Đánh giá biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện Hương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 61 - 73)

4.3.1. Đặc điểm hiện trạng rừng tại các thời điểm khác nhau.

Hiện trạng rừng tại các thời kỳ 2000 do Viện điều tra Quy hoạch rừng xây dựng. Các bản đồ này đã được công bố và sử dụng trong quản lý Nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy, bản đồ này được sử dụng làm tư liệu đánh giá đặc điểm biến động tài nguyên rừng tại lưu vực thủy điện Hương Sơn.

a/ Đặc điểm hiện trạng rừng năm 2012

Từ kết quả giải đoán ảnh vệ tinh SPOT-5 như đã trình bày ở mục 4.1.3, đề tài đã biên tập bản đồ hiện trạng rừng và thống kê số liệu về hiện trạng rừng ở lưu vực Hương Sơn. Theo số liệu thống kê, diện tích đất lâm nghiệp là 50.168 ha, chiếm 92,2% diện tích tự nhiên của lưu vực (54.400 ha). Trong đó diện tích có rừng, bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên, là 49.282 ha. Chi tiết diện tích và tỷ lệ % của các loại rừng trong lưu vực được thống kê ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Thống kê hiện trạng rừng năm 2012

TT Trạng thái Diện tích Tỷ lệ % 1 Rừng giàu 1.822 3,4 2 Rừng trung bình 25.033 46,0 3 Rừng nghèo 16.519 30,4 4 Rừng phục hồi 211 0,4 5 Rừng hỗn giao 1.270 2,3 6 Rừng trồng 4.427 8,1 7 Đất trống 886 1,6 8 Dân cư 728 1,3 9 Mặt nước 501 0,9 10 Đất khác 3.003 5,5 Tổng:

54

Từ số liệu thống kê này, đề tài đã thể hiện sự so sánh bằng biểu đồ trực quan dưới đây:

(a) (b)

Hình 4.12. HTR và đất lâm nghiệp năm 2012 ở lưu vực Hương Sơn

Hai biểu đồ ở trên cho thấy trong lưu vực Hương Sơn chủ yếu là đất lâm nghiệp và sự phân bố về diện tích của các trạng thái rừng cũng rất khác nhau. Biểu đồ ở hình (b) cho phép nhận định hiện trạng rừng ở lưu vực Hương Sơn năm 2012 tập trung chủ yếu vào trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo, các trạng thái khác chiếm chưa đến 25%. Cụ thể, đối với rừng tự nhiên: rừng trung bình có diện tích 25033 ha chiếm 46%, rừng nghèo là 16.519 ha, chiếm 30,4%, rừng giàu chỉ có 1.822 ha, chiếm 3,4%, rừng hỗn giao là 1.270 ha, chiếm 2,3% và rừng phục hồi là 211 ha, chiếm 0,4%; rừng trồng 4.427 ha, chiếm 8,1%; và đất trống chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ 1,6%, tương đương 886 ha.

Như vậy phần lớn diện tích đất lâm nghiệp ở thời điểm năm 2012, đất có rừng là 49.282 ha (chiếm 98,2% diện tích đất lâm nghiệp) trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên, 44.855 ha (chiếm 89,4% diện tích đất lâm nghiệp và 91,0% diện tích đất có rừng).

b/ Đặc điểm hiện trạng rừng năm 2000

Từ bản đồ hiện trạng rừng năm 2000, đề tài đã trích xuất dữ liệu theo ranh giới lưu vực đã xác định được ở mục 4.1.1. ở trên (Hình 4.13) và thống kê diện tích các trạng thái rừng như sau:

55

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 2000 LƯU VỰC THỦY ĐIỆN HƯƠNG SƠN – HÀ TĨNH

56

Số liệu hiện trạng rừng năm 2000 ở lưu vực thủy điện Hương Sơn được thống kê từ bản đồ như sau:

