Thực nghiệm tạo ván dán từ gỗ dừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc​ (Trang 77 - 81)

4 Modul đàn hồi uốn tĩnh

4.3. Thực nghiệm tạo ván dán từ gỗ dừa

Qua tất cả những phân tích trên đây, chúng tôi tiến hành ép thử ván trên máy ép nhiệt BYD 113 thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng-Trường Đại học Lâm nghiệp với các thông số sau:

- áp suất ép: 1,4 MPa; - Nhiệt độ ép: 1200C;

- Chiều dày ván ép: 7mm;

- Keo dùng trong ép ván là keo U-F của công ty DYNEA. Qua theo dõi quá trình ép nhiệt chúng tôi nhận thấy:

Khi ép ván dán mà sử dụng toàn bộ ván mỏng từ dừa thì khả năng thoát ẩm của ván rất tốt. Khi ép ván, lớp ngoài cùng dùng ván mỏng là loại gỗ khác thì khả năng thoát ẩm của ván mỏng kém. Nếu để cùng chế độ như ép ván mỏng từ gỗ dừa thì gây hiện tượng nổ ván (ván chỉ nổ ở lớp ngoài cùng, lớp giữa bình thường). Vì vậy chúng tôi điều chỉnh thời gian ép tăng lên 0,6 phút/mm và nhiệt độ ép giảm xuống 110 0C.

Điều này có thể giải thích như sau: với ván mỏng là gỗ dừa thì khả năng hút, nhả ẩm dễ dàng, thời gian truyền nhiệt nhanh hơn. Nhưng khi ép ván dùng loại gỗ khác làm ván mặt thì có khả năng hút nhả ẩm chậm hơn ẩm của ván lớp trong thoát ra ngoài, bị lớp ván gỗ làm giảm quá trình thoát ẩm gây tích tụ ẩm, khi giải phóng áp lực thì hiện tượng nổ ván xảy ra.

Ván sau khi ép vẫn giữ nguyên màu ban đầu, không cong vênh.

Ván có khối lượng thể tích: 0,67 g/cm3 (thử theo tiêu chuẩn cắt mẫu GB 9846.11 – 88).

Khi đó ứng suất kéo trượt màng keo (tiêu chuẩn cắt mẫu GB 9846.11 – 88).

Khi tiến hành thử, mẫu hoàn toàn bị đứt gỗ, màng keo không bị phá huỷ. Điều đó cho chúng ta thấy gỗ dừa có tính chất cơ học thuộc loại thấp. Do đó để thử được lực kéo trượt màng keo chúng ta phải chọn phương pháp khác để đánh giá.

Kết luận chương 4

1. Cấu tạo gỗ dừa:

- Cấu tạo ngoại hình của cây dừa phù hợp với công nghệ sản xuất ván dán.

- Thành phần hoá học của cây dừa cơ bản không ảnh hưởng khi dùng gỗ dừa làm nguyên liệu sản suất ván dán, song cần chú ý đến nhược điểm

của gỗ dừa: rất rễ bị nấm mốc, mối mọt phá hoại, khả năng chống lại sự phá hoại của môi trường thấp.

- Tính chất cơ học

Gỗ dừa là cây một lá mầm, khối lượng thể tích ở các vùng khác nhau là không giống nhau. Theo chiều từ gốc đến ngọn thì khối lượng thể tích tăng dần, theo chiều từ ngoài vào trong thì khối lượng thể tích giảm dần. Chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của các tính chất còn lại.Điều khác biệt này sẽ gây khó khăn trong quá trình gia công chế biến chúng.

Tính hút và nhả ẩm rất cao, điều này rất có lợi trong quá trình ép, đẫn truyền nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tạo ván mỏng. Song đây cũng là nhược điểm rất rễ gây nổ ván trong quá trình ép nhiệt hay làm ảnh hưởng tới chất lượng mối dán.

Với đặc điểm cấu tạo là không có tia gỗ đã làm cho gỗ dừa có tỷ lệ co rút theo các chiều thớ tương đối đồng đều, tạo điều kiện rất tốt tới gia công chế biến gỗ sau này.

Các tính chất khác còn lại tuỳ theo khối lượng thể tích các vùng đó sẽ có các trị số khác nhau. Đặc biệt là vùng lõi có tính chất cơ học rất thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia công chế biến.

Với gỗ dừa sử dụng công nghệ bóc cần phải thay đổi lại cơ cấu kẹp phôi sao cho phôi không bị trượt, bị phá huỷ lõi gỗ.

Tóm lại, qua nghiên cứu, phân tích đặc điểm cấu tạo, tính chất của phần biên gỗ dừa cho thấy, nếu có các thông số công nghệ phù hợp, thiết bị đáp ứng được yêu cầu của công nghệ thì gỗ dừa có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất ván dán dùng trong các chi tiết ít chịu lực như: đồ mộc nội thất, bao bì, vách ngăn… Đồng thời gỗ dừa có khả năng dán dính cùng với các loại gỗ làm ván dán thông dụng khác.

Chương 5

Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá về phần biên gỗ Dừa có độ tuổi 25, được khai thác tại ấp Phú Chiến - Phường Phú Hưng - TX Bến Tre - Tỉnh Bến Tre, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Đã xác định được những đặc điểm cấu tạo, một số tính chất cơ lý và thành phần hoá học cơ bản của gỗ dừa. Đây là những cơ sở khoa học cho định hướng sử dựng gỗ dừa trong công nghệ chế biến nói chung và trong công nghệ tạo ván dán nói riêng.

2. Với khối lượng thể tích của vùng 1, 2 của phần biên cây Dừa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho đồ mộc, các liên kết dạng thanh, làm nguyên liệu cho ván ghép thanh, ván sàn…

3. Vùng 3 của gỗ Dừa có thể làm ván mộc sử dụng trong chi tiết ít chịu lực như vách ngăn.

4. Phần biên gỗ Dừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất ván dán hoặc ván phủ mặt cho ván ghép thanh hoặc ván mộc dùng trong các chi tiết không chịu lực như: đồ mộc nội thất, bao bì, vách ngăn…

5.2. Kiến nghị

Trên đây là những kết quả nghiên cứu cơ bản về đặc điểm cấu tạo, thành phần hoá học chủ yếu và bước đầu định hướng cho việc sử dụng gỗ dừa cho sản xuất ván dán. Để nâng cao hiệu quả sử dụng cây dừa tăng hiệu quả kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển mở rộng qui mô, gây trồng lại cây dừa nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành Chế biến Lâm sản, chúng tôi kiến nghị những định hướng sử dụng gỗ dừa cho nghiên cứu tiếp theo như sau:

1. Cần đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp công nghệ để hoàn thiện công nghệ ép ván dán từ ván mỏng gỗ dừa.

3. Nghiên cứu đưa ra qui trình hợp lý khi sản xuất ván ghép thanh phủ mặt bằng ván mỏng gỗ Dừa.

4. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sử dụng lõi cây dừa làm ván mộc, hoặc ván siêu nhẹ dùng trong đồ mộc xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)