Tính chất vật lý của gỗ dừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc​ (Trang 64 - 68)

1 Cây số Khúc gốc 20 8 ,

4.1.3. Tính chất vật lý của gỗ dừa

4.1.3.1. Khối lượng thể tích gỗ dừa

Trước hết ta có thể so sánh khối lượng thể tích của gỗ dừa với một số loại gỗ dùng trong tạo ván mỏng, bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tổng hợp khối lượng thể tích theo vị trí cây và theo vùng của gỗ dừa, g/cm3

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

Gốc 0,59 0,50 0,31

Thân 0,68 0,52 0,32

Ngọn 0,73 0,55 0,36

Qua phân tích đặc điểm cấu tạo cũng như kết quả ở mục 3.6.1.3 và thông qua bảng 4.2 ta nhận thấy khối lượng thể tích của phần biên cây dừa biến động theo hai chiều: chiều từ gốc đến ngọn có khối lượng thể tích tăng dần, chiều từ ngoài vào trong có khối lượng thể tích giảm dần. Điều đó có thể giải thích như sau:

Khối lượng thể tích tăng dần từ gốc tới ngọn: với cây một lá mầm thì phần lớn các bó mixencellulose đều xếp song song theo trục dọc thân cây mà số bó mạch tăng dần từ gốc lên đến ngọn: vùng 1 (gốc 140, thân

142, ngọn 190), vùng 2 (gốc 48, thân 64, ngọn 72) vùng 3 (gốc 28, thân 40, ngọn 42). Điều đó cho thấy mật độ bó mạch tăng dần làm cho khối lượng thể tích tăng lên.

Khối lượng thể tích của gỗ dừa ở các vùng khác nhau là khác nhau rõ rệt. Như theo chiều đường kính thay đổi rất nhiều cao nhất là phần ngọn (0,73 g/cm3 cho vùng 1 và 0,36 g/cm3 cho vùng 3). Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi đột ngột của lực cắt gọt trong quá trình bóc ván mỏng, nếu thiết bị không đáp ứng được yêu cầu sẽ gây sai số chiều dày ván rất lớn và một loạt các sai khác như tần số, chiều sâu vết nứt.

Mặt khác với cây một lá mầm không có tia gỗ và các bó mixencellulose chủ yếu xếp song song thì sự biến động này có thể dẫn tới rách ván hoặc làm tăng chiều sâu vết nứt của ván mỏng. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp về công nghệ cũng như thiết bị để khắc phục và giảm thiểu sai số chiều dày ván mỏng cũng như chiều sâu vết nứt là điều rất cần thiết. Cũng từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy khi dùng keo dán cho những loại tấm ván mỏng này, bắt buộc phải có độ nhớt cao để tránh keo thẩm thấu vào trong tấm ván mỏng gây tốn keo, tăng giá thành sản phẩm hoặc dùng chất độn làm tăng độ nhớt cho keo.

Như vậy với khối lượng thể tích và cấu tạo của gỗ dừa thì vùng 1 và vùng 2 có thể dùng trong công nghệ ván bóc sẽ cho chất lượng ván mỏng tương đối cao. Song với vùng 3 thì chất lượng ván mỏng sẽ thấp hơn. Loại ván mỏng này chỉ nên đưa vào lớp trong mà thôi hoặc dùng cho công nghệ khác như ván ghép thanh, ván LVL.

4.1.3.2. Độ hút nước của gỗ dừa

Qua bảng 3.22 ta so sánh với độ hút nước tối đa của một số loại gỗ thông dụng, bảng 4.3.

Bảng 4.3. So sánh độ hút nước của gỗ dừa với một số loại gỗ thông dụng

Loại gỗ Độ hút nước tối đa, (%)

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Dừa Gốc 144,52 257,88 296,00 Thân 139,46 232,42 268,01 Ngọn 108,92 182,25 258,52 Hông 315,40 Vạng trứng 145,00 Trẩu 191,30 Lát hoa 127,83

Qua bảng 4.3 cho thấy, gỗ dừa thuộc loại gỗ có độ hút nước tương đối cao so với các loại gỗ khác, nguyên nhân chủ yếu là gỗ dừa có đường kính ruột tế bào rất lớn, nhiều tế bào mô mềm dọc làm tăng khă năng hút nước.

Riêng đối với gỗ dừa thì vùng có khối lượng thể tích cao có nghĩa là vách tế bào dày hơn các vùng khác, đường kính ruột tế bào nhỏ, lượng tế bào mô mềm ít thì khả năng hút nước giảm hơn vùng có khối lượng thể tích thấp hơn.

Độ hút nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản, ngâm tẩm và tới quá trình phun tráng keo. Với khả năng hút ẩm cao nên cần chú ý đến hiện tượng keo thấm sâu vào trong ván làm giảm lượng keo trên bề mặt, khi đó chất lượng mối dán sẽ giảm.

Độ hút nước cao sẽ thuận lợi cho việc xử lý nhiệt trong quá trình làm mềm dẻo gỗ, hấp gỗ cũng như công nghệ biến tính gỗ.

4.1.3.3. Co rút dãn nở của gỗ dừa

Từ bảng 3.6, chúng ta có thể so sánh độ co rút, dãn nở của gỗ dừa với một số loại gỗ khác như ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. So sánh tỷ lệ co rút của gỗ dừa với một số loại gỗ khác, %

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

T.tuyến X.tâm D.thớ T.tuyến X.tâm D.thớ T.tuyến X.tâm D.thớ

Gốc dừa 7,45 7,65 0,66 6,06 6,14 0,54 5,04 5,16 0,58 Thân dừa 7,68 7,78 0,63 6,38 6,59 0,57 5,46 5,70 0,54 Ngọn dừa 7,86 8,10 0,60 6,84 6,94 0,56 5,94 6,33 0,57 Gỗ khác T.tuyến X.tâm D.thớ Hông 5,98 2,66 0,52 Vạng trứng 6,24 3,45 0,78 Lát hoa 3,49 0,98 - Trẩu 6,40 4,80 0,80 Quế 8,71 4,22 0,50

Tỷ lệ co rút của các loại gỗ Việt Nam nằm trong giới hạn: - Theo chiều xuyên tâm: 2-7 %;

- Theo chiều tiếp tuyến: 4-14 %.

Đồng thời qua bảng thống kê so sánh trên đây chúng ta nhận thấy với vùng gỗ dừa có cùng thể tích so với gỗ khác thì tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến của gỗ dừa thuộc loại trung bình. Riêng tỷ lệ co rút của gỗ dừa theo chiều tiếp tuyến cao hơn chiều xuyên tâm rất ít (trung bình là 1,02) điều này cho thấy ưu điểm của gỗ dừa là rất thuận lợi cho quá trình gia công chế biến, phù hợp với các chi tiết cần có biến dạng nhỏ và đồng đều.

Bản thân trong gỗ dừa cho ta thấy có sự biến động về co rút theo các chiều thớ, tuy nhiên so với gỗ khác thì sự biến động này không lớn. Nhưng chúng ta cần lưu ý trong quá trình gia công chế biến cần phân rõ vùng để tránh sự chênh lệch do các vùng gây nên.

Riêng về tính chất dãn nở của gỗ dừa, ta thấy độ dãn nở của gỗ dừa thuộc loại trung bình và rất đồng đều theo các chiều thớ, nguyên do chủ yếu là trong gỗ dừa không có tia gỗ vì vậy độ dãn nở theo hai chiều là gần như nhau.

Đối với các loại gỗ thông thường thì tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến và chiều xuyên tâm chênh lệch nhiều sẽ làm cho gỗ bị cong vênh, nứt trong quá trình sấy. Nhưng với gỗ dừa có tỷ lệ co rút giữa xuyên tâm và tiếp tuyến là không đáng kể, đồng thời do khả năng hút nhả ẩm cao thì hiện tượng này đối với gỗ dừa là rất thấp, có thể nói gần như không có. Đây là một trong những ưu điểm rất tốt của gỗ dừa mà chúng ta cần sử dụng đến trong công nghệ chế biến gỗ.

4.1.4. Tính chất cơ học của gỗ dừa

Từ các kết quả thu được khi thử tính chất cơ học của gỗ dừa, có thể tổng hợp lại các tính chất cơ học trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tổng hợp tính chất cơ học của phần biên cây dừa, MPa

TT Chỉ tiêu cơ học Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 W1 2 W1 8 W1 2 W1 8 W1 2 W1 8 1 Nén dọc thớ Gốc 47,31 39,07 33,42 28,27 31,40 25,88 Thân 50,49 41,33 37,45 30,66 32,38 26,74 Ngọn 58,47 47,93 39,71 31,08 32,35 26,54 2 Kéo dọc thớ Gốc 54,44 50,11 44,33 40,81 33,88 31,22 Thân 58,91 54,21 50,21 46,21 37,80 35,67 Ngọn 61,25 56,37 52,07 47,91 42,72 39,37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc​ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)