* Giá trị về tâm linh:
Hà Nội nói riêng và các thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng nói chung cái nôi của nền văn minh lúa nước, là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước. Nơi đây, cùng lúc tồn tại và phát triển nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, bao gồm cả đạo Phật, đạo Thiên Chúa, tín ngưỡng thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ Thành hoàng… Nhiều nơi, đặc biệt là những vùng rừng với vẻ hùng vĩ huyền bí của thiên nhiên được xem là những vùng đấtđịa linh nhân kiệt, nơi của chúa thượng ngàn, nơi của các nhân vật lịch sử lưu truyền suốt chiều dài đất nước, nơi của các đấng thiêng liêng, nơi con người cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên, nơi con người có thể tìm thấy sự chở che của tạo hóa, nơi con người thấy hồn thiêng dân tộc với nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Những công trình văn hóa lịch sử tâm linh trong rừng có sức hấp dẫn du khách. Rừng làm tăng tính tôn nghiêm, huyền bí và linh thiêng của các công trình văn hóa lịch sử, của các công trình tâm linh. Rừng làm tăng gắn kết của tín ngưỡng với nghệ thuật, với thiên nhiên, và các nền văn hóa bản sắc của quê hương đất nước. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, cũng là tiềm lực mạnh để phát triển các loại hình du lịch khác ở VQG Ba Vì như du lịch thăm quan, du lịch ẩm thực, du lịch khám phá...
Tiềm năng du lịch với sản phẩm là du lịch tâm linh được nhiều người sử dụng nhất, theo kết quả phỏng vấn khách du lịch có đến 90% du khách tham gia. Trong cuộc sống nhộn nhịp, ồn ào, nhịp sống tấp nập, thì du lịch văn hóa tâm linh là loại hình dữ liệu tỏ ra quan tâm nhiều hơn, thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người.
* Giá trị về bảo tồn văn hóa của hệ sinh thái rừng:
tồn văn hóa của các khu rừng. Như cái nôi đầu tiên để con người tồn tại và phát triển rừng đã giúp họ tích lũy vô vàn kiến thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy. Rừng cho con người những hiểu biết về thời tiết và khí hậu. Những hiện tượng vật hậu như đâm chồi, ra lá, ra hoa, quả chín, rụng lá, ra rễ v.v... của cây rừng luôn gắn liền với các hiện tượng biến đổi của thời tiết và khí hậu. Từ lâu, con người đã biết quan sát các hiện tượng vật hậu để phán đoán biến đổi của thời tiết, trên cơ sở đó họ tổ chức các hoạt độngtrồng trọt, chăn nuôi, bắt cá, bẫy chim v.v...
Mỗi loài cây rừng có giá trị sử dụng riêng, có loài cho gỗ, có loài cho lương thực, thực phẩm, có loài làm thuốc. Rừng với sự phong phú và đa dạng đã giúp con người hình thành những kiến thức, những quy trình sản xuất về trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng. Rừng giúp con người hình thành những bài thuốc độc đáo, những món ăn truyền thống.
Hệ sinh thái rừng vừa là nơi cung cấp lý tưởng các mẫu vật, vừa là phòng thí nghiệm tự nhiên kỳ thú cho con người nghiên cứu thiên nhiên. Rừng thực sự là “giáo cụ trực quan” tuyệt vời cho nhiều môn khoa học tự nhiên. Đó chính là địa bàn thực tập, kiến tập về nhiều lĩnh vực sinh vật học, sinh thái học, lý sinh, hoá sinh, đa dạng sinh học, sinh học bảo tồn, địa chất học, thuỷ văn học, khí tượng học, v.v… Sự phong phú và đa dạng của các giống loài và vẻ đẹp của tự nhiên còn góp phần phát triển nhân cách của con người như tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống, ý thức tôn trọng các giống loài, hình thành đạo đức và tâm lý yêu thương quê hương, đất nước v.v….
Sự đa dạng và vẻ đẹp của thiên nhiên của các khu rừng còn góp phần hình thành những cảm hứng trong những sáng tạo văn học, nghệ thuật. Rừng thực sự là một yếu tố có ý nghĩa cho giáo dục của nhiều lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và xã hội nhân văn có liên quan đến đến bảo vệ môi trường.
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy có rất ít lượng du khách đến VQG Ba Vì để nghiên cứu học tập, chỉ chiếm 5% trên tổng số người được phỏng vấn. Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa VQG và các cơ sở giáo dục đào tạo. Để có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước thì VQG Ba Vì cần có sự quảng bá rộng rãi về các sản phẩm du lịch từ rừng, cho thấy sự đa dạng, phong phú và giá trị bảo tồn văn hóa tại vườn.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định bảo vệ rừng ở VQG Ba Vì sẽ góp phần bảo tồn nhiều kiến thức, phong tục tập quán, những nét văn hóa, những ý niệm về lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Quan trọng nhất là kiến những thức bản địa liên quan đến nghề rừng, đến khai thác các tài nguyên và phòng tránh thiên tai liên quan đến rừng, những di sản văn hóa bản sắc gắn với rừng của người dân địa phương. Đây cũng là những tài nguyên nhân văn có thể khai thác để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo ở hệ sinh thái rừng VQG Ba Vì.