Vườn quốc gia ba vì đã tổ chức hoạt động du lịch nhiều năm. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được thể hiện rõ trong đề án phát triển bền vững du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2016 - 2020.
- Đầu tư phát triển DLST là một nhiệm vụ hoạt động của VQG Ba Vì mà lợi ích do nó mang lại sẽ thoả mãn theo thứ tự ưu tiên: cho bảo tồn thiên nhiên, cho bảo vệ môi trường và đóng góp cho ngân sách.
Trong nguyên tắc này thể hiện rõ tính ưu tiên của các hoạt động du lịch. Bảo tồn thiên nhiên là mục tiêu cốt lõi, là quan điểm xuyên suốt của hoạt động du lịch. Với nguyên tắc chỉ đạo này toàn bộ các nội dung từ quy hoạch, đến tổ
chức triển khai, giám sát đánh giá, từ thiết kế hoạt động đến vận hành đều đặt mục tiêu bảo tồn rừng và bảo tồn thiên nhiên lên hàng đầu. Các dịch vụ du lịch từ lưu trú, ẩm thực, mua sắm, giáo dục, thăm quan, thưởng ngoạn, giải trí, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội nghị hội thảo đều được hướng dẫn, điều hành, giám sát sao cho đảm bảo đúng nguyên tắc bảo tồn và phát triển rừng là ưu tiên hàng đầu.
- Các loại hình và sản phẩm du lịch được bố trí sẽ không gây tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái tự nhiên của VQG Ba Vì.
- Phát triển DLST để khai thác các tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và sự đa dạng về tài nguyên tự nhiên của hệ sinh thái rừng như một hoạt động góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của VQG Ba Vì.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cả du khách và người dân địa phương về giá trị của VQG Ba Vì, môi trường trên mặt đất và môi trường văn hoá của nó.
Giáo dục môi trường và hướng dẫn du lịch được xem là hoạt động quan trọng của vườn quốc gia Ba Vì. Nội dung giáo dục để du khách và cộng đồng địa phương nhận thức được giá trị của vườn quốc gia, để trở thành người có trách nhiệm trong tham gia du lịch từ người tổ chức hướng dẫn đến người hưởng lợi là du khách.
- Tự cân đối một phần nguồn chi của ngân sách nhà nước; tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương; góp phần cải thiện đời sống cán bộ, viên chức và người lao động của VQG.
Việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương và các đối tác được thực hiện qua những hợp đồng liên doanh, liên kết trong tổ chức hoạt động du lịch, từ quảng bá đến triển khai vận hành các hoạt động du lịch đều có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Nhờ đó tăng cường sự thấu hiểu, chia sẻ và đóng góp của các bên vào phát triển du lịch như một nhân tố tích cực cho bảo tồn và phát triển rừng, bảo tồn và phát triển văn hóa bản sắc của địa phương.
- Các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Vườn quốc gia Ba Vì cũng được thể hiện trong định hướng tổ chức triển khai hoạt động du lịch của vườn quốc gia như sau:
+ Huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 cho phát triển du lịch tại VQG.
Trên cơ sở các đề án, dự án thuê môi trường rừng, liên kết, nhận khoán kinh doanh dịch vụ du lịch, các cá nhân, tổ chức đầu tư các công trình làm phong phú, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, nhà hàng, hội trường, khu vui chơi cho thanh thiếu niên, bể bơi, các tiểu cảnh hấp dẫn du khách...
+ Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:
Hiện tại cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các sản phẩm du lịch tại VQG Ba Vì còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên của du khách. Vì vậy việc đầu tư phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ phải tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc của Vườn để giới thiệu và thu hút du khách:
+ Xây dựng trung tâm thông tin: Qua các hiện vật được trưng bày là các tiêu bản động thực vật, đất, đá, các bản đồ, sơ đồ, sa bàn mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày khác để giới thiệu cho du khách thấy được sự đa dạng sinh học và ý nghĩa của việc thành lập VQG.
+ Xây dựng thêm các tuyến đường mòn thiên nhiên có các biển báo chỉ dẫn, diễn giải môi trường dọc tuyến để du khách có thể trải nghiệm, khám phá các HST rừng tự nhiên, các động, thác nước, các di tích và phế tích lịch sử.
+ Xây dựng thêm các tuyến tham quan các Vườn thực vật để du khách có thể tham quan, học tập, đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho du khách.
+ Xây dựng thêm các điểm dừng quan sát, bãi cắm trại và một số điểm DLST mới.
+ Liên kết phát triển các sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp trong khu vực.
+ Phối hợp với các công ty du lịch lữ hành xây dựng các tour du lịch chuyên đề như giáo dục môi trường, khám phá thiên nhiên,....cho học sinh, sinh viên.
+ Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, cửa hàng dịch vụ ăn uống, trong đó kết hợp bán các đặc sản của địa phương như măng khô, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa, các cửa hàng bán quà lưu niệm, cửa hàng bán thuốc nam do người Dao quản lý.
+ Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch:
Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo yêu cầu công việc:
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển DLST Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học để cải tạo phục hồi rừng nghèo bằng các loài cây bản địa, nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu để phát triển nguồn lợi lâm đặc sản dưới tán rừng để giới thiệu cho du khách về công tác bảo tồn và giá trị đa dạng sinh học.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị để áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra, giám sát, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học phục vụ diễn giải môi trường trong DLST.
Đầu tư trang thiết bị quản lý lượng du khách đến và đi để đánh giá được sức chứa. Việc quan tâm đến sức chứa là rất quan trọng và phải chú ý tới nó
trong các hoạt động du lịch nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của du khách đến khu bảo thồn thiên nhiên.
Quản lý rác thải dựa trên nguyên tắc giảm thải rác, tái sử dụng nếu có thể. Giám sát thường xuyên lượng rác thải ra, bố trí các thùng rác có dán tên khác nhau ở những vị trí hợp lý để du khách và nhân viên có thể vứt rác đúng chỗ để trong quá trình thu gom và phân loại rác được dễ dàng hơn. Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được chi phí, mang lại lợi ích từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến từ rác hữu cơ được ủ trong đất rất có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường, giảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.