về mặt cấu tạo, dao bóc và thước nén trong bóc gỗ gần giống như dao và thước nén trong lạng bên. ở đây do đặc điểm của quá trình bóc nên thông số góc có khác hơn: góc sau (): 0°30'-3°30', góc mài (): 18-22°. Thước nén có góc sau (t): 5-7°, góc mài (t): 45-50°. Kích thước của dao và thước nén tuỳ theo cỡ của máy mà có những giá trị khác nhau. Chiều dài dao: 800-3000 mm, chiều dày dao và thước nén: 10-20 mm. Dao bóc có thể có loại cạnh cắt thẳng, cũng có thể có loại dao lượn sóng để bóc ván lượn sóng. Để tăng khả năng chống hao mòn của dao bóc, người ta chế tạo mũi dao cắt bằng thép hợp kim cao tốc (BK15). Độ nhẵn bề mặt dao và thước sau khi mài đạt g8-g9. Mũi dao không được mẻ, quăn mũi, đảm bảo độ thẳng cần thiết. Phương pháp mài lưỡi dao bóc, dao lạng gần giống như mài lưỡi dao phay 1 , 2 .
Đối với trường hợp thước nén là dạng tròn cũng xét tương tự, song ở đây chỉ áp dụng cho loại gỗ có đường kính nhỏ.
2.6.2. Ván dán
Ván dán được hình thành do ép các tấm ván mỏng đã được tráng keo với nhau trong điều kiện thời gian và áp suất nhất định. Ván được hình thành dựa trên nguyên tắc số lớp lẻ, chiều thớ các lớp vuông góc với nhau. Nhưng để hình thành được ván dán thì luôn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của ván sau này. Để đặc trưng cho những ảnh hưởng của các yếu tố này chúng tôi biểu diễn mối quan hệ này theo phương trình sau:
= f(x, y, z). (2.2) Trong đó: - chất lượng sản phẩm; x - các thông số của vật dán; y - các thông số chất kết dính; z - các thông số của chế độ dán ép. 2.6.2.1.ảnh hưởng của ván mỏng (vật dán) Ván mỏng có các thông số đặc trưng là: độ nhẵn bề mặt, độ ẩm ván mỏng, sai số chiều dày ván, tần số vết nứt, chiều sâu vết nứt…
Độ nhẵn bề mặt: do cấu tạo của gỗ, chất lượng lưỡi dao bóc cho nên trên bề mặt ván mỏng bao giờ cũng tồn tại một độ nhấp nhô tế vi (đặc biệt ở mặt trái của ván). Qua các công trình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, ở một chừng mực nào đó khi độ nhấp nhô bề mặt tăng thì chất lượng mối dán cao. Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì ảnh hưởng theo chiều ngược lại; nghĩa là khi độ nhấp nhô tăng thì chất lượng mối dán giảm. Vì, khi độ nhấp nhô quá lớn có nghĩa là chiều dày màng keo phải lớn để đảm bảo điều kiện trải đều và liên tục trên bề mặt ván mỏng. Điều đó dẫn đến nội ứng suất sinh ra trong màng keo khi đóng rắn lớn, làm chất lượng mối dán giảm.
Theo giáo sưКупиковđộ nhấp nhô bề mặt tốt nhất đối với ván mỏng là: - Đối với gỗ lá kim: H = 300-350m
Độ ẩm ván mỏng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trị số độ ẩm phải được xác định một cách cụ thể tuỳ thuộc từng điều kiện công nghệ.
Sai số chiều dày ván mỏng càng lớn thì khi tráng keo sẽ không đều, chất lượng mối dán giảm. Mật độ ván tại các vị trí không đều nhau sinh ra nội ứng suất trong tấm ván làm ảnh hưởng tới chất lượng ván.
2.6.2.2.ảnh hưởng của keo dán
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của ván trong keo dán bao gồm rất nhiều thành phần. Tuỳ thuộc vào vật dán, công nghệ ép ván, mục đích sử dụng ván mà người ta đưa ra các thông số kỹ thuật của keo. Các thông số đó bao gồm: nồng độ của keo, độ nhớt của keo, lượng keo tráng, loại keo…
Về nồng độ keo mà quá thấp thì giảm độ nhớt, làm tăng độ ẩm ván, khả năng đóng rắn của màng kéo dài hơn, thời gian ép dài hơn vừa ảnh hưởng tới chất lượng mối dán vừa ảnh hưởng tới năng suất của dây chuyền. Ngược lại nồng độ keo cao thì làm tăng độ nhớt, khả năng trải keo thấp, màng keo bị gián đoạn, chất lượng mối dán giảm 50 .
Về độ nhớt của keo thì khi độ nhớt thấp chứng tỏ mức độ trùng ngưng của keo thấp, chất lượng dán dính thấp. Ngược lại, độ nhớt cao, khả năng dàn trải của keo thấp khó tạo ra một màng keo liên tục, cũng làm chất lượng mối dán giảm.
2.6.2.2.ảnh hưởng thông số chế độ dán ép
Để hình thành được ván, ngoài vật dán, keo dán phải có công nghệ dán và thiết bị ép. Công nghệ ép ván ở đây bao gồm: thời gian ép, nhiệt độ ép, áp suất ép.
Nhiệt độ ép nhằm mục đích làm cho màng keo đóng rắn, tạo liên kết cho ván. Khi nhiệt độ ép quá cao làm cho độ nhớt của keo giảm nhanh, làm tăng khả năng thẩm thấu của keo vào trong ván, màng keo dễ bị gián đoạn, đồng thời có thể làm phá huỷ màng keo (đóng rắn sớm) độ bền mối dán giảm. Ngược lại, nhiệt độ thấp làm cho khả năng mềm hoá gỗ giảm, khả năng tiếp xúc của ván giảm, thời gian đóng rắn màng keo tăng lên, chất lượng ván giảm. Do đó việc lựa chọn nhiệt độ ép cần phải dựa vào chiều dày ván, loại keo sử dụng, sự khác nhau giữa hệ số truyền nhiệt của loại gỗ và keo.
Song ván hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng dán dính, vì vậy để có thể tạo ra ván có chất lượng thì phải có một lực nén nhất định để tạo ra khả năng tiếp xúc tốt nhất cho các lớp ván, tăng khả năng dàn trải của keo tạo cho màng keo mỏng đều. Qua nghiên cứu cho thấy áp lực ép phụ thuộc vào: độ ẩm ván, khối lượng riêng của ván và của nguyên liệu, độ nhẵn bề mặt ván mỏng, độ nhớt của keo, sai số chiều dày của ván mỏng, chất lượng mặt bàn ép…
Thông thường áp lực cho các phương pháp ép như sau: -ép nguội: P = 0,7-1,2 MPa.
-ép nhiệt: P = 1,4-2,2 MPa.
Nhưng với phương pháp ép nào thì cũng phải lựa chọn thời gian cần thiết trong máy ép để duy trì được cường độ dán dính tốt nhất. Thời gian ép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố cơ bản sau: loại keo, trạng thái keo khi ép, chiều dày sản phẩm, nhiệt độ ép, áp lực ép… Chính vì vậy, việc xác định thời gian ép còn là một vấn đề rất phức tạp. Hiện nay việc xác định thời gian ép chủ yếu dựa theo thực nghiệm.
Từ những phấn tích cơ sơ lý thuyết trên đây, chúng ta thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ chế biến nói chung và công nghệ tạo ván mỏng và ván dán nói riêng. Để thực hiện mục tiêu của đề tài đã đề ra, chúng tôi tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ tạo ván mỏng và ván dán như sau:
a. Nhóm yếu tố thuộc về gỗ nguyên liệu
- Loại gỗ: loại gỗ khác nhau sẽ có cấu tạo, thành phần các chất không giống nhau. Do đó chất lượng ván mỏng cũng như ván dán cung không giống nhau.
- Cơ lý tính của gỗ: bản thân trong cùng một cây gỗ mà có sự khác nhau về khối lượng thể tích theo các lớp hoặc các vùng thì sẽ làm cho tính cơ lý của gỗ không giống nhau, hay chất lượng ván mỏng cũng như ván dán theo lớp cũng như theo vùng là khác nhau.
- Thành phần hoá học: trong cây gỗ, tỷ lệ các thành phần hoá học thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất cơ lý, khả năng chống chọi lại môi trường cũng như khả năng dán dính của ván mỏng sau này. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến thiết bị gia công trong chế biến.
b. Nhóm yếu tố thuộc về công nghệ
- Vật dán: những yếu tố ảnh hưởng đến vật dán bao gồm: độ ẩm ván mỏng, sai số chiều dày ván mỏng, tần số và chiều sâu vết nứt…Những thồn số này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ván mỏng cũng như chất lượng sản phẩm sau này.
- Keo dán: việc lựa chọn các thông số kỹ thuật của keo dán nhằm đáp ứng về loại vật dán, yêu cầu chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Trong đó chúng ta cần chú ý đến các thông số kỹ thuật của keo dán như: chủng loại keo, độ nhớt, hàm lượng keo. Những thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ cũng như chất lượng của sản phẩm.
- Thông số chế độ dán ép: bao gồm thời gian ép, nhiệt độ ép, áp suất ép. Tuỳ theo các thông số đầu vào như: loại keo, trạng thái keo trước khi ép, loại nguyên liệu, yêu cầu chất lượng sản phẩm đầu ra…để đưa ra thông số chế độ dán ép hợp lý.
Chương 3
Nội dung và kết quả nghiên cứu 3.1. Địa điểm lấy mẫu nghiên cứu
Cây dừa được lấy tại vườn dừa của gia đình ông Võ Thanh Hải, 243D - ấp Phú Chiến - Phường Phú Hưng - thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre.
3.2. Đặc điểm của cây lấy mẫu nghiên cứu
Số thứ tự cây: 4, 9, 24.
Tên cây: Cocos nucifera L, tên địa phương: dừa ta.
Chọn cây lấy mẫu thí nghiệm và cắt khúc theo TCVN 355-70-sửa đổi, số lượng cây là 03, tuổi cây 25. Kích thước cây được ghi trong bảng (3.1)
Bảng 3.1. Kích thước cây thí nghiệm
TT Đường kính (cm), D1. 3 Chiều cao (m), HDư ớ i l á
1 20 25,2
2 24 25,0
3 25 24,5
TB 23 24,9
Sau khi chọn cây, chúng tôi tiến hành cắt khúc và chọn lấy ba khúc (gốc, thân, ngọn) kích thước các khúc được ghi ở bảng (3.2)
Bảng 3.2. Các thông số kích thước của khúc gỗ dừa làm thí nghiệm
TT Số cây Đường kính đầu, cm Đường kính ngọn, cm Độ thót ngọn, cm/m