-5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 52 - 56)

a/ Kết quả điều tra ngoại nghiệp

Đề tài đã điều tra 45 ô tiêu chuẩn điển hình cho các trạng thái rừng hiện có trong lưu vực Hương Sơn (Số liệu tổng hợp chi tiết được trình bày ở Phụ lục 3). Kết quả điều tra được tổng hợp dưới bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3. Tổng hợp số liệu điều tra mặt đất tại các ô tiêu chuẩn

TT Trạng thái Mật độ trung bình (cây/ha) Đường kính trung bình (cm) Chiều cao trung hình (m) Trữ lượng trung bình (m3/ha) 1 Rừng giàu 230,0 23,0 22,7 214,6 2 Rừng trung bình 265,8 18,0 23,1 157,5 3 Rừng nghèo 342,5 12,5 16,9 71,1 4 Rừng phục hồi 265,0 11,4 13,7 42,3 5 Rừng hỗn giao 171,4 15,0 21,9 69,3 6 Rừng trồng keo 1545,0 7,9 12,3 93,3 7 Rừng trồng thông 813,3 17,4 16,1 91,9

Số liệu tổng hợp cho thấy:

- Đối với rừng tự nhiên, mật độ cây rừng giảm dần theo chiều tăng của cấp trữ lượng, ví dụ như rừng giàu có mật độ trung bình là 230 cây/ha với trữ lượng bình quân là 215 m3/ha trong khi rừng trung bình có mật độ 266 cây/ha với trữ lượng là 158 m3/ha.

- Rừng phục hồi thường có mật độ và trữ lượng không ổn định, nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên và xã hội cũng như nguồn gốc hình thành rừng phục hồi.

45

- Rừng hỗn giao cũng như rừng phục hồi, thường mật độ và trữ lượng, kích thước cây gỗ thường không ổn định, nó biến đổi không theo quy luật.

- Rừng trồng keo trong khu vực nghiên cứu thường có mật độ lớn hơn rừng trồng thông, và kích thước cây giữa chúng cũng khác nhau rõ rệt. Đối với rừng trồng keo, đường kính trung bình đạt 8 cm nhưng đối với rừng trồng thông đường kính trung bình lên đến 17 cm. Sự khác nhau này là do cấp tuổi của chúng khác nhau và mục đích kinh doanh cũng khác nhau. Rừng keo thường được khai thác khi chúng đạt cấp tuổi 3 (5-7 năm) với mục đích làm gỗ nguyên liệu, trong khi rừng thông thường có cấp tuổi cao hơn, và mục đích của chúng là lấy nhựa và phòng hộ.

46

b/ Kết quả xây dựng khóa giải đoán ảnh

Ảnh vệ tinh SPOT-5 đã tổ hợp màu tự nhiên và được tăng cường chất lượng để có thể nhận biết các đối tượng ngoài thực tế một cách dễ dàng. Đối với ảnh SPOT-5, độ phân giải ở kênh đa phổ là 10m và kênh toàn sắc là 2,5m, do đó các đối tượng trên mặt đất có kích thước lớn hơn 2,5m được thể hiện rất rõ ở trên ảnh. Nhận biết địa hình, địa vật trên ảnh so với thực tế là cơ sở quan trọng để xây dựng khóa giải đoán ảnh. Trên cơ sở cách nhận biết một số đối tượng ảnh như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu, đề tài đã tiến hành xây dựng bộ khóa phục vụ giải đoán ảnh tự động gồm 8 kiểu trạng thái (Bảng 4.4). Bộ khóa được xây dựng trên cơ sở so sánh đặc điểm các đối tượng trên ảnh với các đối tượng đó ngoài thực tế tại các điểm điều tra. Kết quả như sau:

Bảng 4.4. Bộ khóa giải đoán ảnh vệ tinh khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh

Ảnh vệ tinh Ảnh chụp thực tế Mô tả (1) Rừng trồng chưa có trữ lượng Ảnh thường có màu xanh nhạt, cấu trúc tương đối mịn. (Hoặc có các đốm màu sang hơn)

(2) Đất trống / cây bụi. Đất trống trên ảnh thể hiện ở màu xám, xanh nhạt lẫn xám, xám tím, hay trắng xám, nâu đỏ. Cấu trúc thô, lốm đốm

47

(3) Rừng trồng có trữ lượng

Đối tượng này trên ảnh có màu xanh lá cây đậm hoặc sáng nhưng tương đối đồng nhất và có cấu trúc tương đối mịn

(4) Rừng giàu

Đối tượng này trên ảnh có màu xanh xẫm, cấu trúc thô, có nhiều đốm xẫm màu.

(5) Rừng trung

bình. Đối tượng này

có màu xanh đậm, không đồng nhất, cấu trúc thô, có nhiều đốm xẫm màu

(6) Rừng nghèo

Đối tượng này trên ảnh thường có màu xanh sang, cấu trúc thô, có những đốm xẫm mầu, loang lổ

(7) Rừng phục hồi

Đối tượng này thường có màu xanh sáng, cấu trúc hơi thô, có nhiều đốm loang lổ

(8) Rừng hỗn giao gỗ nứa

Đối tượng này có màu xanh xám, cấu trúc thô, loang lổ, có những đốm hơi xẫm màu

48

Các trạng thái đất nông nghiệp, đất dân cư, mặt nước không trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (rừng và đất lâm nghiệp) nên đề tài không lập khóa giải đoán cho các đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)