Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 61 - 65)

8. Kết cấu luận án

1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

+ Số liệu báo cáo quyết toán NSNN phải trung thực, đầy đủ, không vi phạm nguyên tắc trọng yếu.

+ Đánh giá chuẩn xác tình hình thu - chi NSNN trong năm hiện hành để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu - chi NSNN cho các năm tiếp theo.

1.5.2.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước [3] khen thưởng trong công tác quản lý ngân sách nhà nước [3]

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có tính răn đe, đảm bảo khắc phục những tình trạng tiêu cực trong các hoạt động của công tác quản lý NSNN. Mọi cuộc kiểm tra, thanh tra đều phải có kết luận cụ thể, xác định rõ trách nhiệm, hình thức xử phạt trong trường hợp phát hiện sai phạm. Hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý NSNN thể hiện ở năng lực quản lý ngày càng được nâng lên, ưu điểm được phát huy, hạn chế được khắc phục.

Kết quả thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN phải dựa trên số liệu thực tế. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm được xác định một cách trung thực, phát hiện khuyết điểm, phát hiện và ngăn ngừa việc khai man thành tích. Đồng thời phương pháp đánh giá phải đảm bảo công khai, dân chủ, thúc đẩy các cá nhân, đơn vị tích cực thi đua, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kết quả thi đua khen thưởng tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy tính năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước [5], [15] [15]

Quản lý thu - chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu - chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu - chi các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp

chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu - chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu - chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu - chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả.

Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ

Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu - chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy trong đó gồm cán bộ quản lý thu - chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các

“mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu - chi ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu - chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên - cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm hoặc lạm dụng quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu - chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu - chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu - chi ngân sách.

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Việc quản lý thu - chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu - chi NSNN.

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Thứ tư, nhân tố về điều kiện KT – XH

Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ. Bên cạnh đó, sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính.

Thứ năm, nhân tố về chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính

Hệ thống các chính sách khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu như trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở từng địa phương. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính tốt là nhân tố tác động rất quan trọng cho việc mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững của hệ thống NSNN.

Thứ sáu, nhân tố về tình trạng thất thu, đặc biệt là thất thu thuế

Tình trạng này phản ánh hai mặt của một vấn đề, đó là lợi ích của Nhà nước và lợi ích của các cá nhân, các tổ chức nộp thuế. Thực tế thì hai lợi ích này mâu thuẫn với nhau, Nhà nước có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, còn các cá nhân và các tổ chức nộp thuế thì luôn mong muốn giảm thiểu số thuế phải nộp vào NSNN. Thất thu biểu hiện rất đa dạng và phức tạp tùy theo điều kiện và tình hình KT – XH ở mỗi địa phương. Nhưng thất thu thường được khái quát thành hai dạng là thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. Do đó, dù chính sách về thuế và các khoản thu khác vào nguồn thu của NSNN có sự cải cách thì việc thất thu vẫn diễn ra trên thực tế và ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN.

Thứ bảy, nhân tố về tổ chức công khai tài chính

Đây là một trong những công tác quan trọng để thực hiện sự dân chủ, đảm bảo Nhà nước pháp quyền Việt Nam thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, việc hình thành thói quen công khai tài chính trong đời sống xã hội, xem đó là nghĩa vụ của người cung cấp thông tin và là quyền lợi của người sử dụng thông tin sẽ là điều kiện để công tác quản lý NSNN có sự minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát,... Từ đó điều chỉnh phương thức quản lý NSNN một cách hiệu quả hơn.

Thứ tám, nhân tố về hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát và GSTC

Trong thực tế, không ít các cá nhân và tổ chức có hành vi, việc làm gây tổn hại tài chính nhà nước, ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN. Vì vậy, hiệu lực của

hệ thống thanh tra, kiểm tra càng được tăng cường, càng được xem trọng một cách thực chất hơn thì ngân sách mới tránh khỏi nguy cơ bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý NSNN. Khi đó hiệu quả công tác quản lý NSNN mới có thể được nâng cao.

1.6. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 61 - 65)