Sau khi xác định được thành phần ruột bầu tốt nhất cho sự phát triển của loài Đinh hương, tác giả tiếp tục với thí nghiệm che bóng để đánh giá nhu cầu ánh sáng của loài ở giai đoạn vườn ươm nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây con phục vụ cho công tác trồng rừng. Trong quá trình nghiên cứu
chế độ che sáng phù hợp đề tài đã sử dụng máy đo cường độ ánh sáng Lux để tiến hành bố trí 4 công thức thí nghiệm:CT1: Che 25±5% ánh sáng trực xạ; CT2: Che 50±5% ánh sáng trực xạ; CT3: Che 75±5% ánh sáng trực xạ; CT4: Không che sáng (đối chứng). Kết quả thí nghiệm được thể hiện tại các bảng dưới đấy.
4.2.3.1.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của Đinh hương
Trong mỗi công thức thí nghiệm ta cũng thực hiện 3 lần lặp (L1, L2, L3), mỗi lần lặp gồm 36 bầu, các bầu có tỷ lệ thành phần ruột bầu giống nhau (89% đất (tầng A + B) + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân) nhưng được che bóng với các chệ độ ánh sáng khác nhau.
Bảng 4.18. Tỷ lệ sống của Đinh hƣơng theo từngchế độ che sáng khác nhau
Công thức che sáng Lặp Số hạt thí nghiệm Tỷ lệ hạt sống sau các ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày Hạt sống Tỷ lệ (%) Hạt sống Tỷ lệ (%) Hạt sống Tỷ lệ (%) CT1: Che 25% ánh sáng trực xạ L1 36 36 100 36 100 33 91.67 L2 36 36 100 35 97,22 35 97,22 L3 36 36 100 35 97,22 33 91,67 CT2: Che 50% ánh sáng trực xạ L1 36 36 100 35 97,22 34 94,44 L2 36 36 100 36 100 36 100 L3 36 36 100 35 97,22 35 97,22 CT3: Che 75% ánh sáng trực xạ L1 36 36 100 35 97,22 33 91,67 L2 36 36 100 35 97,22 29 80,56 L3 36 35 97,22 34 94,44 28 77,78 CT4: Không che sáng L1 36 34 94,44 28 77,78 13 36,11 L2 36 35 97,22 33 91,67 15 41,67 L3 36 36 100 29 80,56 13 36,11
Qua bảng trên cho thấy, Tỷ lệ sống của Đinh hương thí nghiệm tại 4 công thức không có sự khác biệt nhiều trong giai đoạn 60 ngày tuổi.Ở giai đoạn 90 ngày tuổi Đinh hương ở các công thức có sự khác biệt rõ ràng hơn, tỷ lệ sống cao nhất là công thức 1 và 2 với tỷ lệ sống trung bình là 98,15%, tiếp đến là công thức 3 với tỷ lệ trung bình là 96,3% và thấp nhất là công thức 4 với tỷ lệ sống trung bình là 83,33%.
Sang đến giai đoạn Đinh hương 120 ngày tuổi thì tỷ lệ sống ở các công thức càng có sự khác biệt rõ rệt hơn, cụ thể: tỷ lệ sống cao nhất là công thức 2 với tỷ lệ sống trung bình là 97,22%, tiếp đến là công thức 1 với 93,52%, tiếp đến là công thức 3 với 83,33% và thấp nhất là công thức 4 với tỷ lệ sống chỉ đạt 37,96%. Như vậy, ta có thể kết luận tỷ lệ hạt nảy mầm ở các công thức khác nhau là khác nhau, nó đã thể hiện được ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ nảy mầm của Đinh hương. Công thức phù hợp để nhân giống Đinh hương bằng hạt là công thức 2với chế độ che sáng là 50% ánh sáng trực xạ. Biểu đồ dưới đây thể hiện rõ hơn điều này.
Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ sống của Đinh hƣơng theo các công thức che sáng khác nhau
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 L1 L2 L3 L1 L2 L3 L1 L2 L3 L1 L2 L3 60 ngày 90 ngày 120 ngày CT CT CT3 CT
4.2.3.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của Đinh hương
Để đánh giá được ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của Đinh hương đề tài đã ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong Lâm nghiệp với sự trợ giúp của phần mềm SPSS để xử lý và tính toán số liệu. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.19.
Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của chế độ che sáng đến sinh trƣởng của cây Đinh hƣơng
Đinh hương giai đoạn 60 ngày tuổi
Công thức D00 (cm) Hvn (cm) Dtb S% Htb S% CT1 0,4074 10,98 5,5741 19,19 CT2 0,4093 10,84 5,5926 19,10 CT3 0,4075 11,03 5,5794 19,23 CT4 0,4076 10,59 5,619 18,53 TB 0,408 10,86 5,591 19,01 Sig 0,988 0,990
Đinh hương giai đoạn 90 ngày tuổi
CT1 0,681 9,09 7,594 13,93 CT2 0,689 4,62 7,509 11,95 CT3 0,669 7,81 7,048 15,24 CT4 0,674 8,77 7,444 10,09 TB 0,678 7,57 7,399 12,80 Sig 0,046 0,000
Đinh hương giai đoạn 120 ngày tuổi
CT1 0,891 3,21 9,396 9,88 CT2 0,896 2,15 9,819 9,66 CT3 0,673 6,97 8,178 12,64 CT4 0,668 7,80 7,537 10,74 TB 0,782 5,03 8,732 10,73 Sig 0,000 0,000
Kết quả tổng hợp trong bảng 4.19 cho thấy: - Giai đoạn 60 ngày tuổi:
Về sinh trưởng: Đường kính gốc (D00) bình quân của các công thức che sáng đều đạt từ 0,407-0,409 cm.Về chiều cao của các công thức che sáng đều dao động từ 5,62 -5,93 cm, nhóm có chiều cao sấp xỉ nhau là công thức che sáng 1, che sáng 2 và che sáng 3. So sánh giữa các công thức che sáng khác nhau trong loài ở giai đoạn này thì thấy chưa có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê (Sig.F = 0,988 và 0,988>0,05). Hệ số biến động của chiều cao dao động từ 18,53– 19,23%. Vậy có thể kết luận ở giai đoạn 60 ngày tuổi chế độ che sáng chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng của Đinh hương.
- Giai đoạn 90 ngày tuổi:
Về sinh trưởng: Sau 90 ngày tuổi đường kính D00của loài ở các công thức cũng đã có sự tăng lên khá rõ, trung bình giữa các công thức đạt 0,678cm, chiều cao đạt 7,399cm.
Kết quả phân tích phương sai theo các công thức che sáng đối với sinh trưởng của Đinh hương thì chế độ che sáng đã ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao của loài (Sig.F = 0,046 và 0,000<0,05) (Phụ biểu 05), tốt nhất ở công thức 2 và công thức 1, tiếp đến là 3 và kém nhất ở công thức 4. Vậy có thể kết luận ở giai đoạn 90 ngày tuổi chế độ che sáng bắt đầu có sự ảnh hưởng đến sinh trưởng của Đinh hương.
- Giai đoạn 120 ngày tuổi:
Về sinh trưởng: Sau 120 ngày tuổi đường kính D00của loài ở các công thức đã tăng lên khá rõ, trung bình giữa các công thức đạt 0,78cm, chiều cao trung bình đạt được 8,73cm.
Kết quả phân tích phương sai theo các công thức che sáng đối với sinh trưởng của Đinh hương thì chế độ che sáng đã ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao của loài (Sig.F = 0,000<0,05) (Phụ
biểu 06). Khả năng sinh trưởng tốt thể hiện ở công thức công thức che sáng 2(Che 50% ánh sáng trực xạ) là tốt nhất, tiếp đến là công thức ruột bầu1 (Che 25% ánh sáng trực xạ), sau đó là công thức 3 (Che 75% ánh sáng trực xạ) và sinh trưởng kém nhất là công thức 4 (Không che sáng). Theo tiêu chuẩn Duncan so sánh cặp đối cho thấy sinh trưởng tốt vẫn là công thức 2 và xấu nhất là công thức 4. Vậy có thể kết luận ở giai đoạn 120 ngày tuổi cho thấy chế độ che sáng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của Đinh hương.
Tóm lại, qua quá trình thí nghiệm các nhân giống loài Đinh hương với các công thức có các chế độ che sáng khác nhau, kết quả cho thấy công thức có chế độ che sáng: Che 50% ánh sáng trực xạ, là tốt nhất để nhân giống loài.
4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Đinh hƣơng
4.3.1. Căn cứ pháp lý
Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tường Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng
Quyết định số 375/QĐ-CT ngày 26/4/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt chủ trương lập Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Công văn số 1720/TCLN-BTTN ngày 06/11/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững 03 khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Tờ trình số 2226/TTr-SNN, ngày 09/12/2013 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Quyết định 523/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2011-2020;
Quyết định số 1770/Q Đ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh Quy hoạch phân 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) tỉnh Tuyên Quang;
Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 10-7-2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang đến năm 2020.
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập theo Quyết định số 274/UB-QĐ ngày 09/05/1994 của UBND tỉnh Tuyên Quang với mục đích ban đầu nhằm bảo vệ loài Vọoc mũi hếch –Pygathrix avunculus. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và được xếp vào một trong 8 loại linh trưởng đang bị đe dọa trên toàn cầu.
Khu rừng đặc dụng Na Hang có diện tích 21.238,7 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 20.178,8 ha, chiếm 95% diện tích rừng đặc dụng của huyện Na Hang nằm trên địa bàn 04 xã: Côn Lôn, Khâu Tinh, Thanh Tương, Sơn Phú; Khu RĐD Na Hang thuộc hệ thống rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây là “một trong những trung tâm phát triển rừng trên núi đá vôi, một hệ thực vật điển hình và đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi ở Bắc Việt Nam”. Và là nơi có khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng: Về thực vật, trong Khu RĐD đã thống kê được 1.162 loài thực vật bậc cao; về động vật, (theo ĐDSH tổ hợp Bảo tồn Ba Bể/Na Hang của Dự án PARC.2004
và các điều tra bổ xung sau đó), trong Khu RĐD có 88 loài thú, 294 loài
chim, 30 loài bò sát, 18 loài lưỡng cư; ngoài ra, bước đầu đã ghi nhận trong Khu RĐD Na Hang có khoảng 300 loài bướm, 40 loài Dơi...Trong đó, có nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm đã được ghi vào SĐVN và SĐTG.
Với những đặc điểm trên, Khu RĐD Na Hang là một Khu dự trữ thiên nhiên, nơi lưu giữ nhiều nhiều giá trị về đa dạng sinh học; đặc biệt, sự có mặt
của các loài đặc hữu và nguy cấp cao: Voọc mũi hếch, Vạc hoa, Lan kim tuyến, Thông Pà cò, Hoàng đàn...v.v,
4.3.2. Thực trạng công tác bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Na hang
* Điểm mạnh
- Khu DTTN Na Hang có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và nhiều danh thắng đẹp, khí hậu mát mẻ, nhiều di tích văn hoá với các lễ hội truyền thống, tài nguyên rừng đa dạng phong phú về khu hệ động thực vật, đặc biệt sự có mặt của loài Voọc mũi hếch và một số loài động thực vật đặc hữu và nguy cấp cao; với diện tích mặt hồ thuỷ điện lớn rất thuận tiện cho việc đi lại, nên có thuận lợi và cơ hội phát triển nhiều loại hình du lịch và dịch vụ môi trường.
- Có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ về đa dạng sinh học, có Quy hoạch BV và PTR tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, kế thừa nhiều kinh nghiệm, tài liệu nghiên cứu từ các dự án PARC và PRCF.
- Đã thành lập mạng lưới và có quy chế quản lý, hoạt động về công tác QLBVR và PCCCR các cấp từ Huyện, Xã đến các thôn bản.Đồng thời người dân cũng đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia vào các chương trình bảo vệ và phát triển phục hồi sinh thái rừng.
- Có hệ thống các trạm Kiểm lâm, chốt BVR và các tuyến tuần rừng trong KBT khá hợp lý. Đã có một số trang, thiết bị cần thiết phục vụ công tác QLBVR.
- Lực lượng Kiểm lâm, nhân viên tuần rừng có kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Những kết quả trong thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng của Hạt KLRĐD trong thời gian qua là cơ sở, bài học kinh nghiệm và niềm tin để triển khai thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn trong thời gian tới.
- Các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững được Nhà nước ban hành thực hiện, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Khu DTTN Na Hang thu hút các nguồn lực đầu tư cho công tác BT và PTBV.
- Khu DTTN Na Hang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước như PARC, PRCF.
* Điểm yếu
- Nhận thức của một số bộ phận người dân về công tác bảo tồn, đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý chưa cao.
- Tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chưa được ngăn chặn triệt để.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, do đó một số hoạt động không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
- Các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất chưa được giao cho chủ quản lý cụ thể, nên chưa nâng cao được hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và thu hút đầu tư, vận dụng các chính sách của Nhà nước vào công tác bảo vệ phát triển rừng.
- Địa bàn quản lý trải dài trên diện tích rộng, bị chia cắt nhiều bởi lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, tạo thành các tuyến giao thông đường thủy, rất thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát.
- Nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng chủ yếu được thực hiện ở các xã vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, nơi mà các điều kiện sống của người dân còn hết sức thiếu thốn và khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều.
- Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được thường xuyên.
- Mức độ tham mưu về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của cán bộ Kiểm lâm địa bàn đối với chính quyền xã chưa nhiều, còn thiếu kỹ năng chuyên môn để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội.
- Việc buôn bán lâm sản trái phép mạng lại lợi nhuận lớn, dẫn đến các đối tượng vi phạm bất chấp pháp luật để mưu cầu lợi nhuận.
- Lực lượng Kiểm lâm còn mỏng; phương tiện trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
- Đời sống kinh tế của người dân KBT và vùng đệm còn khó khăn do dân số gia tăng, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, không có việc làm...nên khả năng tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế; đồng thời, cũng khó tránh khỏi việc người dân xâm hại rừng, vi phạm Lâm luật.
- Thực hiện bảo tồn ĐDSH của Hạt KLRĐD Na Hang những năm qua chỉ tập trung chính vào công tác quản lý, bảo vệ và phục hồi rừng; chưa có các C/T, DA cụ thể để xác định cho các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững.
4.3.3. Một sốgiải pháp bảo tồn và phát triển loài Đinh hương
4.3.3.1. Giải pháp bản tồn nguyên vị
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng loài và sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tượng bảo tồn để áp dụng các hình thức quản lý thích hợp. Có thể nói, đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính đa dạng sinh học. Bởi chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến hóa đối với môi trường đang thay đổi trong các quần thể tự nhiên của chúng. Có thể áp dụng các biện pháp sau: