Đặc điểm hình thái, sinh thái:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 30)

1.2.3 .Nghiên cứu xác định khả năng tích lũy carbon của rừng ở Việt Nam

1.3. Nghiên cứu về cây mỡ

1.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh thái:

1.3.1.1. Đặc điểm hình thái

Lê Mộng Chân (2000) đã mô tả Mỡ là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đƣờng kính 30-60cm, thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Chiều cao dƣới cành đạt tối thiểu 3 4 chiều cao cây. Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lá mảnh. Hoa lƣỡng tính, màu trắng phớt vàng mọc đơn ở đầu cành, ra hoa vào tháng 2-3. Quả kép hình trụ, chín vào tháng 8-9. Hạt có lớp vỏ giả màu đỏ, lớp trong màu đen nhẵn bóng, có mùi thơm. Một kg quả có đến 25.000 hạt. Mỡ là cây sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, ở rừng trồng mỗi năm có thể cao thêm 1,4-1,6m, từ tuổi 20 tốc độ sinh trƣởng chậm dần.

1.3.1.2. Về đặc điểm sinh thái

Mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc nƣớc ta. Phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình. Những quần thụ Mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy và những rừng trồng. Mỡ thƣờng sống hỗn loài với Kháo, Giổi, Vạng trứng, Chò nâu, Trám, Gội, Xoan đào, Re.

Mỡ thƣờng phân bố ở độ cao tuyệt đối 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi núi thấp dạng bát úp. Mỡ thích hợp với nơi có lƣợng mƣa: 1400 - 2000 mm năm. Tháng khô hạn (lƣợng mƣa nhỏ hơn 50 mm tháng) không quá 2 tháng. Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 24oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 42oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -1oC. Mỡ ít chịu nắng nóng và giá rét, đặc biệt ở giai đoạn tuổi non (Ngô Quang Đê, 1992). Không trồng Mỡ ở nơi có gió Lào thổi mạnh. Mỡ mới trồng nếu gặp sƣơng muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.

rừng nứa xen cây bụi, đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nƣớc, nhiều mùn, thành phần cơ giới sét nhẹ đến sét phát triển trên phiến thạch mica, phiến thạch sét, riolit, poóc phia. Không trồng đƣợc Mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.

Mỡ là loài cây ƣa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Ánh sáng gay gắt mùa hè và mùa thu không thuận lợi cho sinh trƣởng của mỡ. Ánh sáng thấp trong mùa đông và ánh sáng tán quang trong mùa xuân thích hợp với sinh trƣởng của mỡ (Nguyễn Hữu Thƣớc, Nguyễn Liễn, 1965). Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3m. Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hƣớng, xong tập trung ở tầng đất mặt trong khoảng sâu 10-30 cm. Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tƣơi thƣa. Có khả năng tái sinh chồi khỏe. Tán cây tự nhiên trong băng chừa che băng mỡ trồng (5 tuổi) đứng cạnh (cách 2,5 m), Mỡ thiếu ánh sáng, mọc yếu, lá úa, thân mảnh, sinh trƣởng xấu hơn với các hàng khác (Lâm Công Định, 1965). Mỡ thƣờng xanh quanh năm. Ra hoa vào tháng 3-4. Quả chín vào tháng 8-9.

1.3.2. Giá tr sử dung gỗ Mỡ

Về giá trị sử dụng, theo Lê Mộng Chân (2000) thì gỗ Mỡ có giác màu xám trắng, lõi màu vàng nhạt hơi có ánh bạc, gỗ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ làm, ít bị mối mọt. Gỗ Mỡ có tỉ trọng ở ẩm độ 15% là 0,48, xếp nhóm IV. Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt, mục. Chịu đƣợc mƣa nắng, dễ cƣa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh. Thông số hình học đƣợc xem nhƣ là loài cây lý tƣởng cho quá trình gia công chế biến, tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu cao. Thớ gỗ thẳng và mịn, đây là một ƣu thế rất lớn cho quá trình gia công và trang sức bề mặt sản phẩm. Cấu tạo gỗ tƣơng đối đồng đều, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: Công nghệ sản xuất đồ mộc, sản xuất ván nhân tạo (Ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh), sản xuất giấy. Tia gỗ nhỏ, chiều dài sợi lớn. Đây là loại gỗ đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất giấy chất lƣợng cao.

- Nông Văn Tuấn (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động lượng

mưa tới tăng trưởng đường kính và chiều cao cây Mỡ trồng tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Hữu Lũng – Lạng sơn (Đề tài tốt nghiệp Đại học

Lâm nghiệp). Kết quả của đề tài đã đƣa ra đƣợc sự ảnh hƣởng của lƣợng mƣa tới tăng đƣờng kính và chiều cao cây gỗ Mỡ.

- Lê Bá Sin, Nguyễn Thế Nghiệp, Trần Kim Trọng (2004-2005),

Nghiên cứu sử dụng gỗ Mỡ 10, 20, 25 tuổi để sản xuất ván ghép thanh dạng Fingerjoint (Đề tài tốt nghiệp Đại học Lâm). Kết luận của đề tài là gỗ mỡ phù

hợp trong việc sản xuất ván ghép thanh và đƣa ra đƣợc các thông số ngón ghép, áp suất ép, độ gia công phù hợp cho từng độ tuổi của gỗ.

Vũ Văn Đăng (2004), Nghiên cứu về cấu tạo và cấu tạo hiển vi của gỗ

Mỡ theo năm tuổi (Đề tài tốt nghiệp Đại học Lâm). Kết luận của đề tài đã đƣa

ra đƣợc kết quả về cấu tạo thô đại và hiển vi của gỗ mỡ ở các cấp tuổi từ 5, 10, 15, 20, 25 (bảng 1.1-1.6). Đề tài đã đƣa ra kết luận đánh giá gỗ Mỡ là loài cây có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh (tăng trƣởng đƣờng kính có thể đạt tới 2 cm năm). Thông số hình học đƣợc xem nhƣ là loài cây lý tƣởng cho quá trình gia công chế biến, tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu cao. Thớ gỗ thẳng và mịn, đây là một ƣu thế rất lớn cho quá trình gia công và trang sức bề mặt sản phẩm. Cấu tạo gỗ tƣơng đối đồng đều, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau: Công nghệ sản xuất đồ mộc, sản xuất ván nhân tạo: Ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh, sản xuất giấy. Tia gỗ nhỏ, chiều dài sợi lớn - đây là loại gỗ đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất giấy chất lƣợng cao.

Đồng thời, một chỉ số hết sức quan trọng đối với nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh là tỷ lệ co rút theo phƣơng tiếp tuyến/ tỷ lệ co rút theo phƣơng xuyên tâm tƣơng đối lý tƣởng (tỷ số này đối với gỗ Mỡ là 1,59), đều nhỏ hơn 1,80. Đây là loại gỗ có cấu tạo đồng nhất, dễ sấy, dễ gia công, biến dạng mặt cắt của thanh ghép nhỏ (trong sản xuất ván ghép thanh). Khả năng hút ẩm của

gỗ gỗ Mỡ tƣơng đối lớn, đây là một đặc tính rất thuận lợi cho quá trình sấy, ngâm tẩm, biến tính… Khả năng hút ẩm của gỗ Mỡ giảm dần theo tuổi cây, bởi vì trong quá trình phát triển gỗ dần ổn định các đặc tính sinh học.

