Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại vườn quốc gia ba vì, huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 34 - 37)

- Phương pháp kế thừa tư liệu

Kế thừa những kết quả đã có, sử dụng các tài liệu đã được công bố của nhà khoa học về du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch sinh thái, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái... về những nét tổng quan nhất của khu vực nghiên cứu. Thu thập các nguồn tài liệu tham khảo chuyên ngành, các số liệu đã có ở các cơ quan liên

quan như: UBND huyện Ba Vì, Sở Du lịch, VQG Ba Vì. Các tài liệu tại VQG Ba Vì bao gồm thông tin về: Bản đồ VQG; các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch; các loại hình hoạt động du lịch và sản phẩm du lịch chính; các dự án hiện tại và tương lai của VQG; các tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực; các loại phương tiện vận chuyển khách; tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học

+ Thực trạng của hoạt động du lịch từ rừng ở VQG Ba Vì

Nghiên cứu thiết kế hệ thống bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn với đối tượng là 20 khách du lịch, 20 người dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý. Trong đó các đối tượng phỏng vấn được lựa chọn thuộc các nhóm có trình độ văn hóa, mức sống, nghề nghiệp khác nhau. Các chủ đề phỏng vấn gồm loại sản phẩm du lịch, địa điểm đến du lịch, số ngày và chi phí cho du lịch. Kết quả thống kê sẽ cho biết nhu cầu của người dân về các loại hình du lịch, quy mô du lịch đến hệ sinh thái rừng.

+ Tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng ở VQG Ba Vì

Tiến hành nghiên cứu về tiềm năng của các sản phẩm du lịch từ hệ sinh thái rừng, như tiềm năng từ nguồn tài nguyên thực vật, tiềm năm từ nguồn tài nguyên động vật và các tiềm năng khác (giá trị cảnh quan, văn hóa, tâm linh...)

Tiềm năng các sản phẩm du lịch từ rừng được xác định bằng phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể nghiên cứu thiết kế hệ thống bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn với đối tượng là 20 khách du lịch, 20 người dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý... Đề tài dự kiến tổ chức khảo sát ở địa điểm tập trung nhiều hoạt động du lịch ở hệ sinh thái rừngVQG Ba Vì. Theo phương pháp này, đề tài sẽ tổ chức phỏng vấn khách du lịch, cán bộ quản lý và những người nhiều tuổi về sản phẩm của các loại rừng ở địa phương có trở thành sản phẩm du lịch.

Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào số lượng và chủng loại sản phẩm từ những loại rừng khác nhau, mẫu phỏng vấn được ghi trong mẫu phiếu (phần phụ lục).

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn đề tài sẽ thống kê tiềm năng về đa dạng sản phẩm rừng cho mục đích du lịch.

+ Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững khu vực nghiên cứu

Đề tài thực hiện phỏng vấn 20 khách du lịch, 20 người dân kinh doanh, 20 cán bộ quản lý. Từ kết quả điều tra phỏng vấn và kế thừa tư liệu, xác định các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến khả năng khai thác sản phẩm bền vững từ rừng khu vực nghiên cứu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch bền vững cho khu vực nghiên cứu.

Căn cứ vào kết quả điều tra và số liệu tính toán, phân tích đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững các sản phẩm du lịch từ rừng đặc dụng khu vực nghiên cứu đề tài.

Dựa vào số liệu từ việc thu thập thông tin, quá trình trực tiếp điều tra, khảo sát thực địa. Phân tích việc khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ du lịch và thực trạng hoạt động du lịch ở khu vực nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quá trình phát triển du lịch khai thác các sản phẩm từ rừng tại Ba Vì bền vững.

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm Excel và

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại vườn quốc gia ba vì, huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)