Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài đinh hương (dysoxylum cauliflorum hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 27)

- Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Đinh hương - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Đinh hương từ hạt

2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã kế thừa có chọn lọc các tài liệu sau: - Những tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu: Khí hậu thủy văn thổ nhưỡng, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên đa dạng sinh học, kiến thức bản địa, chính sách nhà nước, những quy định của quốc gia.

- Các văn bản liên quan tới loài Đinh hương: Sách Đỏ Việt Nam; Cây cỏ Việt Nam 2003, Tập 2, [số thứ tự cây 5535, trang 392], Phạm Hoàng Hộ, NXB Trẻ.

- Những công trình nghiên cứu liên quan tới cây Đinh hương.

- Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm địa bàn khu vực nghiên cứu và người đân địa phương về các vị trí từng ghi nhận sự xuất hiện của loài làm cơ sở để xác định vùng phân bố của loài hoặc xây dựng các tuyến điều tra, ô tiêu chuẩn.

-Các tài liệu khác trong quá trình nghiên cứu (sách, giáo trình, báo trí, internet...)

2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

2.4.2.1. Điều tra đặc điểm phân bố của loài

* Điều tra theo tuyến

Đề tài thiết lập 3 tuyến điều tra đại diện cho 3 kiểu rừng đặc trưng của KBTTN Na Hang.

Tuyến 1: Tại Tát Còn – Nặm Lù xã Sơn Phú, chiều dài tuyến 5 km, đại diện cho trạng thái rừng TXG.

Tuyến 2: Tại Bản Dạ xã Sơn Phú, chiều dài tuyến 5 km, đại diện cho trạng thái rừng TXG.

Tuyến 3: Khuân khu – Thẳm Poong - Bản Bung xã Thanh Tương, chiều dài tuyến 5 km, đại diện cho trạng thái rừng HG2.

Trên mỗi tuyến điều tra khi bắt gặp cá thể Đinh hương sẽ tiến hành thu thập các số liệu về:

- Tọa độ địa lý

- Độ cao so với mực nước biển - Độ dốc và hướng phơi

- Đào phẫu diện để mô tả đặc điểm đất và lấy mẫu về phân tích

- Xác định đặc điểm sinh trưởng của cá thể Đinh hương gồm: tuổi, đường kính, chiều cao, đường kính tán, và đánh giá tình hình sinh trưởng của cây. Kết quả điều tra ghi vào biểu theo mẫu ở phụ lục 7.

2.4.2.2.Điều tra đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có loài Đinh hương phân bố

- Dựa vào kết quả điều tra đặc điểm phân bố của loài Đinh hương để xác định loài cây phân bố ở kiểu rừng, độ cao ở khu vực nghiên cứu. Sau đó chọn tất cả các lô thuộc kiểu rừng đã lựa chọn tại khu vực nghiên cứu. Tiến hành lập 6 ô tiêu chuẩn mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích 2500m2

(50m X 50m) và xác định tên của tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn (OTC) và các chỉ tiêu sinh trưởng của chúng. Trong OTC điều tra tầng cây cao.

- Kiểm tra đặc điểm phân bố của loài Đinh hương để xác định loài cây phân bố tại 2 trạng thái rựng TXG và HG2.

- Dụng cụ và thiết bị sử dụng: Bao gồm GPS, máy ảnh, thước dây, thước kẹp kính, máy đo chiều cao cây…

- Điều tra tầng cây cao: Đo các chỉ tiêu đo đếm: D1.3, Hvn, Dt. Điều tra tất cả các cây có đường kính ≥ 6 cm.

- Điều tra phân cấp chất lượng cây rừng

+ Cây tốt (A): là những cây đơn thân, thẳng, đẹp, tròn đều, không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng tốt.

+ Cây trung bình(B): Cây có đa thân, cân đối, tán đều không cong queo, sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển bình thường.

+ Cây xấu (C): là những cậy cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, tán hẹp, sinh trưởng phát triển kém.(Mẫu biểu tại phần phụ lục 7).

2.4.2.3.Điều tra đặc điểm nhóm loài cây đi kèm với Đinh hương

Để tiến hành điều tra nhóm loài cây đi kèm, sử dụng phương pháp OTC 6 cây. Lấy loài cây nghiên cứu làm tâm, xác định tên của 6 cây có khoảng cách gần với cây trung tâm nhất.