Nguyễn Chí Kiên, khi nghiên cứu về “Ảnh hƣởng của điều kiện sinh trƣởng và phát triển đến chất lƣợng gỗ Mỡ” đã kết luận: Đƣờng kính và chiều cao cây gỗ Mỡ 10 tuổi có ảnh hƣởng đến chất lƣợng cây gỗ nhƣ tính chất vật lý (độ ẩm tuyệt đối, độ hút nƣớc, khối lƣợng thể tích, khả năng co dãn) và tính chất cơ học (độ bền ép dọc, độ bền kéo dọc, độ bền uốn tĩnh). Nhƣng sự ảnh hƣởng đó không nhiều lắm và không theo một quy luật cụ thể, có những tính chất không có sự ảnh hƣởng của chiều cao hoặc cả hai nhƣ: khả năng dãn nở của gỗ. Chất lƣợng gỗ Mỡ 10 tuổi đƣợc trồng tại Bình Trung cho kết quả tốt nhất, nhƣng đƣờng kính trung bình lại nhỏ nhất. Điều đó phù hợp với quy luật, cây gỗ cùng độ tuổi phát triển nhanh hơn sẽ cho chất lƣợng gỗ thấp hơn. Tuy nhiên, sự chênh lệch đó là không đáng kể. Hay nói các khác, điều kiện sinh trƣởng của cây có ảnh hƣởng rất nhỏ tới chất lƣợng gỗ.

Khi rừng có độ tàn che 0,7 trở lên, cây đã xuất hiện tỉa cành tự nhiên, thực bì thân thảo yếu ớt hoặc không còn tồn tại thì tiến hành tỉa thƣa. Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – quy trình kỹ thuật tỉa thƣa rừng Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo quyết định số 1222 QĐ Kth ngày 15 12 1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Đất trồng Mỡ chia 3 hạng dựa vào chiều cao bình quân của rừng, hạng đất tốt có chiều cao rừng đạt 4,8-6,0m ở tuổi 3; 4,8-8,2m ở tuổi 4; hạng đất trung bình có chiều cao rừng đạt 3,6-4,8m ở tuổi 3; 5,4-6,8m ở tuổi 4; 6,8- 8,4m ở tuổi 5; hạng đất xấu có chiều cao rừng đạt 2,5-3,6m ở tuổi 3; 4,0-5,4m ở tuổi 4; 5,2-6,8m ở tuổi 5; 6,0-7,8m ở tuổi 6.

Sau khi khai thác chính, có thể kinh doanh rừng chồi Mỡ theo tiêu chuẩn ngành QTN87 ban hành kèm theo quyết định số 372 ngày 9 5 1987 của Bộ Lâm nghiệp.

1.4. Nhận xét chung:

Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài rút ra một số nhật xét sau:

Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh thái,… của rừng mƣa nhiệt đới đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt đƣợc cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho việc thực hiện định hƣớng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là hƣớng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách.

Ở Việt Nam, mặc dù các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh rừng, nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể,… đƣợc thực hiện tƣơng đối chậm so với thế giới nhƣng cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu cung cấp những hiểu biết về vấn đề diễn thế, tái sinh, cấu trúc của hầu hết các hệ sinh thái rừng trong cả nƣớc. Các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể cũng rất đƣợc quan tâm nghiên cứu, góp phần cung cấp cơ sở cho việc gây trồng, bảo tồn nhiều loài cây gỗ quý nhƣ Vù hƣơng, Lim xanh, Pơ mu,… Tuy nhiên hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác quá mức của con ngƣời dẫn tới nhiều loài cây gỗ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lƣợng loài bổ sung vào sách đỏ Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn cấp bách thì tƣơng lai không xa nguồn gen quý hiếm của các loài cây này sẽ biến mất ngoài tự nhiên.

Mỡ (Manglietia conifera Blume) là loài cây có gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc. Ở Việt Nam, Mỡ trồng thuần loại, phục hồi sau nƣơng rẫy, Mỡ thƣờng phân bố ở độ cao 300-400m trở xuống, trong các hệ đồi bát úp, sinh trƣởng tốt trên các đất Jeralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nƣớc, nhiều mùn, phát triển trên phiến thạch, mica, sét, Gneis, poócphia. Tốt nhất là trên đất rừng vừa mới khai thác xong. Không trồng đƣợc mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.

Tuy nhiên, cho tới nay những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân giống, gây trồng loài cây này còn rất ít, thông tin tản mạn do thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu đƣợc đặt ra là cần thiết và cấp bách.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu lý luận

Góp phần cung cấp cơ sở khoa học (các đặc điểm sinh thái, sinh trƣởng và khả năng tích lũy carbon) của cây Mỡ nhằm phục vụ công tác phát triển rừng trồng cây Mỡ tại huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và tại các khu vực khác ở Miền Bắc Việt Nam nói chung.

