Xác định sinh khối và khả năng hấp thụ co2 của rừng mỡ tại mƣờng lát,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74)

1.2.3 .Nghiên cứu xác định khả năng tích lũy carbon của rừng ở Việt Nam

4.4. Xác định sinh khối và khả năng hấp thụ co2 của rừng mỡ tại mƣờng lát,

Thanh Hoá

4.4.1 Xác định sinh khối rừng Mỡ trồng thuần loài đều tuổi

Cây Mỡ xác định sinh khối có độ tuổi là 12 tuổi trồng thuần loài.

Sinh khối của cây rừng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ sinh trƣởng của cây rừng, cây sinh trƣởng nhanh sinh khối tạo ta càng nhiều và ngƣợc lại cây sinh trƣởng chậm sẽ tạo ra sinh khối ít hơn. Tuy ở cùng một tuổi nhƣng các cây trong các mô hình trồng khác nhau thì tốc độ sinh trƣởng là khác nhau và sinh khối của cây rừng là khác nhau.

Nhƣ đã đề cập ở trên, sinh khối của cây Mỡ đƣợc xác định thông qua công thức thực nghiệm: B = 0,11 x P x D2,62

Trong đó: B là sinh khối khô (kg cây)

D là đƣờng kính tại vị trí 1,3m (cm)

P là tỷ trọng gỗ (g cm3). Các loại gỗ thuộc nhóm gỗ nặng P = 0,8; cây thuộc nhóm gỗ trung bình P = 0,5; cây thuộc nhóm gỗ nhẹ P = 0,3

- Lƣợng carbon tích lũy trong cây Mỡ (C) đƣợc tính thông qua hệ số mặc định là 0,46.

- Lƣợng CO2 mà một cây Mỡ có khả năng hấp phụ đƣợc tính theo công thức: tCO2 = C * 44 12 1000 (tấn CO2)

Từ kết quả điều tra ở rừng trồng Mỡ thuần loài đều tuổi, ở tuổi 12, chúng tôi xác định đƣợc sinh khối khô và trữ lƣợng carbon trong cây Mỡ trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Sinh khối khô và tr lƣợng Carbon của các lâm phần Mỡ trồng thuần loài 12 tuổi khu vực nghiên cứu

Vị trí ÔTC D1.3 (cm) Mật độ (cây/ha) Sinh khối khô (B, kg/ha) Tr lƣợng Carbon (kg/ha) Chân 1 15,33 1.050 44.241 20.351 2 15,70 1.120 50.233 23.107 3 14,98 980 38.867 17.879 Bình quân 15,34 1.050 44.291 20.374 Sƣờn 1 15,16 1.090 44.604 20.518 2 15,64 1.020 45.291 20.834 3 14,98 1.210 47.989 22.075 Bình quân 15,26 1.107 46.073 21.193 Đỉnh 1 15,42 970 41.502 19.091 2 15,46 1.130 48.677 22.391 3 14,88 1.090 42.478 19.540 Bình quân 15,25 1.063 44.218 20.340

Quả bảng 4.11 cho thấy, mật độ trung bình của rừng trồng Mỡ ở tuổi 12 dao động từ 1.050 cây ha (vị trí chân) đến 1.107 cây ha (vị trí sƣờn đồi) và sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực (D1,3) dao động từ 15,25 – 15,34 cm. Sử dụng công thức thực nghiệm đề tài đã xác định đƣợc Lƣợng sinh khối khô của các lâm phần Mỡ, dao động từ 44,218 kg ha (vị trí đỉnh) đến 46.073 kg ha (vị trí sƣờn đồi), tƣơng đƣơng từ 44,22 tấn đến 46,07 tấn sinh khối khô ha.

4.4.2. ác đ nh khả năng tích lũy carbon

4.4.2.1 Xác định carbon tích lũy trong rừng Mỡ.

Trong hệ sinh thái rừng, cây rừng đƣợc coi là sinh vật sản xuất. Vì vậy rừng có khả năng quang hợp thông qua phản ứng H2O và CO2 dƣới tác động của ánh sáng mặt trời, kết quả là tạo ra hợp chất hidratcacbon tích lũy trong cây gọi là sinh khối. Trữ lƣợng carbon trong đƣợc tích lũy trong cây gọi là sinh khối. Trữ lƣợng carbon trong sinh khối đƣợc tính dựa trên sinh khối khô cây rừng.

Từ công thức tính lƣợng carbon trong gỗ là:

Lƣợng carbon = sinh khối khô x hệ số mặc định là 0,46

Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy, lƣợng Carbon tích tụ trong các lâm phần Mỡ trồng thuần loài đều tuổi dao động từ 20.340 kgC ha (vị trí đỉnh) đến 21.193 kgC ha (vị trí sƣờn đồi).

4.4.2.2.Xác định lượng carbon tích lũy trong đất

Nghiên cứu lƣợng carbon hấp thụ trong đất thực chất là nghiên cứu về lƣợng carbon hƣu cơ trong đất. Carbon hữu cơ tích lũy trong đất qua hệ rễ và các quá trình phân hủy, tiết dịch của dễ cây kết hợp với lá và gỗ rơi rụng xuống đất. Lƣợng carbon trong đất phụ thuộc vào lƣợng vật chết, rơi rụng chuyển thành chất hữu cơ, và lƣợng mất đi từ quá trình hô hấp của sinh vật dị dƣỡng và sự xói mòn đất.

Đề tài xác định lƣợng carbon có trong đất theo công thức (Ketterings etal. 2001), công thức tính sinh khối rễ =1 4 sinh khối các bộ phận của cây trên mặt đất.

Theo đó, lƣợng Carbon trong đất của các lâm phần Mỡ đƣợc xác định nhƣ sau:

- Tại vị trí đỉnh đồi: Lƣợng carbon trong đất = 20.340/4 = 5.085 kgC/ha = 5,085 tấn C/ha

- Tại vị trí chân đồi: Lƣợng carbon trong đất = 20.374 4 = 5.093 kgC ha = 5,093 tấn C ha

- Tại vị trí sƣờn đồi: Lƣợng carbon trong đất = 21.193/4 = 5.298 kgC/ha = 5,298 tấn C ha

4.4.2.3 Xác định lượng Carbon tích lũy trong lâm phân rừng Mỡ.

Trong hệ sinh thái rừng, cây rừng đƣợc gọi là sinh vật sản xuất. Bởi lẽ chỉ có duy nhất chúng mới có khả năng hấp thụ CO2 và H2O để tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sáng mặt trời tạo ra sinh khối và O2 cung cấp cho các loài thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Nhìn chung trong vai trò bảo vệ môi trƣờng, không có nhà khoa học nào phủ nhận chức năng này.

Ta có trữ lƣợng cacbon trong lâm phần Mỡ bao gồm lƣợng carbon có trong tầng cây cao, thảm tƣơi, vật rơi rụng, và lƣợng carbon trong đất. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tính lƣợng Carbon trong tầng cây cao (cây Mỡ trồng thuần loài) và phần Carbon trong đất, còn phần Carbon trong thảm tƣơi, vật rơi rụng chƣa đƣợc ƣớc lƣợng. Kết quả cho ở bảng sau:

Bảng 4.12. Tổng tr lƣợng Carbon trong các lâm phần Mỡ trồng

Vị trí D1.3 (cm) Mật độ (cây/ha) Trữ lƣợng C trong tầng cây cao (kg/ha) Trữ lƣợng C trong đất (kg/ha) Tổng trữ lƣợng C rừng Mỡ (kg/ha) Lƣợng CO2 rừng Mỡ hấp thụ (tấn ha) Chân 15,34 1.050 20.374 5.094 25.468 93,38 Sƣờn 15,26 1.107 21.193 5.298 26.491 97,13 Đỉnh 15,25 1.063 20.340 5.085 25.425 93,23 TB 15,28 1.073 20.636 5.159 25.795 94,58

Quả bảng 4.12 cho thấy, tổng trữ lƣợng Carbon tích luỹ trong rừng Mỡ trồng thuần loài ở tuổi 12 dao động từ 25.425 kg C ha ở vị trí đỉnh đồi đến 26.491 ha ở vị trí sƣờn đồi, trung bình đạt 25.795 kg C ha, tƣơng đƣơng 25,79 tấn C ha

4.3.4. ác đ nh giá tr thương mại h p thụ CO2 t r ng Mỡ tại huy n Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Từ bảng 4.12 cho thấy, từ giá trị tổng trữ lƣợng Carbon tích luỹ trong rừng, đề tài xác định đƣợc lƣợng khí CO2 mà rừng Mỡ trồng có khả năng hấp thụ trong quá trình quan hợp. Giá trị này đƣợc xác định theo công thức:

Lƣợng CO2 = Lƣợng Carbon * 44 12. Trong đó, 44 và 12 là khối lƣợng phân tử CO2 và nguyên tử C.

Theo đó, lƣợng khí CO2 mà rừng Mỡ có khả năng hấp thụ dao động từ 93,23 tấn CO2/ha (vị trí đỉnh đồi) đến 97,13 tấn CO2 ha (vị trí sƣờn đồi), trung bình đạt 94,58 tấn CO2/ha.

Tiếp theo đề tài xác định Giá trị thƣơng mại hấp thụ CO2 của rừng trồng Mỡ. Giá trị này đƣợc xác định bằng tiền theo công thức:

Thu nhập = Lƣợng CO2 hấp thụ(tấn ha) * giá thành

Theo website: http://point.carbon.com, giá thành CO2 đƣợc xác định dao động từ 4 đến 5 USD tấn CO2. Trong đề tài, tác giả lấy giá thành của CO2 là 4 USD tấn CO2, với tỷ giá ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (ngày 22/04/2017) 1 USD = 22.400 VND, đề tài xác định đƣợc giá trị thƣơng mại hấp thụ khí CO2 của rừng Mỡ đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thu nhập = 94,58 tấn CO2 x 22.400 đồng = 2.118.592 đồng ha.

Nhƣ vậy, từ kết quả tham chiếu này, các hộ gia đình hoặc các xã trong huyện Mƣờng Lát có thể xác định giá trị thƣơng mại bằng tiền về khả năng hấp thụ CO2 của các lâm phần Mỡ trồng thuần loài. Đây là giá trị dịch vụ hết sức có ý nghĩa bên cạnh giá trị bằng gỗ của rừng Mỡ.

4.5. Đ xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển diện tích cây mỡ tại huyện mƣờng lát

Từ thực tiễn gây trồng và phát triển cây Mỡ tại huyện Mƣờng Lát, tỉnh Thanh Hóa cho thấy, cần có biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao chất lƣợng rừng Mỡ trồng. Từ những tính hình hiện nay để tài đƣa ra một số giải pháp sau:

4.5.1. Giải pháp kỹ thuật

Tiến hành chăm sóc, phát dọn cây bụi thảm tƣơi, để tạo không gian dinh dƣỡng cho cây Mỡ sinh trƣởng.

Cần bảo vệ rừng thƣờng xuyên, phòng chống sâu bệnh hại, gia súc phá hại. Xây dựng và mở rộng các mô hình Mỡ trên địa bàn với quy trình kỹ thuật đúng thời vụ, đúng kỹ thuật và đƣợc sự chỉ đạo của các cấp chính quyền cùng với sự đồng thuận của nhân dân.

Để hạn chế và phòng chống sự thoái hóa của rừng Mỡ, các thành phần tham gia trồng Mỡ cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ khâu chọn giống đến kỹ thuật trồng, khai thác theo đúng quy trình ký thuật đã đƣợc ban hành nhắm kinh doanh rừng Mỡ theo hƣớng bền vững hơn.

Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật (trồng, chăm sóc, khai thác) tới từng ngƣời dân, từng hộ gia đình trên địa bàn huyện.

4.5.2. Giải pháp về kinh tế

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism - CDM) là một trong 3 cơ chế linh hoạt của Nghị định thƣ Kyoto (1997), trong đó cho phép các nƣớc phát triển đạt đƣợc các chỉ tiêu về giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc thông qua đầu tƣ thƣơng mại các dự án trồng rừng tại các nƣớc đang phát triển nhằm hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và làm giảm lƣợng phát thải khí nhà kính.

Tại Montreal – Canada ngày 11 12 2005 đã có hơn 150 nƣớc đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về lộ trình cắt giảm khí thải nhà kính sau năm 2012. Đây là hội nghị khí hậu đầu tiên sau hội nghị thƣ Kyoto (năm 1997) có sự đồng thuận cao về vấn đề thị trƣờng Carbon. Nghị định thƣ buộc 35 quốc gia công nghiệp cắt giảm lƣợng khí CO2 và 5 loại khí nhà kính khác nhau cho tới 2012. Nghị định thƣ cũng yêu cầu 157 quốc gia thành viên bắt

đầu tiến hành các cuộc đàm phán để cắt giảm hơn nữa khí thải nhà kính trong giai đoạn tiếp theo.

Nhƣ vậy, việc gây trồng Mỡ tại các xã của huyện sẽ là cơ hội để sau này huyện có thể tham gia thị trƣờng mua bán tín chỉ CO2. Vì vậy, trƣớc mắt cần có các giải pháp xác định nguồn vốn đầu tƣ nhƣ sau:

- Tiếp tục thu hút vốn để xây dựng các mô hình Mỡ trông Mỡ. Xây dựng quỹ vốn cụ thể cho ngƣời dân vay dài hạn hoặc có nguồn vốn đầu tƣ ban đầu để thực hiện các mô hình thâm canh trong kinh doanh rừng Mỡ.

- Thị trƣờng: phổ biến rộng rãi về những thông tin về dự án, thu hút các doanh nghiệp tham gia mua bán sản phẩm phát thải từ các dự án trồng rừng và tái trồng rừng.

- Hoàn thiện đăng ký CDM về trồng rừng và tái trồng rừng. Đặc biệt phải triển các dự án CDM trên những quy mô nhỏ.

4.5.3. Giải pháp về ã h i.

Nâng cao nhận thức và kiến thức cho ngƣời dân trong công tác trồng rừng, cũng nhƣ chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm phát huy những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trƣờng của rừng.

Nâng cao năng lực của cán bộ địa phƣơng trong công tác quản lý rừng. Thay đổi một số chính sách đất đai trong lâm nghiệp của huyện

Cần có kế hoạch rà soát, kiểm soát các chƣơng trình, dự án đã và đang thự hiện trên địa bàn huyện để có kế hoạch quản lý cụ thể với các diện tích này.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 1. K t luận

1.1. K t quả nghiên cứu v đặc điểm sinh học của loài Mỡ tại Mƣờng Lát, Thanh Hóa:

- Về đặc điểm hình thái: Mỡ là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đƣờng kính 30-

60cm, thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng, có mùi thơm. Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá hình trái xoan hoặc trứng ngƣợc, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dƣới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Mỡ là cây sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, ở rừng trồng mỗi năm có thể cao thêm 1,4-1,6m, từ tuổi 20 tốc độ sinh trƣởng chậm dần. Hoa lƣỡng tính, lớn, dài 6–8 cm, mọc đơn ở đầu cành, có màu trắng. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng, 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Mỡ ra hoa vào tháng 2-4. Quả kép hình nón, hạt có nhiều dầu, chín vào tháng 8-9. Mỡ không có quả đều, khoảng 50 - 60% số cây có quả. Cây trong rừng ít hơn cây đứng riêng lẻ. Mỗi cây thu đƣợc 5 - 6kg quả, mỗi kg quả tƣơi cho 0,2kg hạt đỏ, tỷ lệ hạt đen hạt đỏ là 1 4. Mỗi kg hạt đen có 25000- 26000 hạt. Hạt Mỡ đƣợc thu hái trong khoảng tháng 8-9 trên các cây mẹ, Khi chín quả chuyển từ màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả nẻ. Tách quả ra, hạt đỏ tƣơi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng, có tinh dầu. Cần thu hái ngay quả lúc mới bắt đầu chín nứt. Hạt Mỡ có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, cũng có thể bảo quản trong cát ẩm, giữ đƣợc vài tháng, song tốt nhất sau khi thu hái hạt nên gieo ngay.

- Về đặc điểm vật hậu: Mỡ là cây gỗ thƣờng xanh, lá có chu kỳ sống khá dài trên cây nên không có mùa rụng lá rõ ràng. Cây ra lá non tháng 12 – 1 năm sau, bắt đầu hình thành nụ hoa vào khoảng giữa tháng 4 và hoa nở vào cuối tháng 4 đến giữa tháng 7 và quả chín vào tháng 8 - 10. Quả khi chín có màu tím thẫm. Cuồi tháng 10 đến tháng 11, các đài ở quả chín và các hạt rơi rụng, phát tán. Hạt dẹp có màu nâu thẫm khi chín. Do quả của loài Mỡ khi chín sẽ tự tách vách ngăn giữa các lá noãn và hạt phát tán ra nên để thu hái đƣợc hạt đảm bảo chất lƣợng tốt phục vụ cho công tác trồng rừng thì cần chú ý thời điểm thu hái quả ngay sau khi quả bắt đầu chín.

- Đặc điểm khí hậu nơi có loài Mỡ phân bố tự nhiên

Khí hậu Mƣờng Lát nhìn chung chịu ảnh hƣởng của hai vùng khí hậu là khu vực khí hậu Bắc Trung Bộ và tiểu vùng I vùng núi Tây Bắc Việt Nam, nên đƣợc hia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9, lƣợng mƣa phân bổ không đều, thƣờng thấp hơn so với trung bình toàn tỉnh; Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thƣờng gây khô hạn, ít mƣa ảnh hƣởng đến khả năm sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.

1.2. K t quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣ ng của loài cây Mỡ tại 3 vị trí địa h nh khác nhau

- Sinh trưởng Đường kính (D1.3): Sinh trƣởng đƣờng kính của loài Mỡ

ta thấy ở vị trí chân đồi tốt nhất là 15,34cm, tiếp theo vị trí sƣờn là 15,26cm và thấp nhất là vị trí đỉnh chỉ đạt 15,25cm, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (HVN): Loài Mỡ ở vị trí đỉnh đồi sinh

trƣởng chiều cao vút ngọn tốt nhất là 11,10m, tiếp theo vị trí chân đồi là 11,02m và thấp nhất là vị trí sƣờn đồi chỉ đạt 10,89m, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình.

- Sinh trưởng chiều cao dưới cành (Hdc): Loài Mỡ ở vị trí đỉnh đồi sinh

trƣởng chiều cao dƣới cành tốt nhất là 7,04m, tiếp theo vị trí chân đồi là 7,01m và sƣờn đồi là 6,99m, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình.

- Sinh trưởng đường kính tán (Dt): Đƣờng kính tán của loài Mỡ ở vị trí

chân, sƣờn và đỉnh là tƣơng đối đều nhau và có trật tự nhƣ sau: 3,32m; 3,36m, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình.

1.3. Đánh giá chất lƣợng rừng trồng thuần loài Mỡ 12 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)