8. Kết cấu luận án
1.2.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN là một nội dung quan trọng của hệ thống tài chính công. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính công, cụ thể:
+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước và công dân.
+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước và doanh nghiệp: mối quan hệ này thể hiện ở chỗ Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành SXKD và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa NSNN với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN theo luật định.
+ Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với tổ chức xã hội. + Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với quốc tế.
Đặc điểm
+ NSNN là một luật tài chính đặc biệt (yếu tố pháp lý), bởi lẽ trong NSNN, các thể chế của nó được thiết lập dựa vào hệ thống pháp luật có liên quan (Hiến pháp, Luật thuế,…) nhưng mặt khác bản thân NSNN cũng là luật do Quốc hội quyết định và thông qua hàng năm, mang tính chất cưỡng chế và bắt buộc các chủ thể KT – XH có liên quan phải tuân thủ.
+ NSNN là một công cụ quản lý, NSNN đưa ra danh mục các khoản thu mà Chính phủ chỉ được phép thu và danh mục các khoản chi tiêu trong khuôn khổ NSNN được Quốc hội phê duyệt, giúp cho Quốc hội quản lý và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, thu nhập của Chính phủ trong mỗi năm tài khóa.
+ Hoạt động thu - chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính