3.4.2.1. Đánh giá tình trạng quần thể của từng loài Khỉ
Đầu tiên căn cứ vào kết quả khảo sát trên tuyến và kết quả phỏng vấn để đánh giá tình trạng phân bố (sự có mặt/vắng mặt) của các loài Khỉ ở từng khu vực (xã) theo tiêu chí sau:
(1) Khu vực chắc chắn có loài phân bố: Nhìn thấy trực tiếp hoặc nghe thấy tiếng kêu;
(2) Khu vực khả năng có loài phân bố: Ngƣời dân đã từng nhìn thấy loài trong 02 năm gần đây hoặc có mẫu vật bẫy bắt đƣợc trong 02 năm gần đây;
(3) Khu vực loài không phân bố: Trên các tuyến khảo sát chƣa phát hiện loài cũng nhƣ bất kỳ dấu hiệu nào hoặc ngƣời dân trong 2 năm gần đây chƣa nhìn thấy loài.
Tiếp theo, đối với các thông tin ghi nhận đƣợc trong vùng điều tra (nhìn thấy trực tiếp và nghe thấy tiếng kêu) tiến hành tính mật độ tƣơng đối.
Sử dụng 02 cách tính mật độ tƣơng đối là: (1) Tần suất bắt gặp (F) = Số lần ghi nhận loài và dấu hiệu (n)/Tổng chiều dài tuyến điều tra (L) và (2) Hiệu suất tìm kiếm (H) = Số lần ghi nhận loài và dấu hiệu (n)/Tổng thời gian tìm kiếm (T).
Đối với các thông tin nhìn thấy trực tiếp đàn Khỉ (có ghi nhận về số lƣợng cá thể) tiến hành tính mật độ tuyệt đối của từng loài Khỉ theo công thức: Mật độ quần thể (M) = Tổng số cá thể ghi nhận (m)/Diện tích vùng mẫu điều tra (D). Đồng thời tiến hành tính số cá thể bình quân trong mỗi đàn của từng loài theo công thức: Số cá thể bình quân đàn = Tổng số cá thể ghi nhận (m)/Tổng số đàn.
Trên cơ sở đó tiến hành ƣớc tính kích thƣớc quần thể (tổng số cá thể loài trong Khu bảo tồn) cho từng loài Khỉ theo công thức: Kích thƣớc quần thể (N) = Mật độ quần thể (M)* Tổng diện tích Khu bảo tồn (S). Đồng thời ƣớc tính tổng số đàn của từng loài trong Khu bảo tồn theo công thức: Số đàn trong Khu bảo tồn = Kích thƣớc quần thể (N)/Số cá thể bình quân đàn.
3.4.2.2. Xử lý số liệu sinh cảnh
a) Định nghĩa và lượng hóa số liệu
Để thuận tiện cho phân tích định lƣợng chọn dùng các phƣơng pháp sau để đo đếm và lƣợng hóa số liệu 9 yếu tố hoàn cảnh:
(1) Độ cao: Sử dụng GPS để đo trực tiếp độ cao tuyệt đối tại trung tâm ô mẫu, phân làm 4 cấp là: < 500 m; 500 - 800 m; 800 - 1.100 m và > 1.100 m;
(2) Độ dốc: Sử dụng địa bàn để đo trực tiếp trong vùng ô mẫu (20x25 m); kết quả đƣợc phân làm 03 cấp: dốc thoải (< 300); dốc xiên (30- 450) và dốc dựng (> 450);
(3) Hƣớng dốc: Sử dụng địa bàn để xác định trực tiếp góc lệnh Bắc của hƣớng phơi ô mẫu, kết quả đƣợc phân làm 04 cấp: hƣớng Đông (45- 1350); hƣớng Nam (135 - 2250); hƣớng Tây (225- 3150) và hƣớng Bắc (315- 3450);
(4) Vị trí dốc: Chính là độ cao tƣơng đối của ô mẫu trong chỉnh thể ngọn núi, phân làm 03 kiểu: chân, sƣờn và đỉnh;
(5) Cự ly đến nguồn nƣớc: sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để xác định khoảng cách gần nhất từ ô mẫu đến nguồn nƣớc (mó nƣớc và suối). Phân làm 3 cấp là: gần (< 200 m); trung bình (200 – 400 m) và xa ( > 400 m);
(6) Kiểu thảm thực vật: Thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu đƣợc phân thành 4 kiểu là: Rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; Rừng kín thƣờng xanh ẩm á nhiệt đới; Rừng tre nứa và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa; Trảng cây bụi và thảm cây trồng;
(7) Mật độ cây gỗ: Số lƣợng cây gỗ/tán cây gỗ trong vùng ô mẫu (20x25 m), kết quả đƣợc phân làm 3 cấp: thấp (< 20 cây); trung bình (20 - 40 cây) và cao (> 40 cây);
(8) Cự ly đến đƣờng giao thông: Sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để xác định khoảng cách gần nhất từ ô mẫu đến đƣờng các phƣơng tiện cơ giới (xe máy, ô tô) có thể lƣu thông. Phân làm 3 cấp là: gần (< 1.000 m); trung bình (1.000 – 2.000 m) và xa ( > 2.000 m);
(9) Cự ly đến khu dân cƣ: Sử dụng GPS kết hợp với bản đồ địa hình để xác định khoảng cách gần nhất từ ô mẫu đến khu dân cƣ. Phân làm 3 cấp là: gần (< 1.000 m); trung bình (1.000 – 2.000 m) và xa ( > 2.000 m).
b) Xác định kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của các loài Khỉ làm cơ sở chỉ ra đặc điểm sinh cảnh chúng ưa thích
Sử dụng hệ số lựa chọn Vanderloeg& Scavia (Wij) và chỉ số lựa chọn (Eij) để xác định kiểu tập tính lựa chọn của Khỉ đối với từng cấp độ (i) trong yếu tố hoàn cảnh (j) đƣợc xem xét (Lechowicz, 1982). Các công thức tính toán nhƣ sau:
Trong đó: Wi là hệ số lựa chọn cấp độ i; Ei là chỉ số lựa chọn cấp độ i; i là trị đặc trƣng/hay loại cấp độ của yếu tố hoàn cảnh (j) đang xem xét; n là tổng số cấp độ của yếu tố hoàn cảnh đang xem xét; pi là số ô điều tra có yếu tố hoàn cảnh đang xem xét thuộc cấp độ i; ri là số ô điều tra mà Khỉ lựa chọn có yếu tố hoàn cảnh đang xem xét thuộc cấp độ i.
Nếu Ei = -1, biểu thị Khỉ không lựa chọn (ký hiệu N); nếu -1 < Ei < 0, biểu thị Khỉ lẩn tránh (ký hiệu NP); nếu Ei = 0, biểu thị Khỉ lựa chọn ngẫu nhiên (ký hiệu R); nếu 0 < Ei < 1 và Wi < 1, biểu thị Khỉ ƣa thích (ký hiệu P); nếu 0 < Ei < 1 và Wi = 1, biểu thị Khỉ rất ƣa thích (ký hiệu SP).
c) Lượng hóa ổ sinh thái không gian làm cơ sở đánh giá mức độ cạnh tranh sinh cảnh sống giữa các loài Khỉ
Với mỗi yếu tố hoàn cảnh, sẽ sử dụng các công thức sau để đo lƣờng ổ sinh thái không gian của từng loài Khỉ.
- Độ rộng ổ sinh thái (Levins, 1968):
Trong đó: Bik là độ rộng ổ sinh thái của loài i ở trạng thái hoàn cảnh k; Nik là số lƣợng cá thể của loài i lợi dụng trạng thái hoàn cảnh k; Yi là tổng số cá thể của loài i; Pik là tỉ lệ số cá thể loài i lợi dụng trạng thái hoàn cảnh k; S là số cấp độ phân chia trạng thái hoàn cảnh.
- Mức độ trùng lặp ổ sinh thái (Pianka, 1973):
Trong đó: αij là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của loài i đối với loài j; αji là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của loài j đối với loài i; αij ≠ αji.
i ik ik s k ik ik S P P N Y B 1/( ), / 1 2
- Hệ số cạnh tranh giữa loài (May, 1975):
Trong đó: Qij là hệ số cạnh tranh giữa loài Qij = Qji.
- Tính toán giá trị tổng hợp: Sử dụng phép tính lũy tích đối với các yếu tố hoàn cảnh có quan hệ độc lập và phép tính bình quân đối với các yếu tố hoàn cảnh có quan hệ phụ thuộc (Pianka, 1973; Schoener, 1974).
2 / 1 1 2 1 2 1 ) /( ) ( s k jk s k ik jk s k ik ij P P P P Q
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN