Định vị vô tuyến dựa vào cường độ tín hiệu RFID[7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số kỹ thuật định vị vô tuyến và ứng dụng trong dẫn đường theo ngữ cảnh (Trang 26 - 28)

Những năm gần đây, công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) đã phát triển vượt bậc và thu hút sự quan tâm đặc biệt trong việc xây dựng một giải

thuật định vị phù hợp để ứng dụng thực tế hiệu quả. Trong đó, có thể kể đến phương pháp xác định vịtrí Spot On, kỹthuật định vị Landmarc và Virtural Landmarc.

RFID là công nghệ nhận dạng bằng sóng radio. Công nghệ này cho phép các máy tính nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu nhận sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý và lưu vết từng đối tượng riêng rẽ khi chúng được di chuyển giữa các vị trí vật lý khác nhau.

RFID không phải là phương pháp duy nhất giúp nhận dạng đối tượng. Trước RFID người ta đã sử dụng rộng rãi một phương pháp khác, đó là mã vạch. Ngày nay chúng ta có thể thấy mã vạch trên hầu hết các sản phẩm thương mại, từ đồ điện tử, đồ điện gia dụng tới các thực phẩm đóng hộp. Người ta sử dụng mã vạch trong các nhà máy, siêu thị… để quản lý nguồn gốc, thông tin, giá thành sản phẩm. