1 Cây số Khúc gốc 20 8 ,
4.1.2. Thành phần hoá học của gỗ dừa
Từ kết quả xác định thành phần hoá học của phần biên (vùng 1, 2, 3) của gỗ dừa trong mục 3.5, ta có thể so sánh các đặc trưng này với một số loại gỗ thường dùng cho công nghệ sản xuất ván dán qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thành phần hoá học của gỗ dừa và một số loại gỗ thông dụng
Loại gỗ
Hàm lượng, (%) Hàm lượng các chất chiết suất, (%)
Cellulose Lignin Tro
Tan trong nước nóng Tan Trong nước lạnh Tan trong cồn bezen Tan trong NaOH 1% Dừa 34,55 31,65 2,19 6,61 2,26 2,07 26,56 Hông 46,0 25,2 0,5 8,0 - 8,2 19,4 Mỡ 44,9 29,4 0,7 7,6 - 3,7 19,6 Thông 46,9 28,7 0,2 4,1 - - 0,2 Vạng trứng - - 0,5 11,56 9,54 5,48 26,14 Qua bảng 4.1 ta nhận thấy:
+ Hàm lượng cellulose trong gỗ dừa là thấp hơn hẳn so với các loại gỗ trên thường dùng trong công nghệ bóc. Song so với các tiêu chuẩn gỗ dùng cho công nghệ bóc thì vẫn phù hợp.
+ Hàm lượng lignin của gỗ dừa cao hơn so với các loại gỗ trên. Nhưng dùng trong công nghệ sản xuất ván dán thì vẫn phù hợp.
+ Hàm lượng tro của gỗ dừa được xếp vào loại cao, điều này cần lưu ý khi dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy.
+ Hàm lượng các chất chiết xuất của gỗ dừa là thuộc loại trung bình, cụ thể như sau:
- Hàm lượng các chất tan trong cồn-benzen là 2,07 rất thấp. Theo các nhà khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc, khi hàm lượng này lớn hơn 5% thì gỗ có thể kháng nấm, mối mọt. Do vậy ta có thể nhận định rằng khả năng chống mối mọt, nấm của gỗ dừa là rất thấp. Đồng thời qua chỉ số này cho ta thấy các chất tan trong cồn-benzen chủ yếu là các chất dầu, nhựa, sáp…nhưng tỷ lệ này thấp thì khả năng dán dính của gỗ dừa là không bị ảnh hưởng.
- Hàm lượng các chất tan trong nước nóng và nước lạnh của gỗ dừa là cao hơn so với các loại gỗ khác, nghĩa là hàm lượng đường tinh bột,
muối…cao. Do đó nếu gỗ dừa không được bảo quản kịp thời thì rất dễ bị nấm, mốc, mọt phá hoại. Đồng thời hàm lượng muối cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến hao mòn công cụ cắt gọt, cũng như khi dùng các liên kết trong đồ mộc bằng kim loại, chúng dễ bị ăn mòn, nhanh làm hỏng kết cấu liên kết. Đây là một điểm rất quan trọng giúp cho việc sử dụng gỗ dừa trong công nghệ bóc và sử dụng làm nguyên liệu trong Chế biến Lâm sản nói chung cần có biện pháp xử lý.
+ Độ pH của gỗ dừa thuộc loại axit yếu không ảnh hưởng đến quá trình dán dính của keo.
Tóm lại: với các thành phần hoá học của gỗ dừa cho ta thấy gỗ dừa có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghệ bóc ván mỏng.