Bảng 4.7. Thống kê hiện trạng rừng năm 2000

TT Trạng thái Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Rừng giàu 22.971 42,2 2 Rừng trung bình 11.114 20,4 3 Rừng nghèo 6.817 12,5 4 Rừng phục hồi 2.346 4,3 5 Rừng hỗn giao 232 0,4 6 Rừng trồng 357 0,7 7 Đất trống 6.433 11,8 8 Dân cư 613 1,1 9 Mặt nước 256 0,5 10 Đất khác 3.261 6,0 Tổng: 54.400 100,0 (a) (b)

Hình 4.14. HTR và đất lâm nghiệp năm 2000 ở lưu vực Hương Sơn

Biểu đồ 4.22 (a) cho thấy đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên ở thời điểm năm 2000. Số liệu thống kê cho thấy, diện tích đất có rừng chiếm 87,2% diện tích đất lâm nghiệp, trong diện tích rừng tự nhiên là 43.481 ha, chiếm 99,2% diện tích đất có rừng, rừng trồng chỉ có 357 ha, chiếm 0,8% diện tích đất có rừng. Đối với rừng tự nhiên, rừng giàu có diện

57

tích lớn nhất (22.971 ha, chiếm 52,4% diện tích đất có rừng), tiếp theo là rừng trung bình (11.114 ha, chiếm 20,4% diện tích đât có rừng), rừng nghèo là 6.817 ha (chiếm 12,5% diện tích đất có rừng), rừng phục hồi là 2.346 ha (chiếm 4,6% diện tích đất có rừng) và rừng hỗn giao chỉ có 232 ha (chiếm 0,4% diện tích đất có rừng). Đất trống có diện tích khá lớn, 6.433 ha, chiếm 11,8% diện tích tự nhiên và 12,8% diện tích đất lâm nghiệp của lưu vực.

c/ Đánh giá biến động tài nguyên rừng và nguyên nhân

Từ số liệu ở bảng 4.6 và 4.7 có thể so sánh diện tích các trạng thái rừng ở 2 thời điểm 2000 và 2012 như sau:

Bảng 4.8. So sánh diện tích các trạng thái rừng năm 2000 và 2012

TT Trạng thái Diện tích (ha) Biến động diện tích (ha) Năm 2000 Năm 2012 I Đất lâm nghiệp 50.271 50.168 -103 1 Rừng giàu 22.971 1.822 -21.149 2 Rừng trung bình 11.114 25.033 +13.919 3 Rừng nghèo 6.817 16.519 +9.702 4 Rừng phục hồi 2.346 211 -2.136 5 Rừng hỗn giao 232 1.270 +1.038 6 Rừng trồng 357 4.427 +4.070 7 Đất trống 6.433 886 -5.547

II Đất ngoài lâm nghiệp 4.130 4.232 +103

8 Dân cư 613 728 +116

9 Mặt nước 256 501 +245

10 Đất khác 3.261 3.003 -258

Ghi chú: (+) Tăng; (-): Giảm

Qua bảng số liệu 4.8 đề tài cho thấy diện tích các trạng thái rừng cũng có sự thay đổi mạnh, cụ thể là:

- Diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 đã giảm đi 103 ha so với năm2000, - Diện tích rừng giàu giảm 21.149 ha, từ 22.971 ha xuống còn 1.822 ha, - Diện tích rừng trung bình tăng 13.919 ha, từ 11.114 ha lên 25.033 ha, - Diện tích rừng nghèo tăng 9.072 ha, từ 6.817 ha lên 16.519 ha,

58

- Diện tích rừng phục hồi giảm 2.136 ha, từ 2.346 ha xuống còn 211 ha, - Diện tích rừng hỗn giao tăng 1.038 ha, từ 232 ha lên 1.270 ha,

- Diện tích rừng trồng tăng 4.070 ha, từ 357 ha lên 4.427 ha, và - Diện tích đất trống giảm 5.547 ha, từ 6.433 ha xuống còn 886 ha. Sự tăng giảm này được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 4.15. So sánh diện tích rừng năm 2000 và 2012

Trên đây là biểu đổ tổng thể về sự thay đổi của các trạng thái rừng giữa hai thời điểm 2000 và 2012. Để xác định sự biến động giữa các trạng thái với nhau trong hai thời điểm này đề tài đã sử dụng kỹ thuật chồng xếp bản đồ (overlay) giữa lớp bản đồ hiện trạng rừng năm 2000 và 2012 bằng phần mềm ArcGIS.

Kết quả chồng xếp cho thấy đã có 43.301 ha diện tích của lưu vực có sự biến động. Chỉ có 11.099 ha, chiếm khoảng 1/4 diện tích, là không có sự biến động về trạng thái. Phân bố biến động tài nguyên rừng được thể hiện như sau:

59

Hình 4.16. Bản đồ phân bố sự biến động TNR giữa năm 2000 và 2012

Qua hình ảnh ở trên cho thấy, chỉ có 11.100 ha không có biến động và có tới 43.300 ha có sự biến động, sự biến động tài nguyên rừng phân bố đều trên toàn bộ diện tích của lưu vực. Sự biến động về trạng thái rừng là quy luật của tự nhiên cũng như quy luật xã hội. Bởi vì sinh khối thực vật rừng luôn có chiều hướng tăng dần theo thời gian, do đó trữ lượng rừng sẽ tăng theo và trạng thái rừng cũng sẽ thay đổi. Chẳng hạn, đất trống theo diễn thế tự nhiên có thể phục hồi thành rừng có trữ lượng (đây là một yếu tố tự nhiên), hay rừng giàu có thể bị chuyển thành rừng trung bình, thậm chí rừng nghèo do hoạt động khai thác của con người (đây là yếu tố xã hội). Như vậy, bản đồ ở hình 4.24 hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.

Để đánh giá đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện Hương Sơn, đề tài đã thành lập ma trận biến động trên cơ sở kết quả chồng xếp bản đồ tài nguyên rừng năm 2000 và 2012 như sau (Số liệu thống kê kết quả chồng xếp được trình bày ở Phụ lục 1):

60

Bảng 4.9. Ma trận biến động tài nguyên rừng ở lưu vực thủy điện Hương Sơn

Đơn vị tính: ha Năm 2012 Năm 2000 RG TB RN PH HG RT DT DC MN DK Cộng 2000 RG 1.273 16.465 4.713 2 103 104 126 - 63 122 22.971 TB 308 5.366 5.209 11 30 86 44 - 46 14 11.114 RN 40 2.585 3.351 37 226 302 159 10 14 93 6.817 PH 22 553 1.231 24 258 188 7 4 11 48 2.346 HG - 3 46 - 120 47 12 - - 4 232 RT - 45 94 - 5 124 6 - 18 65 357 DT - - 1.594 134 385 2.772 271 175 34 1.068 6.433 DC - - 57 3 - 52 - 67 6 428 613 MN - - - - - - 256 - 256 DK 179 16 224 - 143 752 261 472 53 1.161 3.261 Cộng 2012 1.822 25.033 16.519 211 1.270 4.427 886 728 501 3.003 54.400

Ghi chú: RG: Rừng giàu, TB: Rừng trung bình, RN: Rừng nghèo, PH: Rừng phục hồi, HG: Rừng hỗn giao, RT: Rừng trồng, DT: Đất trống, DC: Dân cư, MN: Mặt nước , DK: Đất khác (ngoài lâm nghiệp)

61

Bảng ma trận ở trên cho thấy, các trạng thái rừng có sự biến động mạnh mẽ theo chiều hướng suy giảm, cụ thể như sau:

- Diện tích rừng giàu năm 2000 là 22.971 ha, nhưng đến năm 2012 chỉ còn 1.822 ha, giảm 21.149 ha. Trong đó, có 16.465 ha chuyển thành rừng trung bình, 4.713 ha chuyển thành rừng nghèo, còn lại là chuyển sang các trạng thái khác như rừng hỗn giao, rừng phục hồi, đất trống, rừng trồng, mặt nước và đất khác. Đáng lưu ý ở đây là có tới 126 ha chuyển thành đất trống và 122 ha chuyển thành đất khác. Diện tích rừng giàu năm 2000 vẫn là rừng giàu năm 2012 tập trung phần lớn ở những chỗ sâu xa, địa hình phức tạp, khó tiếp cận và được quy hoạch rừng đặc dụng và phòng hộ.

- Diện tích rừng trung bình năm 2000 chỉ có 11.114 ha, trong đó, có 308 ha chuyển thành rừng giàu, 5.209 ha chuyển thành rừng nghèo, 231 ha chuyển thành các trạng thái khác như rừng phục hồi, rừng trồng, đất trống… Tuy nhiên, diện tích rừng trung bình năm 2012 có một số trạng thái khác chuyển thành với diện tích lớn như từ rừng giàu là 16.465 ha, từ rừng nghèo là 2.585 ha, rừng phục hồi là 553 ha, và các trạng thái khác, nên diện tích rừng trung bình năm 2012 đã tăng lên hơn gấp 2 lần so với năm 2000.

- Diện tích rừng nghèo năm 2012 cũng tăng lên gần 10.000 ha so với năm 200. Nguyên nhân của sự tăng này là so có 4.713 ha rừng giàu, 5.209 ha rừng trung bình và 1.231 ha rừng phục hồi chuyển thành rừng nghèo. Tuy nhiên, trong số 6.817 ha rừng nghèo của năm 2000 cũng đã chuyển thành rừng giàu (40 ha) và rừng trung bình (2.585 ha). Ngoài ra, rừng nghèo cũng chuyển thành một số trạng thái khác như rừng phục hồi, rừng hỗn giao, rừng trồng, đất trống, dân cư, mặt nước và đất khác.

- Diện tích rừng phục hồi năm 2012 giảm rất nhiều so với năm 2000. Cụ thể là trong số 2.346 ha, có 22 ha chuyển thành rừng giàu, 553 ha chuyển thành rừng trung bình và 1.231 ha chuyển thành rừng nghèo. Bên cạnh đó còn có 258 ha chuyển thành rừng hỗn giao, 188 ha chuyển thành rừng trồng. Diện tích rừng phục hồi chỉ còn lại 24 ha, nhưng do một số diện tích đất trống phục hồi thành rừng và một số trạng thái rừng khác chuyển thành nên diện tích rừng phục hồi

62

năm 2012 là 211 ha.

- Diện tích rừng hỗn giao còn lại của năm 2000 là 120 ha, số còn lại chuyển thành rừng trung bình, rừng nghèo, rưng phục hồi, rừng trồng và đất trống. Nhưng do rừng hỗn giao được chuyển từ các trạng thái rừng khác và đất trống nên diện tích đã tăng lên nhiều, đến năm 2012 là 1.270 ha.

- Diện tích rừng trồng tăng từ 357 ha vào năm 2000 lên 4.427 ha vào năm 2012. Diện tích tăng chủ yếu do có tới 2.772 ha đất trống được trồng rừng và ngoài ra còn có một số trạng thái rừng khác chuyển hóa thành rừng trồng: rừng nghèo 302 ha, rừng phục hồi 188 ha,…

- Do được trồng rừng nên diện tích đất trống đã giảm mạnh, từ 6.433 ha xuống còn 886 ha.

- Các trạng thái khác như đất dân cư, đất mặt nước cũng tăng lên.

* Nguyên nhân tăng/giảm của các trạng thái rừng

- Diện tích rừng nghèo tăng lên chủ yếu nằm trên địa bàn của công ty Dịch vụ lâm nghiệp Hương Sơn. Công ty này hàng năm thiết kế khai thác trung bình khoảng 200 – 400 ha rừng tự nhiên với sản lượng khai thác từ 4 – 6 nghìn m3 gỗ lớn (Nguồn: Công ty Dịch vụ Lâm nghiệp Hương Sơn). Ngoài ra, cũng phải kể đến hoạt động khai thác gỗ trái phép diễn ra hàng năm trên địa bàn. Theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm Hương Sơn, số vụ khai thác gỗ trái phép trung bình hàng năm trên địa bàn huyện trung bình là 216 vụ với tổng số lượng gỗ trung bình là 475 nghìn m3.

- Diện tích rừng giàu tăng lên từ rừng trung bình, rừng nghèo và rừng trung bình tăng lên từ rừng nghèo chủ yếu nằm trên địa bàn của Vườn Quốc gia vũ Quang. Do rừng được quy hoạch vào VQG nên được bảo tồn, bảo vệ tốt hơn, rừng ít bị tác động hơn. Đây là lý do mà diện tích rừng giàu tăng lên hoặc rừng nghèo có thể trở thành rừng trung bình và rừng giàu.

- Diện tích rừng trồng tăng lên là hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng đến các chủ rừng. Theo số liệu thống kê của dự án điểm diều tra kiểm kê

63

rừng tại Hà Tĩnh năm 2012 trong khu vực nghiên cứu, đã có 822 hộ và nhóm hộ đã được giao đất với tổng diện tích lên đến 24.710 ha (Phụ lục 2). Đây là chính sách khuyến khích người dân phát triển nghề rừng, do vậy nhiều diện tích đất trống đã được đầu tư trồng rừng theo chương trình 5 triệu ha rừng (Quân khu 4, Sinh thái Vùng cao, TĐ TNXP) và do dân tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn còn gần 1.200 ha đất lâm nghiệp chưa được giao, hiện nay tạm thời do UBND xã tạm thời quản lý.

- Việc xây dựng công trình thủy điện Hương Sơn cũng là nguyên nhân dẫn đến một số trạng thái rừng mất đi. Phần lớn các trạng thái rừng nằm trong lòng hồ chứa nước của thủy điện, tuy diện tích hồ chứa không lớn, nhưng cũng đã làm nhấn chìm hàng trăm hecta rừng và đất lâm nghiệp. Hệ thống đường giao thông dẫn vào thủy điện được xây dựng mới cũng nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng.

- Việc gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu về chỗ ở và đất sản xuất cũng tăng theo, do đó một số diện tích rừng cũng đã bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất của người dân sống trong khu vực nghiên cứu.

- Cháy rừng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất rừng và suy thoái rừng. Hàng năm ở huyện Hương Sơn xảy ra hàng chục vụ cháy rừng lớn nhỏ làm thiệt hại hàng trăm hecta rừng, chủ yếu là rừng trồng thông, bạch đàn… - Vấn đề quy hoạch 3 loại rừng cũng là một nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự biến động tài nguyên rừng. Có thể nói đây là một sự biến động “ảo”, vì một số diện tích rừng tự nhiên ngoài ranh giới quy hoạch 3 loại rừng không được tính đến ở bản đồ rừng năm 2000, phần lớn chúng nằm ở trạng thái đất khác (ngoài lâm nghiệp). Do đó, nhiều diện tích đất khác đã chuyển thành các trạng thái rừng trên bản đồ năm 2012.

Như vậy việc tăng rừng, mất rừng có cả yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Do vậy, việc thực thi chính sách chi trả DVMTR trong lưu vực thủy điện nên xem xét đến đặc điểm biến động để có thể xác định các hệ số K phù hợp.

64

d/ Thành lập và biên tập bản đồ biến động tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến động tài nguyên rừng trong lưu vực thủy điện hương sơn, hà tĩnh (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)