Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 36)

Quy mô công ty (SIZE): Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và khả năng sinh lợi của công ty (Peel và Wilson 1996). Do các công ty lớn có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn nên khả năng sinh lời cao hơn. Bài nghiên cứu này sẽ sử dụng logarit của tổng tài sản đại diện cho quy mô công ty.

𝑆𝐼𝑍𝐸 = Log(𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛) (3.13)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROW): Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng càng có nhiều cơ hội tăng trưởng và sự thay đổi của dòng tiền tương lai sẽ làm tăng lượng tiền công ty nắm giữ và đầu tư ngắn hạn của công ty (Kim, Mauer và

Sherman 1998; Opler và ctg 1999). Sự tăng trưởng này sẽ làm gia tăng hiệu suất hoạt động của công ty.

𝑆𝐺𝑅𝑂𝑊 (%) = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛−𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛−1

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢𝑛−1 (3.14)

Đòn bẩy tài chính hay là tỉ lệ nợ trên tổng tài sản (DEBT): Theo lý thuyết trật tự phân hạng, khi công ty cần nguồn vốn sẽ có xu hướng sử dụng nguồn tài trợ nội bộ trước khi phát hành cổ phiếu hay mượn từ bên ngoài (Myers 1984). Vì thế, công ty sẽ giữ nguồn vốn để sử dụng nội bộ hoặc trả nợ. Càng nhiều nợ nghĩa là nguồn vốn nội bộ càng ít và rủi ro công ty càng tăng. Tuy nhiên, nó có khả năng tạo ra nhiều tiền hơn và làm gia tăng khả năng sinh lợi.

𝐷𝐸𝐵𝑇 (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (3.15)

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của quốc gia (GDPGR): Khi điều kiện kinh tế phát triển tốt thì có xu hướng phản ánh lên lợi nhuận công ty (Lamberson 1995), nên bài nghiên cứu sử dụng biến kiểm soát GDPGR.

𝐺𝐷𝑃𝐺𝑅 (%) =𝐺𝐷𝑃𝑛−𝐺𝐷𝑃𝑛−1

𝐺𝐷𝑃𝑛−1 (3.16)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)