2.1.2. Mục tiêu thực tiễn

- Xác định đƣợc đặc điểm lâm học cơ bản của cây Mỡ tại huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa.

- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh thái, phân bố và tái sinh của loài Mỡ tại khu vực nghiên cứu.

- Xác định sinh trƣởng và lƣợng carbon tích lũy ở rừng Mỡ tại huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất biện pháp phát triển rừng trồng Mỡ tại khu vực.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Cây Mỡ mọc tự nhiên và đƣợc trồng tại huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

Để tài tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trƣởng và khả năng tích lũy carbon của tầng cây cao ở các mô hình rừng tự nhiên và rừng trồng Mỡ 12 tuổ tại các xã thuộc huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu loài Mỡ tại VNC

- Đặc điểm hình thái: thân, cành, lá, hoa, quả, hạt. - Đặc điểm vật hậu của loài.

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài Mỡ tại VNC

- Đặc điểm hoàn cảnh rừng (khí hậu, đất đai) nơi có loài Mỡ phân bố. - Cấu trúc tổ thành nơi có cây Mỡ tự nhiên phân bố

- Đặc điểm phân bố của loài Mỡ theo đai cao, trạng thái rừng.

2.3.3. Nghiên cứu về sinh trư ng r ng trồng Mỡ.

- Nghiên cứu sinh trƣởng D1.3 của loài Mỡ. - Nghiên cứu sinh trƣởng Hvn của loài Mỡ. - Nghiên cứu sinh trƣởng Dt của loài Mỡ

- Đánh giá chất lƣợng sinh trƣởng của rừng Mỡ - Đánh giá sinh trƣởng trên 3 vị trí (Chân, sƣờn, đỉnh)

2.3.4. ác đ nh tr lượng Carbon c a r ng Mỡ và dự toán giá tr thương mại CO2 t r ng trồng Mỡ tại huy n Mường lát, tỉnh Thanh Hóa:

Dự toán giá trị thƣơng mại CO2 của rừng trồng Mỡ

2.3.5. Đề u t m t số bi n pháp phát triển r ng Mỡ tại VNC.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận c a đề tài

Đặc điểm sinh học của loài là một khái niệm rộng bao gồm các đặc điểm về hình thái, sinh thái,… của loài. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài đặc điểm sinh học của loài chỉ bao gồm đặc điểm về hình thái, vật hậu, sinh thái, phân bố. Để có thể đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển và nhân rộng loài Mỡ đòi hỏi cần có sự hiểu biết rất kỹ về đặc điểm sinh học của loài.

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn, nên quan điểm kế thừa các nghiên

cứu đã có và chỉ tiến hành điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu đƣợc quán

triệt sử dụng. Tiếp cận đa chiều theo nhiều hƣớng khác nhau để thu đƣợc kết quả là tốt nhất và có độ tin cậy cao. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu của đề tài đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Thu thập số liệu, tài liệu đã có về loài Mỡ

Khảo sát khu vực, lựa chọn khu vực

điều tra

Bố trí tuyến điều tra, lập OTC và điều tra chi tiết

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu loài Mỡ NC đặc điểm sinh thái, phân bố Mỡ NC đặc điểm sinh trƣởng và tích luỹ Carbon của rừng Mỡ

Đề xuất biện pháp phát triển rừng Mỡ

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu có sẵn

- Số liệu về điều kiện tƣ nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng,… của loài Mỡ đƣợc thực hiện ở cả trong và ngoài nƣớc.

- Tài liệu liên quan đến phƣơng pháp xác định lƣợng tích lũy carbon,...

2.4.2.2 Phương pháp ngoại nghiệp

a) Phương pháp điều tra đặc điểm hình thái và vật hậu loài Mỡ

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài:

Sử dụng phƣơng pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tƣợng lựa chọn đại diện kết hợp với phƣơng pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Các đặc điểm vật hậu của loài Mỡ thể hiện qua những thời gian cụ thể trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 30)