Phương pháp cụ thể: Lựa chọn 30 cây trưởng thành phân bố đều trong lâm phần điểm hình trên kiểu rừng đã lựa chọn tại khu vực nghiên cứu để điều tra đặc điểm nhóm loài cây đi kèm với Đinh hương. Từ cây Đinh hương trung tâm, xác định 6 cây gần nhất đi kèm với Đinh hương, sau đó đo đếm các chỉ tiêu D1.3, Hvn, Dt và khoảng cách từ cây Đinh hương trung tâm đến các cây đi kèm. Các số liệu điều tra bao gồm:

+ Tên cây đi kèm

+ Khoảng cách từ cây bạn đến cây trung tâm

Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu tại phụ lục 7.

Phân hạng cây bạn theo mức độ thường gặp (Trần Thị Chì, 2001) Áp dụng công thức của TS. Triệu Văn Hùng:

Số ô có cá thể xuất hiện

P0= x 100 Tổng số ô điều tra

Số cá thể của một loài cây

Pc= x 100 Tổng số cá thể của các loài

Trong đó:

P0: là tần xuất xuất hiện tính theo điểm điều tra. Pc: là tần xuất xuất hiện tính theo số cá thể. Kết quả thu được sẽ chỉa làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Rất hay gặp, gồm những loài có P0> 30% và Pc>7%

+ Nhóm 2: Hay gặp, gồm những loài có 30% > P0> 15% và 7% > Pc>3%. + Nhóm 3: ít gặp, gồm những loài có P0< 15 % Pc< 3%

2.4.2.4. Điều tra đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Đinh hương và lớp cây bụi thảm tươi.

- Trong mỗi ÔTC lập 4 ô dạng bản, diện tích thu thập 16 m2 (kích thước 4x4m);

- Vị trí các ô dạng bản (ODB) được bố trí ở 4 góc ô tiêu chuẩn.

Hình 2.1: Sơ đồ ô dạng bản

- Phương pháp đo đếm cây tái sinh: + Xác định tên loài cây tái sinh;

+ Đo chiều cao vút ngọn, phân theo 7 cấp (< 0,5 m; 0,5 đến 1m; 1,1 đến 1,5m; 1,6 đến 2,0m; 2,1 đến 3,0m; 3,1 đến 5,0m, > 5,0m);

+ Xác định chất lượng cây: Phân theo tốt, xấu, trung bình;

+ Xác định nguồn gốc: Theo chồi, hạt cho từng loài, trong phiếu ghi theo số cây.

Toàn bộ các số liệu thu thập, đo đếm tầng cây tái sinh được ghi chép theo mẫu biểu điều tra cây tái sinh (Mẫu biểu 04, phần phụ lục 7).

- Điều tra cây bụi, thảm tươi theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của tình hình sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi trên ODB…Đo đếm các chỉ tiêu ghi vào mẫu biểu điều tra cây bụi, thảm tươi(Mẫu biểu 05, phần phụ lục 7).

2.4.2.5. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài Đinh hương từ hạt

* Nghiên cứu thành phần hỗn hợp ruột bầu

- Vật liệu phục vụ nghiên cứu

+ Hạt giống được thu hái và xử lý theo đúng các bước theo quy định. + Đất tầng A+B, sau khi khai thác về được sàng loại bỏ đá lẫn và phơi ải trong vòng 7 ngày để diệt nấm bệnh.

+ Phân lân sử dụng là phân Supe lân Lâm thao

+ Phân vi sinh sử dụng là phân vi sinh sông gianh (độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%;Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca, Mg, S; Các chủng vi sinh vật hữu ích: 3 × 106CFU/g).

Trước khi tiến hành thí nghiệm, tất cả hỗn hợp đều được xử lý nấm bằng dung dịch Ben lát C nồng độ 0,1%.

- Các công thức thí nghiệm

+ CT1: 100% đất tầng A + tầng B

+ CT2: 89% đất (tầng A + B) + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân + CT3: 89% đất (tầng A + B) + 10% trấu hun + 1% phân vi sinh + CT4: 50% đất (tầng A + B) + 45% cát sạch + 5% phân lân

- Phương pháp bố trí thí nghiệm

Số hạt giống phục vụ cho thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức x 3 lặp x 36 hạt = 432 hạt giống.

Sử dụng lưới che sáng 50% ánh sáng trực xạ để che sáng cho các công thức thí nghiệm.

Lặp 1 CT1 CT2 CT3 CT4

Lặp 2 CT2 CT3 CT4 CT1

Lặp 3 CT3 CT2 CT1 CT4

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu thành phần hỗn hợp ruột bầu

-Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu

+ Chỉ tiêu theo dõi: Định kỳ 1 tháng/lần theo dõi các chỉ tiêu:

Tỷ lệ nảy mầm: Được xác định bằng thống kê số hạt nảy mầm so với tổng số hạt đem gieo của mỗi lần lặp được gieo trong bầu.

Tỷ lệ sống: Tỷ lệ cây sống được xác định thống kê tổng số cây sống trên tổng số cây của mỗi lần lặp được gieo trong bầu.

Tình hình sinh trưởng: Chiều cao, số lá, kích thước lá, chất lượng sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu).

Chiều cao của cây được đo đếm bằng thước có khắc vạch đến mm, số lá được đếm bằng cách thông thường, kích thức lá cũng được đo bằng thước có vạch khắc đến mm.

Tình hình sâu bệnh hại

+ Thời gian theo dõi: Thời gian theo dõi thí nghiệm là 3 tháng.

- Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu nhập vào Excel và được phân tích phương sai 1 nhân tố, tính toán các trị số trung bình bằng các hàm thống kê thông dụng dưới sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm SPSS, Excel.

* Nghiên cứu chế độ che sáng cho cây con trong vườn ươm.

- Vật liệu phục vụ nghiên cứu

+ Hạt giống được thu hái và xử lý theo đúng các bước theo quy định. + Hạt được gieo trong bầu dinh dưỡng có công thức hỗn hợp ruột bầu

là: 89% đất (tầng A + B) + 10% phân chuồng hoai + 1% supe lân

+ Sử dụng lưới che sáng theo tỷ lệ để che sáng cho các công thức thí nghiệm.

- Các công thức thí nghiệm

+ CT1: Che 25±5% ánh sáng trực xạ + CT2: Che 50±5% ánh sáng trực xạ + CT3: Che 75±5% ánh sáng trực xạ + CT4: Không che sáng (đối chứng)

- Phương pháp bố trí thí nghiệm

Sử dụng máy đo cường độ ánh sáng Lux để tiến hành bố trí 4 công thức thí nghiệm:

Mỗi công thức thí nghiệm có 36 hạt được gieo trong bầu dinh dưỡng kích thước 13x18cm cùng hỗn hợp ruột bầu. Tổng số hạtcần thiết cho thí nghiệm là 4 nghiệm thức x 3 lặp x 36 hạt = 432 hạt.

Ta có sơ đồ thí nghiệm bố trí thí nghiệm che sáng cho cây con trong vườn ươm sau đây:

LẶP 1 CT1 CT3 CT4 CT2

LẶP 2 CT4 CT2 CT1 CT3

LẶP 3 CT3 CT4 CT2 CT1

Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng

-Phương pháp theo dõi và thu thập số liệu

+ Chỉ tiêu đo đếm: Định kỳ 1 tháng/lần theo dõi đánh giá:

Tỷ lệ sống: Tỷ lệ cây sống được xác định thống kê tổng số cây sống, trên tổng số cây của mỗi lần lặp được cấy trong bầu.

Tình hình sinh trưởng cây con: Đo chiều cao cây, số lá trung bình/nhánh, số nhánh, kích thước lá, đánh giá chất lượng sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu) tương tự các thí nghiệm nêu trên.

Tình hình sâu bệnh hại.

+ Thời gian theo dõi thí nghiệm là 2 tháng.

- Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu nhập vào Excel và được phân tích phương sai 1 nhân tố, tính toán các trị số trung bình bằng các hàm thống kê thông dụng dưới sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm SPSS, Excel.

+ Tính toán đặc trưng mẫu: X =  fixi

n. .

1

Trong đó: x là giá trị trung bình của đại lượng quan sát. Phương sai: Với Qx =  fi.xi -

n xi fi

 . ) )

( 2

+ Sai tiêu chuẩn S = S2

+ Hệ số biến động: S% = .100.

X S

+ Levene test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa

các nhóm

Ho: “Phương sai bằng nhau” Sig <= 0.05: bác bỏ Ho

Sig >0.05: chấp nhận Ho ->đủ điều kiện để phân tích tiếp anova

ANOVA test: Kiểm định anova Ho: “Trung bình bằng nhau”

Sig <=0.05: bác bỏ Ho -> đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc

Sig >0.05: chấp nhận Ho -> chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc

Khi có sự khác biệt thì có thể phân tích sâu hơn để tìm ra sự khác biệt như thế nào giữa các nhóm quan sát bằng các kiểm định Tukey, LSD, Bonferroni, Duncan.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Việc giám định mẫu vật và xác định các loài thực vật chưa xác định được tên cây nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia về phân loại thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, phạm vi diện tích:

- Vị trí: Khu BTTN Na Hang nằm ở phía Đông Nam huyện Na Hang cách Thành phố Tuyên Quang 110 km về phía Đông bắc, có tọa độ địa lý:

Từ 220

14' - 22035' vĩ độ Bắc; Từ 1040

17' - 105035' kinh độ Đông. - Ranh giới hành chính:

Phía Bắc giáp các xã: Sinh Long, Thượng Nông. Yên Hoa. Phía Nam giáp xã: Yên Lập (huyện Chiêm Hóa).

Phía Tây giáp: Thị trấn Na Hang, xã Năng Khả (huyện Na Hang) và xã Thượng Lâm (huyện Lâm Bình).

Phía Đông giáp các xã: Đà vị (huyện Na Hang), Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn).

- Phạm vi và diện tích: (thay đổi theo 03 giai đoạn)

Khu BTTN Na Hang nằm trên địa bàn 04 xã và 1 thị trấn là: Xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang và có tổng diện tích đất lâm nghiệp 32.717,0 ha.

+ Khu BTTN Na Hang có diện tích tự nhiên là 37.298 ha, diện tích đất lâm nghiệp 33.061,1 ha, trong đó rừng đặc dụng là 22.401,5 ha, nằm trên địa phận 4 xã: Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh và Côn Lôn.

3.1.2. Địa hình, đá mẹ và đất đai:

- Địa hình:

Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng mang đặc điểm địa hình của Vòng cung núi đá vôi Lô-Gâm ở Vùng Đông Bắc Việt Nam

với những dãy núi trùng điệp liên tiếp theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Địa hình có cấu trúc caster phức tạp và nhiều hang động. Độ cao trung bình 400 m, độ dốc trung bình 250

-300. Nơi thấp nhất có độ cao tuyệt đối 120 m (khu vực ven sông Gâm), đỉnh cao nhất 1.074,2 m (đỉnh Khau Tép thuộc xã Khâu Tinh). Có thể chia ra làm 3 dạng địa hình chính:

- Địa hình bậc 1 đạt độ cao dưới 300m, chiếm 30%. - Địa hình bậc 2 đạt độ cao từ 300m – 800m, chiếm 60%. - Địa hình bậc 3 đạt độ cao trên 900m, chiếm 10%.

- Đá mẹ và đất đai:

Đá mẹ chủ yếu có trong Khu BTTN Na Hang là: Đá Granit, Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch và các đá biến chất khác. Khu bảo tồn và các xã các xã giáp ranh rừng đặc dụng có 5 loại đất chính sau:

- Đất Feralit mùn, đỏ vàng trên núi cao và trung bình, tầng đất mỏng. - Đất Feralit mùn, vàng nhạt trên núi thấp.

- Đất Feralit mùn, vàng đỏ trên địa hình vùng đồi và chân núi, tầng đất dầy.

- Đất Feralit màu sẫm phát triển trên đá vôi.

- Đất phù xa và dốc tụ tầng dày, nhóm này nằm ven sông.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

- Khí hậu: Địa bàn huyện Na Hang nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc trưng sau:

+ Mùa Hè: Thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Mùa Đông: Khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. + Nhiệt độ trung bình năm 23,50

C; nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất 40C; nhiệt độ tuyệt đối cao nhất 390

+ Lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm.(Thủy văn)

- Thủy văn: Khu BTTN Na Hang và các xã giáp ranh khu rừng đặc dụng có 2 hệ thống sông lớn, gồm: Sông Năng và sông Gâm. Cùng các phụ lưu trên địa bàn tạo thành Hồ thuỷ điện Tuyên Quang ngập ở cao trình 120m. Mạng lưới sông suối nhỏ khá dày, mật độ sông suối chung của địa bàn đạt 1,7 km/km2.

3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội

3.2.1. Tình hình dân cư, lao động, việc làmcác xã trong khu bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp bảo tồn loài đinh hương (dysoxylum cauliflorum hiern) tại khu bảo tồn thiên nhiên na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 27)