Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 36 - 38)

Dựa trên các mô hình hồi quy và tổng quan tài liệu, bài nghiên cứu dự đoán các kết quả hồi quy có thể xảy ra (giả thuyết nghiên cứu).

Giả thuyết 1: tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa AR và ROA. Bởi vì khi rút ngắn kì thu tiền khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ giảm được sự đầu tư cho vốn lưu động, cũng như xoay vòng vốn nhanh, từ đó gia tăng lợi nhuận.

Giả thuyết 2: tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa INV và ROA. Giống như đối với AR, khi rút ngắn kì lưu hàng tồn kho thì doanh nghiệp sẽ bán được sản phẩm nhanh hơn, xoay vòng vốn nhanh và giảm sự đầu tư cho vốn lưu động, giúp tăng lợi nhuận.

Giả thuyết 3: tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa AP và ROA. Bởi vì khi tăng kì thanh toán khoản phải trả thì doanh nghiệp sẽ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lâu hơn, từ đó giảm sự tài trợ cho vốn lưu động, giúp tăng lợi nhuận từ đầu tư khác.

Giả thuyết 4: tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa CCC và ROA. Bởi vì khi giảm chu kì chuyển đổi tiền, doanh nghiệp sẽ xoay vòng vốn nhanh và giảm sự tài trợ cho vốn lưu động, từ đó giúp tăng lợi nhuận cũng như các cơ hội đầu tư sinh lợi khác.

Giả thuyết 5: tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa WCR và ROA. Bởi lẽ quản trị vốn lưu động thường liên quan đến ba thành phần chính là khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả. Sự xuất hiện của tiền và vay ngắn hạn sẽ không làm đổi chiều ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận. Hơn nữa nắm giữ nhiều tiền sẽ làm mất đi cơ hội đầu tư sinh lợi, cũng như giảm vay ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ thiếu đi nguồn tài trợ cho vốn lưu động.

Giả thuyết 6: tìm thấy mối quan hệ phi tuyến dạng hình chữ U ngược giữa WCR và ROA, tức là hệ số 𝛽1 gắn với WCR mang dấu dương và hệ số 𝛽2 gắn với WCR2 mang dấu âm. Bởi vì khi doanh nghiệp đầu tư vào vốn lưu động hay là tăng quy mô sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận sẽ tăng. Lợi nhuận sẽ chỉ tăng đến một mức nào đó, khi đó tiếp tục đầu tư vào vốn lưu động sẽ làm lợi nhuận giảm do sự khó khăn trong quản trị quy mô kinh doanh và quản trị vốn lưu động, cũng như đánh mất cơ hội thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư khác.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các biến

Biến Phương pháp đo lường

Dấu mong

đợi

Lợi nhuận trên tài sản

(ROA) 𝑅𝑂𝐴 (%) = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Kì thu tiền khoản phải

thu (AR) 𝐴𝑅 (𝑛𝑔à𝑦) = 365 𝑥 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 -

Kì lưu hàng tồn kho

(INV) 𝐼𝑁𝑉 (𝑛𝑔à𝑦) = 365 𝑥 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

Kì thanh toán khoản

phải trả (AP) 𝐴𝑃 (𝑛𝑔à𝑦) = 365 𝑥 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 +

Chu kì chuyển đổi tiền

(CCC) CCC (ngày) = AR + INV – AP -

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (WCR)

WCR = (Tiền và các khoản tương đương tiền – Vay ngắn hạn + Phải thu khách hàng + Hàng tồn kho – Phải trả người bán)/Doanh thu

-

Quy mô công ty

(SIZE) 𝑆𝐼𝑍𝐸 = Log(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) +

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu (SGROW) 𝑆𝐺𝑅𝑂𝑊 (%) = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛− 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛−1

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛−1 + Đòn bẩy tài chính (DEBT) 𝐷𝐸𝐵𝑇 (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 - Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (GDPGR) 𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅 (%) = 𝐺𝐷𝑃𝑛− 𝐺𝐷𝑃𝑛−1 𝐺𝐷𝑃𝑛−1 + Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)