Quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 29)

8. Kết cấu luận án

1.2.3.1. Quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý nhà nước đối với NSNN là quá trình tác động của Nhà nước đến các mối quan hệ của NSNN, nhằm hướng NSNN tác động vào các hoạt động trong đời sống KT – XH phục vụ cho mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển KT – XH trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời là quá trình sử dụng NSNN như là công cụ

để quản lý và điều hành nền kinh tế, hướng các quan hệ kinh tế phát triển theo định hướng của Nhà nước.

Quản lý nhà nước về NSNN là làm cho các hoạt động của NSNN theo đúng pháp luật của Nhà nước, mặt khác kích thích kinh tế phát triển, tạo lập, bồi dưỡng nguồn thu cho ngân sách và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các khoản chi ngân sách, bảo đảm sự cân đối tích cực thu - chi ngân sách, giảm bội chi ngân sách. Mục tiêu tổng quát trong quản lý và sử dụng ngân sách là phải tạo sự cân đối tích cực, ổn định NSNN tạo môi trường tài chính thuận lợi cho sự ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả của NSNN thực hiện mục tiêu chiến lược KT – XH trong từng thời kỳ. Nhà nước là chủ thể quản lý; các quan hệ, các bộ phận của ngân sách là đối tượng, khách thể quản lý. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với NSNN là một tất yếu bởi vì:

Thứ nhất, NSNN thể hiện bản chất của Nhà nước, của chế độ và phục vụ Nhà nước, tác động đến mọi mặt hoạt động đời sống xã hội, SXKD, là công cụ của Nhà nước để kích thích kinh tế phát triển, có vai trò chi phối toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia, là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách tài chính quốc gia.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò tài chính công, NSNN là công cụ quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Nhà nước định ra Luật NSNN, Luật thuế và các luật liên quan, các chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư, chính sách xã hội, nguồn chi từ NSNN là rất lớn tác động đến nền kinh tế, đồng thời thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực mang lại hiệu quả.

Thứ ba, các vấn đề liên quan đến NSNN ở tầm vĩ mô chỉ có Nhà nước mới có khả năng chi phối, quy định thực hiện, tác động mọi mặt hoạt động trong đời sống KT – XH. Quản lý vừa mang tính bắt buộc vừa tạo điều kiện cho các hoạt động trong nền kinh tế phát triển.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý NSNN là sự tác động của Nhà nước vào hoạt động của các đối tượng sử dụng quỹ NSNN bằng các công cụ quản lý vĩ mô của mình để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

Quản lý NSNN ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, nhiều cấp chính quyền. Do vậy các nguyên tắc quản lý NSNN cũng như cơ chế chính sách trong quản lý NSNN cần được nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, dân chủ và xem xét trong các mối quan hệ thì khi thực hiện quản lý NSNN mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh sóc trăng giai đoạn 2015 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)