Đánh giá mức độ cạnh tranh sinh cảnh sống giữa các loài Khỉ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài khỉ (cercopithecinae gray, 1821) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 66 - 70)

bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Theo nguyên lý cạnh tranh bài xích, các loài Khỉ cùng sinh sống trong một khu vực thì ổ sinh thái của mỗi loài sẽ ít nhiều có sự khác biệt, hiện tƣợng này giúp chúng giảm áp lực cạnh tranh trên phƣơng diện lợi dụng tài nguyên (thức ăn, nơi ở). Bởi vậy, để đánh giá mức độ cạnh tranh về không gian sống (hay nơi ở) giữa các loài Khỉ, chúng tôi đã tiến hành phân tích ổ sinh thái không gian của chúng. Để đánh giá định lƣợng đã chọn tính ba tiêu chí gồm: độ rộng ổ sinh thái, độ trùng lặp ổ sinh thái và hệ số cạnh tranh giữa loài. Kết quả đƣợc thể hiện ở Bảng 4.6 và Bảng 4.7.

Bảng 4.6. Độ rộng ổ sinh thái không gian và hệ số cạnh tranh giữa các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống

Yếu tố BKV BKM BKC QKV-KM QKV-KC QKM-KC 1. Độ cao 0,420 0,615 0,786 0,750 0,810 0,822 2. Độ dốc 0,454 0,711 0,708 0,948 0,966 0,991 3. Vị trí dốc 0,725 0,427 0,906 0,897 0,939 0,710 4. Hƣớng phơi 0,833 0,615 0,976 0,931 0,918 0,845 5. Cự ly đến nguồn nƣớc 0,877 0,889 0,949 0,795 0,983 0,845 6. Kiểu thảm 0,641 0,471 0,695 0,796 0,971 0,845 7. Mật độ cây gỗ 0,717 0,427 0,572 0,881 0,947 0,985 8. Cự ly đến đƣờng giao thông 0,617 0,427 0,436 0,981 0,962 0,978 9. Cự ly đến khu dân cƣ 0,551 0,533 0,483 0,996 0,995 0,986 Tổng hợp 0,366 0,283 0,507 0,693 0,816 0,681

Chú giải: BKV là độ rộng ổ sinh thái của Khỉ vàng; BKM là độ rộng ổ sinh thái của Khỉ mốc; BKC là độ rộng ổ sinh thái của Khỉ cộc; QKV-KM là hệ số cạnh tranh giữa Khỉ vàng với Khỉ mốc; QKV-KC là hệ số cạnh tranh giữa Khỉ vàng với Khỉ cộc; QKM-KC là hệ số cạnh tranh giữa Khỉ mốc với Khỉ cộc.

Độ rộng ổ sinh thái là thƣớc đo năng lực lợi dụng tài nguyên không gian của quần thể loài, đồng thời cũng đại diện cho tính thích ứng sinh thái và biên độ phân bố của loài. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: Về tổng thể độ rộng ổ sinh thái không gian của Khỉ cộc là lớn nhất (0,507), đến của Khỉ vàng (0,366) và của Khỉ mốc là nhỏ nhất (0,238), tức khu phân bố của Khỉ cộc rộng hơn của hai loài Khỉ còn lại. Điều này đã thuyết minh: Năng lực thích ứng với chất lƣợng sinh cảnh sống của Khỉ cộc cao hơn của hai loài Khỉ còn lại, ngoài ra cũng thể hiện rằng bởi độ trùng lặp không gian sống giữa Khỉ cộc với hai loài Khỉ còn lại là khá cao, mà đã xuất hiện tƣợng phân li ổ sinh thái (tức có thể bắt gặp Khỉ cộc ở nhiều biên độ của 9 yếu tố hoàn cảnh). Chính hiện tƣợng phân li rõ ràng này đã dẫn đến mức độ trùng lặp ổ sinh thái giữa chúng khá nhỏ, từ đó giảm áp lực cạnh tranh giữa loài.

Đánh giá riêng lẻ từng yếu tố hoàn cảnh thì; ổ sinh thái rộng nhất của Khỉ cộc là hƣớng phơi (0,976), của Khỉ vàng và Khỉ mốc đều là cự ly đến nguồn nƣớc (lần lƣợt là: 0,877 và 0,889); tức vào kỳ Hè - Thu, các loài Khỉ thích ứng rất rộng với hƣớng phơi và cự ly đến nguồn nƣớc. Ổ sinh thái hẹp nhất của Khỉ cộc và Khỉ mốc đều là cự ly đến đƣờng giao thông (lần lƣợt là: 0,436 và 0,427), của Khỉ vàng là độ cao (0,420). Tức vào kỳ Hè - Thu, các loài Khỉ thích ứng hẹp với độ cao và cự ly đến đƣờng giao thông, kết quả tính toán tần suất phân bố cho thấy Khỉ vàng chỉ tập trung phân bố ở đai cao 500 - 800 m, Khỉ cộc và Khỉ mốc chỉ tập trung phân bố ở nơi cách đƣờng giao thông trên 2.000 m.

Bảng 4.7. Độ trùng lặp ổ sinh thái không gian giữa các loài Khỉ tại KBTTN Pù Huống Yếu tố Khỉ vàng - Khỉ mốc Khỉ vàng - Khỉ cộc Khỉ mốc - Khỉ cộc αKV-KM αKM-KV αKV-KC αKC-KV αKM-KC αKC-KM 1. Độ cao 0,155 0,227 0,148 0,277 0,182 0,232 2. Độ dốc 0,252 0,396 0,193 0,302 0,331 0,330 3. Vị trí dốc 0,389 0,229 0,210 0,263 0,162 0,345 4. Hƣớng phơi 0,271 0,200 0,212 0,248 0,168 0,266 5. Cự ly đến nguồn nƣớc 0,263 0,267 0,236 0,256 0,273 0,291 6. Kiểu thảm 0,232 0,171 0,233 0,253 0,174 0,257 7. Mật độ cây gỗ 0,381 0,227 0,265 0,212 0,284 0,380 8. Cự ly đến nƣơng rẫy 0,394 0,272 0,286 0,202 0,322 0,330 9. Cự ly đến khu dân cƣ 0,337 0,327 0,266 0,233 0,345 0,313 Tổng hợp 0,169 0,125 0,131 0,113 0,141 0,161

Chú giải: αKV-KM là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ vàng đối với Khỉ mốc; αKM-KV là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ mốc đối với Khỉ vàng; αKV-KC là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ vàng đối với Khỉ cộc;

αKC-KV là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ cộc đối với Khỉ vàng; αKM-KC

là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ mốc đối với Khỉ cộc; αKC-KM là mức độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ cộc đối với Khỉ mốc.

Chỉ số trùng lặp ổ sinh thái phản ánh mức độ tƣơng tự trong lợi dụng không gian sống giữa loài, ở trƣờng hợp nhất định cũng phản ánh mức độ cạnh tranh tiềm năng giữa chúng, giá trị trùng lặp ổ sinh thái thƣờng đƣợc dùng để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các loài có quan hệ họ hàng gần gũi. Nghiên cứu này đã sử dụng 02 dạng công thức (02 chỉ số: độ trùng lặp ổ sinh

thái và hệ số cạnh tranh) để tiến hành tính toán giá trị trùng lặp ổ sinh thái giữa 03 loài thú cùng họ phụ Khỉ (Cercopithecinae).

Kết quả từ Bảng 4.7 cho thấy:

Mức độ trùng lặp ổ sinh thái giữa Khỉ vàng và Khỉ mốc: Về tổng thể độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ mốc đối với Khỉ vàng (0,125) thấp hơn của Khỉ vàng đối với Khỉ mốc (0,169). So sánh theo từng yếu tố hoàn cảnh; ngoại trừ yếu tố độ cao, độ dốc và cự ly đến nguồn nƣớc, thì 6 yếu tố còn lại Khỉ mốc đều bị Khỉ vàng lấn át trong lợi dụng không gian sống. Điều này chứng minh rằng, phần lớn không gian - nơi có Khỉ mốc sinh sống đều đã có sự hiện diện của Khỉ vàng, ngƣợc lại nhiều nơi có Khỉ vàng cƣ trú nhƣng không có sự hiện diện của Khỉ mốc.

Mức độ trùng lặp ổ sinh thái giữa Khỉ vàng và Khỉ cộc: Về tổng thể độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ cộc đối với Khỉ vàng (0,113) thấp hơn của Khỉ vàng đối với Khỉ cộc (0,131). So sánh theo từng yếu tố hoàn cảnh, ngoại trừ yếu tố mật độ cây gỗ, cự ly đến đƣờng giao thông và cự ly đến khu dân cƣ, thì 6 yếu tố còn lại Khỉ vàng đều bị Khỉ cộc lấn át trong lợi dụng không gian sống. Điều này chứng minh rằng; 03 yếu tố hoàn cảnh (mật độ cây gỗ, cự ly đến đƣờng giao thông và cự ly đến khu dân cƣ) có vai trò quan trọng chi phối mối quan hệ cạnh tranh giữa Khỉ vàng và Khỉ cộc, chỉ cần lấn át trong sử dụng 03 yếu tố này (trong tổng số 09 yếu tố hoàn cảnh) Khỉ vàng đã chiếm đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh với Khỉ cộc.

Mức độ trùng lặp ổ sinh thái giữa Khỉ mốc và Khỉ cộc: Về tổng thể độ trùng lặp ổ sinh thái của Khỉ cộc đối với Khỉ mốc (0,161) cao hơn của Khỉ mốc đối với Khỉ cộc (0,141). So sánh theo từng yếu tố hoàn cảnh; ngoại trừ yếu tố độ dốc và cự ly đến khu dân cƣ, thì 7 yếu tố còn lại Khỉ mốc đều bị Khỉ cộc lấn át trong lợi dụng không gian sống. Điều này chứng minh rằng; phần lớn không gian - nơi có Khỉ mốc sinh sống đều đã có sự hiện diện của Khỉ cộc, ngƣợc lại nhiều nơi có Khỉ cộc cƣ trú nhƣng không có sự hiện diện

Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy:

Hệ số cạnh tranh không gian sống giữa Khỉ mốc với Khỉ cộc là thấp nhất (0,681), tiếp đến là giữa Khỉ vàng với Khỉ mốc (0,693), kịch liệt nhất là cạnh tranh giữa Khỉ vàng với Khỉ cộc (0,816). Trong 9 yếu tố hoàn cảnh; mức độ kịch liệt trong cạnh tranh không gian sống giữa Khỉ vàng với Khỉ cộc đƣợc sắp xếp từ cao đến thấp lần lƣợt là: Cự ly đến khu dân cƣ, cự ly đến nguồn nƣớc, kiểu thảm, độ dốc, cự ly đến đƣờng giao thông, mật độ cây gỗ, vị trí dốc, hƣớng phơi, độ cao. Cũng 9 yếu tố hoàn cảnh này, mức độ kịch liệt trong cạnh tranh không gian sống giữa Khỉ vàng với Khỉ mốc đƣợc sắp xếp từ cao đến thấp lần lƣợt là: Cự ly đến khu dân cƣ, cự ly đến đƣờng giao thông, độ dốc, hƣớng phơi, vị trí dốc, mật độ cây gỗ, kiểu thảm, cự ly đến nguồn nƣớc, độ cao. Cũng 9 yếu tố hoàn cảnh này, mức độ kịch liệt trong cạnh tranh không gian sống giữa Khỉ mốc với Khỉ cộc đƣợc sắp xếp từ cao đến thấp lần lƣợt là: Độ dốc, cự ly đến khu dân cƣ, mật độ cây gỗ, cự ly đến đƣờng giao thông, cự ly đến nguồn nƣớc, hƣớng phơi, kiểu thảm, độ cao, vị trí dốc. Do đó, có thể nhận ra; cự ly đến khu dân cƣ, cự ly đến đƣờng giao thông, độ dốc, kiểu thảm và mật độ cây gỗ là các yếu tố hoàn cảnh mà các loài Khỉ cạnh tranh kịch liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái học quần thể của các loài khỉ (cercopithecinae gray, 1821) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)