7. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Kết quả khảo sát và đánh giá
Thông qua quá trình khảo sát cụ thể sẽ thu nhận được các kết quả thực tế. Từ các kết quả đó chúng tôi sẽ phân tích đánh giá và đưa ra những kết luận về việc áp dụng các biện pháp tăng cường sử dụng TN Vật lí khi dạy các kiến thức về Điện học cho HS THCS (CHDCND Lào).
* Kết quả điều tra giáo viên.
Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học trong dạy học Vật lí nói chung và trong quá trình dạy học chương “ Dòng điện một chiều” Vật lí 8 nói riêng, tôi đã tiến hành trao đổi, phát phiếu điều tra cho 5 GV dạy môn Vật lí thuộc 2 trường THCS Tỉnh Lị và THCS Bản Bo. (xem phụ lục phiếu điều tra)
** Kết quả điều tra như sau:
Bảng 1.1. Bảng điều tra phương pháp dạy học của giáo viên
Phương pháp dạy học
Thường
xuyên dùng Đôi khi dùng Không dùng
Số GV % Số GV % Số
GV %
Diễn giảng - minh họa 5 100 0 0 0 0
Thuyết trình - hỏi đáp 2 66,7 3 33,3 0 0
Tổ chức tình huống học tập 0 0 3 55,6 2 44,4
Tổ chức cho HS hoạt động độc
lập 0 0 2 33,3 3 66,7
Sử dụng TN trong dạy học 0 0 2 22,2 3 77,8
Nhận xét: Phần lớn giáo viên vẫn duy trì phương pháp dạy học truyền thống, đã có sự đổi mới PPDH, sáng tạo trong giảng dạy nhưng chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số ít giáo viên. Trong các tiết học giáo viên rất ít sử dụng các thiết bị thí nghiệm, rất ít dùng các thiết bị hiện đại trong dạy học Vật lí.
* Kết quả điều tra học sinh
Để tìm hiểu hứng thú, tính tích cực học tập của HS đối với môn Vật lí, tôi đã tiến hành dự giờ, trao đổi trực tiếp với HS, phát phiếu điều tra HS cho 80 HS của 2 lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng ) thuộc 2 trường THCS Tỉnh Lị và THCS Bản Bo.
** Kết quả điều tra như sau:
Bảng 1.2. Bảng khảo sát thực trạng học tập của HS với môn Vật lí Hứng thú học Vật lí Cách thức học môn Vật lí Có Bình thường Không Theo vở ghi + SGK Theo vở ghi + SGK TLTK Theo ý hiểu Số HS 28 31 21 58 22 0 % 35 38,75 26,25 72,5 27,5 0
Bảng 1.3. Bảng khảo sát khả năng nhận thức, mức độ tích cực của HS Hiểu bài ngay
trên lớp Tích cực tham gia xây dựng bài Chú ý nghe giảng trên lớp Có Không thường xuyên
Không Thường xuyên Đôi
khi Không Có Đôi
khi Không
Số
HS 14 34 32 14 38 28 30 32 18
% 17,5 42,5 40 17,5 47,5 35 37,5 40 22,5
Nhận xét:
- Đa số HS chưa hăng hái, tích cực trong các giờ học Vật lí, ngại phát biểu ý kiến của mình.
- Cách thức học theo vở ghi, SGK là chính, tìm tòi kiến thức trong các tài liệu tham khảo chưa nhiều. Phần lớn HS vẫn học theo kiểu đối phó (Khi có giờ Vật lí hoặc khi kiểm tra mới học)
Như vậy qua kết quả điều tra có thể thấy phần lớn HS vẫn chưa thực sự hứng thú với môn Vật lí, chưa có cách học khoa học, hiệu quả.
Bảng 1.4. Thí dụ 1: Tiến trình dạy học loại nội dung là Hiện tượng vật lí Các pha của dạy học phát hiện
và giải quyết vấn đề + Thí nghiệm Hiện tượng vật lí Pha 1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải
quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: GV làm thí nghiệm, hướng dẫn HS quan sát.
Xây dựng biểu tượng về hiện tượng:
Dùng thí nghiệm mở đầu, có thể dùng clips, ảnh hỗ trợ …
Pha 2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
Khi nào thì xảy ra hiện tượng này? Khi ... thì xảy ra hiện tượng gì? Tại sao lại xảy ra hiện tượng ...?
Pha 3. Giải quyết VĐ
- Suy đoán giải pháp GQVĐ: nhờ khảo sát lí thuyết và/hoặc khảo sát thực nghiệm
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán
Kiểm tra kết luận: Đưa ra giả thuyết;
Dùng thí nghiệm kiểm tra;
Hoặc suy luận lí thuyết để rút ra hệ quả rồi dùng thí nghiệm kiểm tra
Pha 4. Rút ra kết luận (kiến thức mới) Định nghĩa khái niệm về hiện tượng
Pha 5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo / GV làm lại thí nghiệm mới cho HS vận dụng giải thích / hoặc hướng dẫn HS tự làm thí nghiệm đơn giản rồi giải thích.
Nhận biết các biểu hiện của hiện tượng đã học trong tự nhiên.
Bảng 1.5. Thí dụ 2: Tiến trình dạy học loại nội dung là Đại lượng vật lí Các Pha của dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề Đại lượng vật lí
Pha 1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: GV làm thí nghiệm hoặc giới thiệu clip về hiện tượng thực cho HS quan sát
Làm bật ra nhu cầu cần xây dựng đại lượng mới để diễn tả tính chất vật lí mà các đại lượng đã có không mô tả được đầy đủ
Pha 2. Phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi cần trả lời)
Đặc tính … phụ thuộc vào các đại lượng nào và phụ thuộc như thế nào vào các đại lượng đó?
Biểu thức… đặc trưng cho tính chất vật lí nào?
Pha 3. Giải quyết VĐ
- Suy đoán giải pháp GQVĐ: khảo sát thực nghiệm
- Thực hiện giải pháp đã suy đoán
Xây dựng thí nghiệm để trả lời câu hỏi vấn đề
Pha 4. Rút ra kết luận (kiến thức mới)
Phát biểu định nghĩa đại lượng vật lí. Phát biểu đặc trưng, đơn vị của đại lượng.
Pha 5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo/ GV làm lại thí nghiệm mới cho HS vận dụng giải thích / hoặc hướng dẫn HS tự làm thí nghiệm đơn giản rồi giải thích.
Vận dụng đại lượng để mô tả các đặc tính vật lí ở các hiện tượng khác nhau.
Bảng 1.6. Phiếu quan sát hoạt động học tập của học sinh
(Phát cho từng HS để tự đánh giá, sau đó giáo viên đánh giá và tổng kết ý kiến theo phiếu)
Các tiêu chí
HS tự đánh
giá Đánh giá của GV
Có Khôn
g Có Không
1.- Tích cực phát biểu ý kiến 2.- Có hứng thú khi học vật lí 3.- Nêu được mục đích thí nghiệm 4.- Nêu được tên dụng cụ thí nghiệm
5.- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm 6.- Mô tả được hiện tượng vật lí 7.- Giải thích được hiện tượng vật lí
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển các biện pháp tăng cường sử dụng thí nghiệm trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng phát huy tính tự lực học tập của học sinh, cụ thể:
- Làm rõ được các khái niệm thực nghiệm, sự ra đời của phương pháp thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm trong dạy học Vật lí.
- Trong quá trình dạy học Vật lí, thí nghiệm có vai trò rất quan trọng: thí nghiệm là phương tiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như thu thập thông tin; xử lý thông tin; vận dụng tri thức vào thực tiễn; tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng thí nghiệm để phát huy tính tích cực của học sinh trung học cơ sở CHDCND Lào.
Chương 2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC