Tiềm năng khai thác các loài động thực vật làm thực phẩm – thuốc chữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại vườn quốc gia ba vì, huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 60)

chữa bệnh – nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ

3.1.2.1. Tiềm năng từ nguồn tài nguyên thực vật

Thảm thực vật ở VQG Ba Vì gồm có 3 kiểu chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá rộng thương xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với 2 đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung của VQG Ba Vì năm 2008, cho tới nay VQG Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của VQG. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi, số loài tăng 389 loài.Thực vật cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxacuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)...

VQG Ba Vì tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địa của Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn. Đáng chú ý hơn là ở đây có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên - Ercaceae, 6 loài thuộc họ Chè - Theacae, 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ - Fagaceae nhiều hơn số chi cùng họ ở VQG Cúc Phương (nơi có diện tích lớn gấp 10 lần). Ngược lại, số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu - Dipterocapaceae lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì.

VQG Ba Vì có mhiều loài phân bố phổ biến như: Giổi nhung - Michelia

faveolata, Giối lá bạc - Michelia cavalcria, các loài họ Đỗ quyên, Chè thơm -

aurata, Dẻ lá tre - Quercus bambusaefolia, Dẻ đấu nứt - Castanopnis fissa, Chẹo lông - Engelbardtia apicata… chỉ gặp ở các vùng cao Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Sốp Cộp (Sơn La), Hoàng Su Phì (Hà Giang), trong khi các loài phổ biến trong kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới như: Chò xanh, Chò chỉ, Chò nâu, Tấu ruối, Táu nước lại không tồn tại mặc dù có thể gặp chúng ở đai thấp 600 m trở xuống. Những đặc điểm này đã phản ánh rõ nét rừng đai cao Ba Vì gồm nhiều thực vật thuộc đai á nhiệt đới núi thấp.

Tham gia vào thành phần thực vật ở đây còn có một số loài thạt vật tàn di (Hóa thạch sống) của Kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà còn sót lại như: các loài Quyết thân gỗ - Cibotium barometz (L) J. Sm, Gymnosphaera gigantea (Wall. Ex Hook) và các loài thực vật hạn trần Calocedrus macrolepis, Podocarpus

nerrifolius D. Don, Cepbalotaxus mannii Hooker, Amentotaxus..làm tăng thêm

tính đa dạng và phong phú của hệ thực vật.

Cùng với sự đa dạng, đặc sắc và có giá trị sinh thái cao của nguồn tài nguyên thực vật tại khu vực VQG Ba Vì, đây là tiềm năng tài nguyên to lớn, góp phần tạo lợi thế để phát triển DLST ở VQG Ba Vì. Nguồn tài nguyên thực vật tại đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mục đích chính của khách DLST là được trải nghiệm về sinh cảnh và các giá trị ĐDSH tại điểm đến. Sự phong phú, đa dạng của các loài sinh vật, đặc biệt là sự hiện diện của sinh vật quý hiếm, đặc hữu trong những sinh cảnh đặc thù sẽ tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Sản phẩm từ nguồn tài nguyên thực vật có vai trò quan trọng. Ngành y tế nhất là y dược học cổ truyền đang sử dụng nhiều loài thực vật theo cách thức và quy mô khác nhau, để phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Nhàm chán với những thực phẩm được tạo ra từ trồng trọt quy mô lớn với những quy trình có sử dụng phân bón và hóa chất, các du khách thường rất mong đến rừng để được thưởng thức những món ăn hoàn toàn của thiên nhiên cùng với những cách chế biến đầy bản sắc địa phương. Thực phẩm từ rừng trở thành một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến những khu du lịch trong hoặc ven rừng.

Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy hệ sinh thái rừng khu vực VQG có một tập đoàn các loài thực vật cho các sản phẩm là thực phẩm và dược liệu khá phong phú. Một số loài rau có thể khai thác được ở tất cả các kiểu rừng tự nhiên và rừng trồng như rau đắng cảy, rau dớn, rau má, rau tòm bóp, rau sam, rau dền cơm... nhưng có một số loài chỉ phát triển tốt trong rừng tự nhiên như các loại quả, củ... Những loài phổ biến đang được khai thác làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho người dân địa phương và du khách được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.1. Danh lục một số loài thực vật cho thực phẩm từ rừng tại VQG Ba Vì

TT Tên Việt Nam Tên la tinh Giá trị sử dụng

1 Hoa chuối hột Musa acuminata Thực phẩm + thuốc 2 Rau dớn Diplazium esculentum Thực phẩm + thuốc 3 Rau đắng cảy Clerodendrum cyrtophyllum Thực phẩm + thuốc 4 Rau tòm bóp Physalis angulata Thực phẩm + thuốc 5 Rau má Centella asiatica Thực phẩm + thuốc 6 Rau dền cơm Amaranthus viridis Thực phẩm + thuốc 7 Rau sam Portulaca oleracea Thực phẩm + thuốc 8 Rau tàu bay Crassocephalum crepidioides Thực phẩm + thuốc

9 Măng rừng Thực phẩm

10 Cây sấu Dracontomelon duperreanum Thực phẩm

11 Cây sung Ficus racemosa Thực phẩm + thuốc 12 Cây vả Ficus auriculata Thực phẩm + thuốc 13 Cây trám Canarium album Thực phẩm

Một số thực phẩm từ thực vật rừng VQG Ba Vì:

Hình 3.1. Hoa chuối hột (dùng làm nộm, nấu canh; chữa táo bón)

Hình 3.2. Rau dớn (nấu canh; mát gan, lợi tiểu)

Hình 3.4. Rau tòm bóp (thanh nhiệt, tiêu đờm)

Hình 3.5. Măng rừng

Đề tài đã thống kê được 14 loài thực vật trong hệ sinh thái rừng được sử dụng làm thực phẩm cho khách du lịch. Những loài thực vật có tới trên hai phần ba vừa là thực phẩm vừa là thuốc. Chúng có giá trị như thực phẩm chức năng.

Bảng 3.2. Sản lƣợng các loài thực phẩm từ rừng tính trung bình một hecta một năm (kg/ha/năm)

TT Loại thực phẩm Sản lƣợng 1 Hoa chuối hột 30.4 2 Rau dớn 18.6 3 Rau đắng cảy 36.5 4 Rau tòm bóp 25.0 5 Rau má 13.6 6 Rau dền cơm 14.4 7 Rau sam 12.5

8 Rau tàu bay 17.8

9 Măng rừng 87.0 10 Cây sấu 21.0 11 Cây sung 52.5 12 Cây vả 31.5 13 Cây trám 9.5 14 Củ mài 19.5

Căn cứ vào giá trị trường của các thực phẩm từ rừng đề tài xác định giá trị trung bình của từng loại thực phẩm và tổng của chúng trên mỗi hecta như sau.

Bảng 3.3. Giá trị thực phẩm từ hệ sinh thái rừng phục phục vụ du lịch (1000đ/ha/năm)

TT Loại thực phẩm Đơn giá

(1000đ/kg) Khối lƣợng (kg) Thành tiền (1000đ) 1 Hoa chuối hột 35 30.4 1064 2 Rau dớn 45 18.6 837 3 Rau đắng cảy 35 36.5 1277.5 4 Rau tòm bóp 35 25.0 875 5 Rau má 60 13.6 816 6 Rau dền cơm 50 14.4 720 7 Rau sam 45 12.5 562.5

8 Rau tàu bay 30 17.8 534

9 Măng rừng 25 87.0 2175 10 Cây sấu 20 21.0 420 11 Cây sung 20 52.5 1050 12 Cây vả 20 31.5 630 13 Cây trám 20 9.5 190 14 Củ mài 30 19.5 585 Tổng 11736

Tổng giá trị của các loại thực phẩm từ tài nguyên thực vật tại rừng bình quân mỗi năm xấp xỉ 11 triệu/ha/năm.

Phần lớn người dân chỉ quan tâm đến thu hái các sản phẩm này mà không đóng góp vào bảo tồn và phát triển chúng. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng của các tài nguyên này theo thời gian. Nếu những cơ sở du lịch có hợp đồng với người dân địa phương về những sản phẩm từ rừng thì họ sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo vệ và nâng cao sản lượng của chúng.

