Đặc điểm sinh thái và phân bố loài mỡ tại mƣờng lát, thanh hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58)

1.2.3 .Nghiên cứu xác định khả năng tích lũy carbon của rừng ở Việt Nam

4.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố loài mỡ tại mƣờng lát, thanh hóa

4.2.1. Đặc điểm hoàn cảnh r ng nơi có loài Mỡ phân bố tự nhiên

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ xác định một số nhân tố hoàn cảnh chủ yếu có tác động mạnh tới sự phân bố của loài nhƣ: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, đất đai,… từ đó góp phần cung cấp những thông tin cần thiết góp phần bảo tồn và phát triển loài cây có giá trị này.

Khí hậu Mƣờng Lát nhìn chung chịu ảnh hƣởng của hai vùng khí hậu là khu vực khí hậu Bắc Trung Bộ và tiểu vùng I vùng núi Tây Bắc Việt Nam, nên đƣợc hia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9, lƣợng mƣa phân bổ không đều, thƣờng thấp hơn so với trung bình toàn tỉnh; Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thƣờng gây khô hạn, ít mƣa ảnh hƣởng đến khả năm sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu khí hậu, thời ti t của khu vực nghiên cứu Tháng Lƣợng mƣa TB (mm) Nhiệt độ TB (0 C) Độ ẩm TB (%) 1 10 16,6 83 2 9 21,0 83 3 29 24,3 82 4 90 26,8 83 5 143 27,3 82 6 181 27,3 84

7 222 26,8 85 8 286 26,0 87 9 194 23,5 86 10 74 20,4 86 11 22 17,8 85 12 6 16,6 84 TB năm 1.266 23,0 84

*Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa năm 2015

Qua số liệu điều tra, khảo sát tại các xã cho thấy, do có sự khác biệt về địa hình, độ cao, vị trí địa lý nên yếu tố khí hậu của Mƣờng Lát tạo thành 3 tiểu khí hậu vùng nhỏ nhƣ sau:

- Khu vực Mƣờng Lát có nhiệt độ trung bình năm 230C, tổng nhiệt năng 8500 – 86000C. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, do chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ thấp nhất là 5-70

C. Vào mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 40,3-41,60

C.

- Mƣờng Lát là nơi có lƣợng mƣa thấp nhất tỉnh; lƣợng mƣa thƣờng tập trung vào tháng 4 đến tháng 9 (chiếm 85% lƣợng mƣa cả năm); do chịu ảnh hƣởng của hai vùng khí hậu, nên chế độ mƣa rất thất thƣờng. Mùa khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lƣợng mƣa chiếm 15% cả năm, mùa này thƣờng xảy ra cháy rừng đo khô hạn và các yếu tố khác. Tháng 12, 1, 2 là 3 tháng có lƣợng mƣa thấp nhất, bình quân 3 tháng này chỉ từ 6-10mm/tháng.

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9-10 (86%), tháng 12 có độ ẩm thấp nhất (81%). Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.460 – 1.630 giờ. Tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng ít nhất trong năm, khi đó nếu độ ẩm không khí cao sẽ dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển.

Những kết quả theo dõi về đặc điểm khí hậu tại khu vực Mƣờng Lát là nơi phân bố tự nhiên của loài Mỡ là những thông tin rất hữu ích cho việc bảo tồn và nhân rộng loài cây này.

4.2.2. Đặc điểm phân bố c a loài Mỡ theo đai cao, trạng thái r ng

Cây mỡ mọc tự nhiên tại huyện Mƣờng Lát phân bố chủ yếu từ đai cao 500-800m so với mực nƣớc biển. Cây mỡ mọc tự nhiên rải rác trên địa bàn các xã, nhƣng tập trung nhiều nhất là xã Mƣờng Lý (30ha), phần còn lại (60ha) phân bố tại các xã nhƣ Trung Lý, Quang Chiểu, Mƣờng Chanh... Các xã này đều có độ cao từ 500m-800m so với mặt nƣớc biển.

Ở đai độ cao 500m-800m hiện nay, các khu rừng còn lại chủ yếu là kiểu rừng thƣờng xanh trạng thái IIa, IIb và IIIA1 là những trạng thái rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo kiệt. Trong điều kiện này, cây Mỡ mọc tự nhiên có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, do công tác quản lý rừng trƣớc đây không tốt nên nhiều cây Mỡ có kích thƣớc lớn đã bị khai thác. Hiện giờ chỉ còn một số ít cây có tuổi đời khoảng trên 20 năm.

4.2.3. Đặc điểm quần ã thực vật r ng nơi có loài Mỡ phân bố tự nhiên tại Mường Lát

4 2 3 1 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

Tổ thành rừng là nhân tố sinh thái có ảnh hƣởng quyết định tới các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng. Tổ thành rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ bền vững, tính ổn định, tính đa dạng sinh học của rừng. Sự đa dạng loài trong công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trƣờng nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng ổn định và khả năng phòng hộ chống xói mòn càng tốt bấy nhiêu. Đối với mỗi trạng thái khác nhau, mỗi vị

trí khác nhau đều có những đặc trƣng về tổ thành khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là một công việc quan trọng và cần thiết.

Để biểu thị mức độ tham gia của loài trong quần xã thực vật rừng ngƣời ta có thể xác định hệ số tổ thành theo số cây hoặc dùng chỉ số mức độ quan trọng của loài IV%. Loài có chỉ số IV% càng lớn thì chứng tỏ vai trò của loài đó trong quần xã thực vật càng quan trọng. Kết quả điều tra tổ thành rừng Mỡ phân bố ở đai cao 500-800m đƣợc thể hiện tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ phân bố xã Mƣờng Lý, Mƣờng Lát, độ cao 500 - 800m

TT Loài N

(cây/ha)

Ni% Tổng G

(m2/ha) Gi% IV%

1 Ngát 40 10,81 2,836 16,88 13,85 2 Gội nếp 15 4,05 3,656 21,77 12,91 3 Trâm tía 45 12,16 1,169 6,96 9,56 4 Dẻ gai 25 6,76 1,707 10,16 8,46 5 Vải rừng 20 5,41 1,519 9,04 7,22 6 Sơn ta 35 9,46 0,707 4,21 6,83 7 Mỡ 36 9,73 0,349 2,08 5,90 8 Chân chim 20 5,41 0,680 4,05 4,73 9 Giổi 20 5,41 0,346 2,06 3,73 10 Chòi mòi 10 2,70 0,710 4,23 3,46 11 Re hƣơng 15 4,05 0,394 2,35 3,20 12 Trám trắng 10 2,70 0,468 2,79 2,74 13 Xoay 10 2,70 0,396 2,36 2,53 14 Re bầu 10 2,70 0,196 1,17 1,93 15 Thôi ba 10 2,70 0,148 0,88 1,79 16 Dung lá dài 5 1,35 0,308 1,83 1,59 17 Vàng tâm 6 1,62 0,252 1,50 1,56 18 Ràng ràng mít 5 1,35 0,245 1,46 1,40 19 Dâu da 5 1,35 0,157 0,93 1,14 20 Trâm lá to 5 1,35 0,120 0,71 1,03 21 Bộp 5 1,35 0,113 0,67 1,01 22 Thị rừng 5 1,35 0,113 0,67 1,01 23 Mò gói thuốc 5 1,35 0,094 0,56 0,96 24 Trẩu 4 1,08 0,057 0,34 0,71 25 Lá đắng 4 1,08 0,057 0,34 0,71 Tổng 370 100 16,797 100 100

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy, số loài cây phân bố theo đai cao 500m - 800m nơi có loài Mỡ phân bố ở Mƣờng Lát khá phong phú, dao động từ 20 - 30 loài. Tuy nhiên, số loài chính thức tham gia vào công thức tổ thành rừng chỉ có 7 loài vì nhiều các loài đều có chỉ số mức độ quan trọng IV% nhỏ hơn 5% nên không đƣợc tham gia chính vào công thức tổ thành.

Bảng 4.3. Công thức tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Mỡ phân bố tại Mƣờng Lát, Thanh Hóa

Độ cao (m) Công thức tổ thành rừng

500 - 870 13,85Ng +12,91Gn +9,56Trt +8,46Dg +7,22Vr +6,83Sta +5,90Mo + LK (18 loài khác)

Trong đó: Ng: Ngát; Gn: Gội nếp; Trt: Trâm trắng; Dg: Dẻ gai; Vr:

Vải rừng; Sta: Sơn ta; Mo: Mỡ; và LK: Loài khác.

Nhƣ vậy, ở khu vực nghiên cứu chỉ có 7 loài tham gia chính vào công thức tổ thành rừng là: Ngát, Gội nếp, Trâm trắng, Dẻ gai, Vải rừng, Sơn ta và đặc biệt là có sự xuất hiện của loài Mỡ với tỷ lệ tham gia là 9,73 % về số cây và 5,90% về mức độ quan trọng trong quần xã thực vật rừng, điều này mở ra triển vọng rất lớn cho phát triển loài cây này ở KVCN.

4.2.3.2. Cấu trúc mật độ

Mật độ là chỉ tiêu phản ánh số lƣợng cá thể trên 1 đơn vị diện tích, thƣờng tính cho 1ha đối với thực vật rừng. Một loài cây nào đó trong rừng tự nhiên có mật độ cây ở tầng cây cao càng lớn thì chứng tỏ loài đó có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Kết quả điều tra xác định cấu trúc mật độ rừng tự nhiên nơi có loài Mỡ phân bố theo theo đai cao đƣợc thể hiện tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Cấu trúc mật độ Mỡ trong quần xã thực vật rừng tự nhiên nơi có loài Mỡ phân bố.

OTC Độ cao (m) Mật độ rừng cây/ha) Loài Mỡ Mật độ (cây/ha) D1.3TB (cm) HvnTB (m) 3 500 - 800 370 32 15,28 11,0 Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy, mức độ phân bố của loài Mỡ ở đai cao 500-800m tại Mƣờng Lát, Thanh Hóa là khá thấp, chỉ chiếm 9,73% với số mật độ trung bình là 32 cây Mỡ ha. Tuy nhiên, các cây Mỡ ở đây có kích thƣớc khá lớn: Đƣờng kính bình quân của dao động 15,2-15,5cm, trung bình đạt 15,28cm; chiều cao trung bình đạt 11,0m.

4.2.3.3. Mối quan h loài đi kèm cùng với loài Mỡ.

Bảng 4.5. K t quả đi u tra ô 6 cây rừng tự nhiên OTC1. Stt 6 cây Tên cây D1 .3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Khoảng cách Giao tán Ghi chú ĐT NB TB ĐT NB TB 1 Chân chim 10,5 11,5 11 2,5 2 2,25 10 8 1,8 2 Chân chim 8,5 9 8,75 1,5 1,5 1,5 8,5 5,5 3,1 3 Sơn ta 7 6,5 6,75 3 3 3 6 2,5 8 4 Mỡ 14,5 14 14,25 7 6 6,5 11 6 0 5 Mò gói thuốc 12 11 11,5 5 4,5 4,75 8 3 9 6 Dung lá dài 10 10,5 10,25 3,8 3,6 3,7 9 5 6,5

Bảng 4.6. Biểu đi u tra ÔTC 6 cây rừng trồng OTC2. Stt 6 cây Tên cây D1 .3 (cm) Dt (m) Hvn (m) Hdc (m) Khoảng cách Giao tán Ghi chú ĐT NB TB ĐT NB TB 1 Trẩu 8 8,5 8,25 5 4 4,5 8 5 4 2 Ngát 6,5 6 6,25 3 2,5 2,75 6 3 4,5 3 Mỡ 15 15,5 15,75 5 4,8 4,9 11,3 6,5 0 4 Lá đắng 5 4 4,5 2,5 2 2,25 4 2 5 5 Thôi ba 5 5 5 2,5 3 2,75 5 3 5,5 6 Trâm tía 4,5 5 4,75 3 3,5 3,25 5 2 6

Qua các bảng điều tra các loài đi kèm cây Mỡ tại khu vực điều tra cho thấy: Thành phần các loài cũng khá đa dạng. Khi tiến hành điều tra ô 6 cây ở OTC 1 thì xung quanh cây Mỡ có xuất hiện các loài cây nhƣ Chân chim, Sơn ta, Mò gói thuốc và Dung lá dài; còn ở OTC 2 thì thấy xuất hiện các loài nhƣ Trẩu, Ngát, Lá đắng, Thôi ba và Trâm tía. Tuy nhiên, các loài cây đi kèm có kich thƣớc kém hơn nhiều so với cây Mỡ. Đƣờng kính, chiều cao cũng nhƣ sinh trƣởng phát triển của các loài cây đi kèm tƣơng đối kém do sự lấn át của cây Mỡ về mặt không gian dinh dƣỡng.

4.3. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trƣ ng của loài cây mỡ tại 3 vị trí địa hình khác nhau

4.3.1. Sinh trư ng về đường kính ngang ngực (D1.3)

Đƣờng kính thân cây là một chỉ tiêu quan trọng trong điều tra rừng, nó phản ánh sinh trƣởng phát triển nhanh hay chậm, đồng thời là chỉ tiêu đánh

giá trữ lƣợng rừng, quá trình tích sinh khối song song với quá trình đó là sự tác động có hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Bên cạnh đó sự sinh trƣởng và phát triển của cây gỗ còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đánh giá sinh trƣởng cây rừng chúng ta đánh giá sinh trƣởng trên các lập địa khác nhau.

Bảng 4.7. Sinh trƣ ng đƣờng kính của rừng trồng Mỡ thuần loài đ u tuổi

Vị trí ÔTC D1.3 (cm) S S% Chân 1 15,33 4,26 27,79 2 15,70 3,55 22,64 3 14,98 4,40 29,36 Bình quân 15,34 4,07 26,54 Sƣờn 1 15,16 4,18 27,58 2 15,64 3,54 22,64 3 14,98 4,44 29,66 Bình quân 15,26 4,06 26,57 Đỉnh 1 15,42 4,33 28,08 2 15,46 3,87 25,04 3 14,88 4,63 31,15 Bình quân 15,25 4,28 28,05

Từ kết quả bảng 4.7 tác giả có một số nhận xét nhƣ sau:

Sinh trƣởng đƣờng kính của loài Mỡ ở vị trí chân đồi tốt hơn các vị trí khác, đạt 15,34cm; tiếp theo vị trí sƣờn là 15,26cm và thấp nhất là vị trí đỉnh chỉ đạt 15,25cm, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình 04.

Hình 4.4. Sinh trƣ ng đƣờng kính (D1.3) của loài Mỡ 3 vị trí khác nhau

Hệ số biến động (S%) về đƣờng kính của loài Mỡ ở vị trí chân đồi nhỏ nhất là 26,54%, tiếp theo là sƣờn đồi 26,57% và cao nhất là vị trí đỉnh đồi 28,05%. Hệ số biến động càng nhỏ thì chênh lệch về đƣờng kính giữa các cá thể trong lâm phần càng ít hoặc các cá thể trong lâm phần sinh trƣởng đƣờng kính tƣơng đối đều nhau.

4.3.2. Sinh trư ng chiều cao vút ngọn (HVN) c a Mỡ trông thuần loài đều tuổi

Trong giai đoạn rừng khép tán, sinh trƣởng chiều cao thƣờng nhanh hơn so với giai đoạn trƣớc đó. Cùng với chỉ tiêu D1.3 thì sinh trƣởng chiều cao cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trữ lƣợng của lâm phần, sinh trƣởng về chiều cao nói lên sự cạnh tranh không gian dinh dƣỡng của cây rừng và nó cũng phản ánh khả năng thích nghi với hoàn cảnh sống điều kiện lập địa của cây rừng. Mật độ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng và chiều cao của cây đặc biệt là giai đoạn rừng khép tán, mật độ trồng dày cây thiếu ánh sáng cho lên đều có hƣớng vƣơn lên do vậy sinh trƣởng mạnh về chiều cao.

Bảng 4.8. Sinh trƣ ng chi u cao vút ngọncủa lâm phần rừng trồng Mỡ thuần loài đ u tuổi

Vị trí ÔTC HVN (m) S S% Chân 1 11,24 2,35 20,89 2 10,84 1,78 16,44 3 10,99 2,55 23,19 Bình quân 11,02 2,23 20,20 Sƣờn 1 10,88 2,03 18,69 2 10,85 1,82 16,79 3 10,95 2,43 22,17 Bình quân 10,89 2,09 19,23 Đỉnh 1 11,19 2,20 19,66 2 11,15 1,92 17,20 3 10,97 2,41 21,95 Bình quân 11,10 2,17 19,59

Từ kết quả bảng 4.8 cho thấy: Loài Mỡ ở vị trí đỉnh đồi sinh trƣởng chiều cao vút ngọn tốt nhất là 11,10m, tiếp theo vị trí chân đồi là 11,02m và thấp nhất là vị trí sƣờn đồi chỉ đạt 10,89m, điều này đƣợc thể hiện trực quan qua hình 05.

Hình 4.5. Sinh trƣ ng chi u cao vút ngọn (HVN) của cây Mỡ 3 vị trí khác nhau

Hệ số biến động (S%) về chiều cao vút ngọn của loài Mỡ ở vị trí sƣờn đồi nhỏ nhất là 19,23%, tiếp theo là đỉnh đồi 19,59% và lớn nhất là vị trí chân đồi 20,20%. Hệ số biến động càng nhỏ thì chênh lệch về chiều cao giữa các cá thể trong lâm phần càng ít. Nhƣ vậy sinh trƣởng chiều cao vút ngọn ở vị trí sƣờn đồi của loài Mỡ đồng đều hơn vị trí chân và đỉnh đồi.

4.3.3. Sinh trư ng chiều cao dưới cành (Hdc) và Đường kính tán lá (Dt) c a cây Mỡ trồng thuần loài đều tuổi

Chiều cao dƣới cành là chỉ tiêu biểu thị khả năng tỉa cành tự nhiên của cây rừng, chiều cao dƣới cành càng cao thì khả năng cung cấp gỗ càng lớn, bởi chiều cao dƣới cành là phần giá trị nhất của cây gỗ, nó đƣợc tính từ gốc đến vị trí cành đầu tiên tham gia vào tầng tán chính. Vì vậy đây cũng là chỉ tiêu giá trị kinh tế của loài cây trồng. Đƣờng kính tán cây rừng là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị khả năng lợi dụng không gian dinh dƣỡng, kết hợp với mật độ tạo nên độ tàn che cũng nhƣ quan hệ qua lại của các cá thể cây rừng với nhau và giữa cá thể với quần thể. Tán lá của cây càng rộng thì khả năng che phủ đất càng tốt, hạn chế thoát hơi nƣớc ở đất, giữ nƣớc chống xói mòn hạn chế lực

xung kích của hạt mƣa, chiều dài tán lá cũng là bộ phận quan trọng quyết định đến sinh trƣởng và phát triển của cây rừng. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4.9

Bảng 4.9. Sinh trƣ ng chi u cao dƣ i cành và đƣờng kính tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng tích lũy cacbon của các lâm phần mỡ (manglietia conifera blume) tại huyện mường lát, tỉnh thanh hóa​ (Trang 58)