Các phương pháp điều tra thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài khỉ (cercopithecinae gray, 1821) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 49 - 51)

3.4.1.1. Khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu

Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài từ nhiều nguồn khác nhau. Các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để lựa chọn nguồn tài liệu tham khảo bao gồm:

- Các bài báo đã đăng trên tạp chí chuyên ngành;

- Các báo cáo đăng trong kỷ yếu hội nghị khoa học hoặc các dữ liệu khác (ảnh, báo cáo, bản đồ số…) là sản phẩm của các dự án;

- Các sách chuyên khảo có ghi rõ nhà xuất bản hoặc cơ quan xuất bản; - Các tài liệu lƣu hành nội bộ của Ban quản lý KBTTN Pù Huống. Bao gồm tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của KBT; tài liệu về Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững rừng đặc dụng KBT.

3.4.1.2. Phỏng vấn kết hợp phân tích mẫu vật

Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi lần đầu đến khu vực khảo sát. Trong mỗi xã khảo sát, tiến hành tiếp cận một số hộ dân sống gần rừng để phỏng vấn; đặc biệt quan tâm phỏng vấn các thợ rừng nhiều kinh nghiệm. Thông tin thu đƣợc qua phỏng vấn sẽ định hƣớng cho kế hoạch điều tra thực địa cũng nhƣ lựa chọn ngƣời dân dẫn đƣờng.

Sử dụng câu hỏi bán định hƣớng để khai thác thông tin về: Thành phần loài Khỉ và tình trạng các đàn Khỉ ngƣời dân thƣờng gặp trong khu vực khảo sát. Nhằm đánh giá độ tin cậy của những thông tin ngƣời dân cung cấp, đối với mỗi loài Khỉ chúng tôi thực hiện hỏi lặp lại nhiều lần nhƣng theo các dạng câu hỏi khác nhau để kiểm tra chéo thông tin. Các dạng câu hỏi sau đã đƣợc sử dụng:

1. Có bao nhiêu loại Khỉ trong vùng rừng gần bản mà anh/ông biết? 2. Đã nhìn thấy nó ở đâu, khi nào?

3. Nhìn thấy nó trong hoàn cảnh nào?

4. Đàn Khỉ được quan sát trong bao lâu? Có bao nhiêu con trong đàn? 5. Tại sao lại khẳng định đó chính là loại/loài Khỉ đang hỏi tới?

Kết thúc mỗi cuộc phỏng vấn cho ngƣời dân xem ảnh 05 loài Khỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam để kiểm tra tính chính xác của các thông tin họ vừa cung cấp và hoàn thiện tên phổ thông của các loài.

Ngoài ra, trong qua trình phỏng vấn, có thể kết hợp xem xét các mẫu vật (nếu ngƣời dân có mẫu). Thời gian và địa điểm thu mẫu là nguồn thông tin quan trọng nhất khi phân tích mẫu vật, sử dụng bản đồ giấy để hỗ trợ ngƣời dân cung cấp thông tin chi tiết hơn về địa điểm bắt gặp/bẫy bắt đƣợc loài.

Tiến hành cho điểm từng cuộc phỏng vấn để đánh giá chất lƣợng thông tin. Tiêu chí cho điểm nhƣ sau:

0 điểm: Không có thông tin;

1 điểm: Có ít thông tin mô tả, không nhận đƣợc loài trong ảnh;

2 điểm: Mô tả tốt, nhƣng không nhận đƣợc loài trong ảnh;

3 điểm: Mô tả tốt, nhận đƣợc loài trong ảnh;

4 điểm: Mô tả tốt, đồng thời có mẫu vật chết là một bộ phận của Khỉ;

5 điểm: Mô tả tốt, đồng thời có mẫu vật sống/mẫu vật chết nguyên con.

Danh sách ngƣời dân cung cấp thông tin và chất lƣợng thông tin đƣợc thể hiện ở phụ lục 1.

3.4.1.3. Điều tra thực địa

Tổ chức công tác điều tra theo 02 nhóm, mỗi nhóm điều tra gồm 04 ngƣời (01 chuyên gia động vật hoang dã, 01 cán bộ kỹ thuật, 01 cán bộ kiểm lâm địa bàn và 01 thợ rừng địa phƣơng) điều tra theo tuyến đi bộ men sƣờn núi, phóng tầm mắt sang vách núi đối diện để quan sát, tìm kiếm các đàn Khỉ.

Khi phát hiện đàn Khỉ và dấu hiệu của chúng (tiếng kêu, dấu vết hoạt động...) thì ghi nhận chi tiết về: Tọa độ điểm bắt GPS, cự ly đến đàn Khỉ, góc lệch Bắc, định loài, số lƣợng cá thể trong đàn (thông tin về các đàn Khỉ đã ghi nhận đƣợc trong rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đƣợc tổng hợp ở phụ lục 2). Đồng thời, xác định vùng ô mẫu (kích thƣớc 20x25 m) tại nơi phát hiện đàn và điều tra ghi nhận 9 yếu tố hoàn cảnh trong ô.

Trong quá trình khảo sát trên tuyến, cũng yêu cầu cán bộ kiểm lâm địa bàn và thợ rừng địa phƣơng (nhớ lại) chỉ ra những điểm đã từng bắt gặp Khỉ vào vụ Hè Thu (từ tháng 06 đến tháng 10 hằng năm). Sau đó tiến hành đặt bẫy ảnh tại nơi bắt gặp Khỉ qua lại để ghi nhận hình ảnh của chúng.

Ngoài lập ô mẫu tại nơi ghi nhận đàn Khỉ, cũng tiến hành lập các ô mẫu ngẫu nhiên trong vùng điều tra để đối chứng. Tổng cộng đã thiết lập đƣợc 170 ô mẫu (34 tuyến x 5 ô mẫu/tuyến), trong đó 50 ô mẫu lập tại nơi ghi nhận đàn Khỉ. Thông tin về đặc điểm 170 ô mẫu điều tra sinh cảnh sống của Khỉ đƣợc tổng hợp ở phụ lục 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài khỉ (cercopithecinae gray, 1821) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)