Những nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng cung cấp thực phẩm từ rừng cho du lịch chủ yếu gồm: Thiếu sự quản lý của cộng đồng với các thực phẩm từ rừng; Khai thác quá mức các thực phẩm từ rừng; Thị trường các thực phẩm từ rừng không ổn định. Người ta cho rằng sản lượng hiện tại của các thực phẩm từ rừng có thể được nâng lên khi có biện pháp quản lý tốt, như trồng bổ sung, bảo vệ nguồn giống, khai thác với sản lượng thích hợp cân bằng với khả năng phục hồi của chúng trong tự nhiên...

Kết quả nghiên cứu về tiềm năng cung cấp dược thảo và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ từ tài nguyên thực vật của hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì cho một số nhận xét sau:

Nguồn tài nguyên thực vật từ hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì có lượng lớn nguồn dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ khá phong phú. Những loài phổ biến đang được khai thác rừ các hệ sinh thái làm dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân địa phương và du khách.

Phần lớn các loài cho dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ chỉ còn ở rừng tự nhiên, trong các rừng trồng có một số loài nhưng sản lượng không đáng kể. Việc khai thác chủ yếu là phục vụ tự cấp tự túc. Các sản phẩm dược liệu có thể khai thác từ một năm ở hệ sinh thái rừng là 6 đến 13 Kg/ha.

Bảng 3.4. Các loài thực vật làm dƣợc liệu đƣợc khai thác nhiều nhất ở VQG Ba Vì

TT Tên Việt Nam TT Tên Việt Nam

1 Đinh lăng 23 Lạc tiên

2 Bách bộ 24 Ngải cứu dại

3 Bạch chỉ 25 Nghệ

4 Bạch truật 26 Ngũ gia bì chân chim

5 Bình vôi 27 Ngưu tất

6 Bọ mắm khô 28 Rau đắng đất

7 Cam thảo 29 Râu hùm

8 Câu đằng 30 Sa nhân

9 Cẩu tích 31 Sâm báo

10 Cỏ xước 32 Sinh địa

11 Đảng sâm 33 Thanh hao hoa vàng

12 Địa liền 34 Thảo quyết minh

13 Diếp cá 35 Thiên niên kiện

14 Diệp hạ châu 36 Thục địa

15 Đương quy 37 Trinh nữ hoàng cung

16 Giảo cổ lam 38 Tục đoạn

17 Hà thủ ô đỏ 39 Xạ đen

18 Hà thủ ô trắng 40 Xuyên khung

19 Hoài sơn 41 Xuyên tâm liên

20 Hoàng kỳ 42 Kim ngân

21 Hòe 43 Kim tiền thảo

22 Hy thiêm 44 Lá vông

Một số hình ảnh về các loài dược liệu tại khu vực VQG Ba Vì:

Hình 3.7. Cây Xạ đen (Celastrus hindsii)

Hình 3.9. Cây Bạch Chỉ (Angelica dahurica)

Hình 3.11. Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis)

Các sản phẩm dược liệu ở mức 6 đến 13 Kg/ha. So với sản lượng trước đây khoảng 10 năm thì chỉ còn khoảng 1/4. Những người được phỏng vấn cho biết nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức nên nguồn giống còn lại ít và chủ yếu là những cây có giá trị không cao. Ngoài ra, việc quản lý vườn quốc gia cũng ngăn cấm phần nào việc thu hái trong rừng.

Sản lượng luồng và nứa cũng ở mức 25 đến 30 kg/ha. Mức khai thác như vậy là rất ít chủ yếu phục vụ nhu cầu của hộ gia đình. Những cây này trong rừng không ít nhưng việc khai thác bị ngăn cấm phục vụ cho các hoạt động bảo tồn của vườn quốc gia.

Các loài tế guột vẫn còn khá phổ biến ở cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Đây là loài cây hàng năm và phục hồi nhanh. Tuy nhiên sản lượng cũng không cao. Ở rừng trồng thì liên quan đến biện pháp phòng cháy rừng, người phát dọn hàng năm để chống cháy rừng. Còn trong rừng tự nhiên sự phát triển mạnh mẽ của tầng cây cao làm cho diện tích của tế guột giảm đi. Mặt khác việc khai thác cũng bị ngăn cấm để bảo vệ vườn quốc gia.

Căn cứ vào số liệu phỏng vấn đề tài ước lượng tổng sản lượng của dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ, số liệu trong bảng sau.

Bảng 3.5. Sản lƣợng bình quân của dƣợc liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ (kg/ha/năm) TT Loại sản phẩm Sản lƣợng 1 Dược liệu 9.8 2 Luồng 12.5 3 Nứa 26.5 4 Mây 7.0 5 Guột 8.6 6 Song 1.0

Căn cứ vào tổng diện tích từng loại rừng và giá thị trường trung bình của các loại sản phẩm có thể xác định được tổng giá trị của các sản phẩm hàng năm từ một ha rừng và cả khu vực nghiên cứu, số liệu được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3.6. Giá trị dƣợc liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ (1000đ/ha/năm)

Loại sản phẩm Giá trung bình Thành tiền

Dược liệu 100 980 Luồng 0.9 11.25 Nứa 1.5 39.75 Mây 55 385 Guột 45 387 Song 50 50 Tổng 1853

Số liệu cho thấy tổng giá trị của các loại dược liệu và nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ từ rừng bình quân mỗi năm không cao, ở mức dưới 2 triệu đồng một hecta một năm.

Theo ước đoán của những người được phỏng vấn thì nếu được quản lý tốt, sản lượng dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ có thể tăng ít nhất đến 3 lần. Như vậy, giá trị thu được từ khai thác các sản phẩm này sẽ đạt ở mức 5 triệu đồng trên mỗi hecta rừng.

Có thể nhận thấy trong tương lai nâng cao sản lượng của các dược liệu và hàng thủ công mỹ nghệ từ rừng không chỉ là một giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của người dân ở VQG Ba Vì mà còn là giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh tái bền vững tại huyện Ba Vì,

Căn cứ vào số liệu ở bảng trên có thể xác định được năng suất thực phẩm từ nguồn tài nguyên thực vật của hệ sinh thái rừng là 389,8 kg/ha/năm.

Để xác định mức sử dụng trung bình của du khách với các sản phẩm từ rừng đề tài đã thống kê lượng sử dụng của du khách với các hoạt động ăn uống và mua sắm, số liệu ghi trong bảng sau.

Bảng 3.7. Lƣợng sử dụng trung bình của khách du lịch với các sản phẩm (Kg/ngƣời) STT Nhóm thực vật Đối tƣợng phỏng vấn Khách du lịch Ngƣời dân kinh doanh Cán bộ quản lý Tổng số người 20 20 20 1 Thực phẩm 0,5 0,15 0,2 2 Dược liệu 0,2 0,1 0,15

Số liệu cho thấy các nhóm đối tượng được phỏng vấn với số lượng không giống nhau. Vì vậy, đề tài sử dụng phép tính trung bình gia quyền để xác định lượng sử dụng trung bình của du khách với các loại sản phẩm thực phẩm từ rừng.

Công thức xác định lượng tiêu thụ trung bình của từng nhóm đối tượng du lịch Stb với các sản phẩm như sau:

Stbi = Stb1i*n1i/ni

Trong đó Stbi là mức tiêu thụ trung bình một du khách thuộc một nhóm đối tượng thứ i, Stb1i là mức tiêu thụ trung bình của một người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, n1i là số người có sử dụng dịch vụ của một nhóm đối tượng thứ i, ni là tổng số người được phỏng vấn của nhóm đối tượng thứ i. Số liệu thống kê được ghi trong bảng sau:

Bảng 3.8. Lƣợng sử dụng trung bình của du khách đối với từng nhóm đối tƣợng phỏng vấn (kg/ngƣời) STT Nhóm thực vật Đối tƣợng phỏng vấn Khách du lịch Ngƣời dân kinh doanh Cán bộ quản lý Tổng số người 20 20 20 1 Thực phẩm 0,35 0,1 0,15 2 Dược liệu 0,07 0,02 0,03

Nếu xem tỷ lệ số người được phỏng vấn của các nhóm xấp xỉ tỷ lệ số người tham gia du lịch của mỗi nhóm ở hệ sinh thái rừng thì có thể xác định được lượng tiêu thụ trung bình của một du khách với các sản phẩm từ rừng bằng công thức sau: STB = ∑(Stbi*ni)/n Bảng 3.9. Lƣợng sử dụng sản phẩm từ rừng trung bình ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá tiềm năng du lịch với các sản phẩm từ rừng tại vườn quốc gia ba vì, huyện ba vì, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)