Sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng hiện có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Na Hang vừa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý bảo vệ rừng, đồng thời kiêm là Ban quản lý Dự án rừng đặc dụng, đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện như: BQL rừng phòng hộ Na Hang, BQL Dự
án cơ sở huyện Na Hang...và được sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc trong vùng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Kết quả sản xuất lâm nghiệp đã thực hiện:
- Bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng hiện có, duy trì được các chốt tuần rừng trong khu rừng đặc dụng, thực hiện tốt mục tiêu giữ rừng tận gốc.
- Duy trì công tác bảo tồn loài động vật đặc hữu Voọc mũi hếch.
- Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng được 24.175 lượt người. Vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Đã tham mưu với chính quyền địa phương cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho 283 hộ với diện tích 735 ha.
- Từ năm 2000 đến nay đã phát hiện và xử lý 650 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Phát triển rừng:
+ Trồng mới được 1.230 ha rừng, trong đó: Chương trình 327 trồng được: 252,4 ha, Dự án 661 (từ năm 1999 đến 2010) trồng được 589,3 ha, năm 2011 trồng theo chương trình mục tiêu (Bảo vệ và phát triển rừng) được 388,3 ha và thực hiện chăm sóc, bảo vệ được 4.794,9 ha lần diện tich rừng đã trồng. + Khoanh nuôi tái sinh chu kỳ 2001-2005, diện tích thành rừng được 975,7 ha.
+ Tổng vốn Chương trình 327 và Dự án 661 đã thực hiện 9.140,26 triệu đồng. Mặc dù, thu nhập từ kinh tế rừng tuy chưa nhiều, song, cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.
- Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Đặc điểm lâm học của loài Đinh hƣơng tại khu vực nghiên cứu.
4.1.1. Đặc điểm phân bố của loài Đinh hương tại khu vực nghiên cứu.
4.1.1.1.Phân bố của loài Đinh hương * Phân bố theo đai cao
Theo đại cao ta có thể bắt gặp Đinh hương trên tuyến điều tra. Số liệu trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Phân bố Đinhhƣơng theo đai cao và trạng thái rừng TT Đai cao bắt gặp (m) Số cá thể Đinh hƣơng bắt gặp Trạng thái rừng Sinh trƣởng 1 300 - 550 2 Rừng gỗ tự nhiên LRTX giàu (TXG) Tốt 2 550 - 700 8 Rừng gỗ tự nhiên LRTX(TXG) Tốt 3 700- 950 1 Rừng hỗn giao TN-G tự nhiên (HG2) Tốt Qua bảng 4.1 cho thấy trên tuyến từ 300 –550m bắt gặp 2 cá thể Đinh hương chiếm 18,18%, phân bố trên núi nơi rừng thứ sinh. Do điều kiện sinh cảnh nên có một cá thể sinh trưởng trung bình, còn lại sinh trưởng phát triển tốt. Điểm bắt gặp ít nhất là từ 700m - 950m chỉ bắt gặp một cá thể Đinh lương chiếm 9,09%. Sinh trưởng tốt, trên rừng thứ sinh, từ550m - 700m, chiếm 72,72%. Do điều kiện sinh cảnh nên có một các thể sinh trưởng trung bình, còn lại sinh trưởng phát triển tốt, điểm bắt gặp chủ yếu ở sườn núi cùng với các loài Nghiến, Trai, Trâm xanh,... Từ những kết quả này có thể đi đến nhận định rằng. Ở khu vực nghiên cứu, hiện tại Đinh hương có mặt tại độ cao từ
trên 300 m đến dưới 1000 m, nhưng chủ yếu phân bố tại đai độ cao từ 550 - 700
*Phân bố theo địa hình
Theo địa hình ta có thể bắt gặp Đinh hương trên tuyến điều tra. Số liệu trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả phân bố Đinh hƣơng theo địa hình TT Đai cao bắt gặp (m) Số cá thể Đinh hƣơng bắt gặp Sinh trƣởng 1 Chân núi 1 Tốt 2 Sườn núi 9 Tốt 3 Đỉnh núi 1 Tốt
Qua bảng trên cho thấy loài Đinh hương phân bố rải rác ở trong rừng và chủ yếu phân bố ở các vị trí sườn núi với 9 cá thể với tỷ lệ 81,82%, chân núi và đỉnh núi chỉ bắt gặp 1 cá thể. Điều này cho thấy rằng, loài Đinh hương phân bố chủ yếu ở trên các khu vực sườn núi, nơi có độ che phủ và độ ẩm cao. Từ những kết quả này có thể đi đến nhận định rằng. Các sườn núi là nơi có địa hình thích hợp nhất với Đinh hương.
* Phân bố theo tuyến
Kết quả Đinh hương trên tuyến được tổng hợp trong bảng sau:
Bàng 4.3. Tổng hợp kết quả điều tra đinh hƣơng trên tuyến
TT Tọa độ D1.3 (cm) Hvn Phẩm chất Cấp tuổi Tuyến 1 E00552305 N02477383 15 17 Tốt Cây trưởng thành 1 2 E00552311 N02477395 42 27 Tốt Cây trưởng thành 1 3 E00552381 N02477434 26 20 Tốt Cây trưởng thành 1 4 E00552396 N02477442 8 5 Trung bình Cây còn nhỏ 1
TT Tọa độ D1.3 (cm) Hvn Phẩm chất Cấp tuổi Tuyến 5 E00552407 N02477453 30 25 Tốt Cây trưởng thành 1 6 E00552824 N02477769 18 16 Tốt Cây trưởng thành 2 7 E00552862 N02477781 7 4.5 Tốt Cây còn nhỏ 2 8 E00552876 N02477794 30.5 24 Tốt Cây trưởng thành 2 9 E00553162 N02477965 16 14 Tốt Cây trưởng thành 3 10 E00553199 N02477989 14 8 Trung bình Cây trưởng thành 3 11 E00553275 N02478015 20 16 Tốt Cây trưởng thành 3
Qua kết quả điều tra cho thấy: Đinh hương phân bố rải rác khắp 3 tuyến điều tra. Tại tuyến 1 bắt gặp 5 cá thể, tuyến 2 và 3 đều bắt gặp 3 cá thể.
Đa số các cây Đinh hương phát hiện được đều phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ 81,82%, chỉ có 18,18% cây có phẩm chất trung bình.
4.1.1.2. Nghiên cứu điều kiện nơi mọc của loài Đinh hương
Kết quả điều tra cho thấy: Phát hiện loài cây này sống tại vị trí sườn núi của khu Nặm lù, Bản Dạ xã sơn Phú và khu Bản Bung xã Thanh Tương (gồm cả cây con và cây trưởng thành). Qua quá trình điều tra, nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu đất tại các địa điểm có Đinh hương sinh sống. Cụ thể các địa điểm đó như sau:
Bảng 4.4. Một số tính chất đất tại khu vực nghiên cứu Phẫu diện Vị trí Tên tầng đất Độ sâu tầng đất pHK Cl Mùn % Dễ tiêu mg/100 N P2O5 K2O Đ- 1 Tuyến 1 A 2– 20cm 6,5 4,54 5,95 4,75 15,85 B > 20cm 6,45 5,05 7,51 4,5 20,7 Đ- 2 Tuyến 1 A 2– 20cm 6,55 4,56 5,97 4,77 15,87 B > 20cm 6,46 5,06 7,51 4,51 20,71 Đ- 3 Tuyến 2 A 1.5- 15cm 5,79 4,59 6,36 5,69 27,5 B > 15cm 6,71 4,74 6,65 5,97 28,19 Đ- 4 Tuyến 2 A 1.5- 15cm 5,78 5,04 6,35 5,69 27,6 B > 15cm 6,7 4,73 6,63 5,95 28,18 Đ- 5 Tuyến 3 A 1.5- 15cm 5,76 4,57 6,33 5,68 27,7 B > 15cm 6,69 5,10 6,64 5,96 28,17 Đ- 6 Tuyến 3 A 1.5- 15cm 5,77 4,59 6,37 5,67 27,5 B > 15cm 6,72 4,72 6,62 5,94 28,20 Qua quá trình điều tra cây Đinh hương, vị trí phát hiện có cây Đinh hương thường là những vị trí trên sườn núi. Tại những nơi này đặc điểm về đất khá đặc biệt và mang nét đặc trưng của núi đá vôi đó là không thành tầng liên tục, đất được hình thành do sự phong hóa đá vôi và chủ yếu là do quá
trình phân hủy của xác động thực vật, cành khô lá rụng tích tụ lại ở hốc và khe đá. Kết quả phân tích các hàm lượng độ chua của đất (pHKCl), hàm lượng mùn trong đất, các thành phần đạm trong đất (NPK) khả năng hấp phụ và thành phần cơ giới đất ta có một số nhận xét sau:
+ Độ chua trao đổi (pHKCl): Tại điểm có Đinh hương sinh sống độ chua của đất thường có chỉ số pH 6,5 – 7,0 điều này chứng tỏ đất tại nơi Đinh hươngsinh sống thường là đất trung tính.
+ Tỷ lệ mùn trong đất: Hàm lượng mùn tại khu vực nghiên cứu tương đối cao. Số liệu thu thập đặc điểm mùn ở các độ sâu của tầng đất lần lượt là: Độ sâu tầng A (2-20cm) dao động từ 4,54 – 4,59%, độ sâu tầng đất B (>15cm) dao động từ 4,72 – 5,10%. Đặc điểm này phù hợp với đặc trưng của vùng núi đá vôi: Hàm lượng mùn tương đối cao. Tỷ lệ mùn tại những nơi có cây Đinh hương cao là do tác động của cây vào đất đã cố định các vật rơi rụng khiến chúng không bị rửa trôi mà các vật rơi rụng này phân hủy ngay tại vị trí có cây Đinh hương phân bố điều này đã làm cho hàm lượng mùn trong đất tăng lên.
Một đặc điểm khác biệt về hàm lượng mùn và độ chua của đất so với các nơi khác đó là: Mặc dù hàm lượng mùn tương đối cao, tuy nhiên độ chua của đất (được biểu thị qua độ chua trao đổi: pHKCl) ở mức trung tính. Đặc điểm này khác biệt so với những vùng đất khác. Sự khác biệt này là do độ chua trao đổi của đất được hình thành từ việc phong hóa đá và sự phân hủy các chất hữu cơ có được từ xác động, thực vật (xác chết động vật, thực vật và vật rơi rụng) theo lý thuyết thì sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm tăng độ chua của đất, tuy nhiên do đặc điểm đất tại nơi này mới được hình thành tỷ lệ thành phân hóa học có sự khác biệt so với đất thông thường khiến cho chỉ số pHKCl tăng đồng nghĩa với việc đất ít chua hơn.
+ Thành phần đạm (N), lân (P2O5), Kali (K2O) trong đất: Thành phần các chất NPK trong đất tại nơi trồng Đinh hương đều có chỉ số cao là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh trưởng của cây.
Nhìn chung đặc điểm đất tại khu vực nghiên cứu là điều kiện gây trồng của nhiều loài cây, đặc biệt đất nhiều mùn và có độ chua trung bình. Thành phần các chất dinh dưỡng (đạm, lân) ở mức giàu tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài cây.Điều này có nghĩa là loài cây Đinh hương thích ứng với đặc điểm đất giàu dinh dưỡng và nhiều mùn.
4.1.2.Đặcđiểm cấu trúc lầm phần nơi có loài Đinh hương phân bố
4.1.2.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Cấu trúc tổ thành là nhân tố quan trọng trong cấu trúc lâm phần và là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến các đặc điểm sinh thái khác của rừng. Đặc biệt rừng tự nhiên ở nước ta, với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo nên một hệ sinh thái rừng phức tạp và tổ thành loài đa dạng, phong phú của tầng cây gỗ trong hệ thực vật. Cấu trúc tổ thành rừng biểu thị tỷ trọng của một loài hay một nhóm loài cây nào đó chiếm trong lâm phần, là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái. Cấu trúc tổ thành là cơ sở để định hướng cho các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng. Vì vậy việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng được xem như công việc đầu tiên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc rừng nói chung và là cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp trong công tác bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng.Chỉ tiêu biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần gọi là hệ số tổ thành. Tập hợp hệ số tổ thành của các loài cây tương ứng gọi là công thức tổ thành.
Trong điều tra lâm học, tổ thành các loài thường được biểu thị dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Ngoài ra từ công thức tổ thành có thể phần nào đánh giá được một cách khách quan về thành phần loài cũng như vai trò của chúng trong quần xã.
Để xác định tổ thành cho các trạng thái rừng, đề tài sử dụng chỉ số IV% làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành. Kết quả tính toán được tổng hợp tại các bảng dưới đây:
Bảng 4.5. Tổ thành tầng cây cao rừng hỗn giao tre nứa – gỗ tự nhiên (HG2) tại ONC I
TT Tên loài Tổ thành N% G% IV% 1 Lá nến 26,1 13,4 19,8 2 Muồng đen 10,9 12,2 11,5 3 Sồi phảng 5,1 11,2 8,1 4 Kháo vàng 7,2 8,5 7,9 5 Trám trắng 5,1 8,6 6,8 6 Re hương 2,2 10,6 6,4 7 Ngát 7,2 1,7 4,5
8 Sung quả lê 1,4 5,1 3,3
9 Chẹo tía 2,9 3,5 3,2
10 Sấu 0,7 5,1 2,9
11 20 loài khác 31,2 20,1 25,6
Tổng 100 100 100
Qua điều tra Đinh hương ở 3 ô tiêu chuẩn tại trạng thái HG2 cho thấy loài Đinh hương bắt gặp ở trạng thái rừng này là rất ít chỉ có 2 cây. Điều đó cho thấy loài Đinh hương đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, vì vậy chúng ta cần có giải pháp bảo tồn về lâu dài cho loài này. Do còn quá ít nên loài Đinh hương không được tham gia vào công thức tổ thành của trạng thái HG2.
Công thức tổ thành:19,8 Ln + 11,5 Mđ + 8,1 Sp + 7,9Kv + 6,8 Xđ + 6,4 Rh + 39,5 CLK.
Chú giải:
Lá nến: Ln Muồng đen: Mđ Sồi phảng: Sp
Qua bảng trên cho thấy:
Số loài tham gia công thức tổ thành là 6 loài, các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Lá nến, Muồng đen, Kháo vàng… trong đó loài Lá nến chiếm ưu thế lớn nhất
* Trạng thái rừng Rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh giàu (TXG)
Bảng 4.6. Tổ thành tầng cây cao rừng gỗ tự nhiên lá rộng thƣờng xanh giàu (TXG) tại ONC III
TT Tên loài Tổ thành N% G% IV% 1 Kháo vàng 21,2 27,9 24,6 2 Sồi phảng 6,1 15,4 10,8 3 Thừng mực 13,5 5,8 9,6 4 Chân chim 9,2 5,4 7,3 5 Re hương 3,5 8,3 5,9 6 Vỏ mản 4,9 4,2 4,6 7 Côm 5,4 3,3 4,4 8 Sòi 3,9 3,7 3,8 9 Trường vải 3,2 3,3 3,2 10 Bứa 4,7 1,7 3,2 11 34 loài khác 24,5 20,9 22,7 Tổng 100 100 100
Tại trạng thái TXG chúng ta bắt gặp 9 cây Đinh hương. Tuy nhiên, số lượng cá thể này cũng là rất ít so với các loài khác và được thể hiện rõ hơn qua công thức tổ thành dưới đây:
Công thức tổ thành:24,6Kv + 10,8Sp + 9,6 Tm + 7,3Cc + 5,9Rh +41,8 CLK. Chú giải:
Thừng mực: Tm Chân chim: Mđ Sồi phảng: Sp
Kháo vàng: Kv Re hương: Rh
Qua bảng trên cho thấy:
Số loài tham gia công thức tổ thành là 5loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Kháo vàng, Sồi phẳng, Thừng mực,… trong đó loài Kháo vàng chiếm ưu thế lớn nhất
Một số hình ảnh về tầng cây cao
Hình 4.3. Một số hình ảnh về cây Đinh hƣơng tại khu vực nghiên cứu
4.1.2.2. Cấu trúc tầng cây bụi thảm tươi
Cây bụi thảm tươi là thành phần của hệ sinh thái rừng. Một mặt nó là đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất và giảm thiểu được xói mòn, rửa trôi một mặt nó ngăn cản sự phát tán của hạt cây mẹ, cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây tái sinh. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm cây bụi thảm tươi là một việc không thể thiếu để từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để xử lý tầng cây bụi tảm tươi cục bộ tạo điều kiện cho sự phát triển tầng cây cao, cây tái sinh đồng thời
phát huy được vai trò phòng hộ lâu dài của rừng. Trong đề tài chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu về chiều cao, loài cây, số cây, thành phần loài để phục vụ cho công tác nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Đinh hương. Kết quả điều tra được tổng hợp ở biểu sau:
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp lớp cây bụi thảm tƣơi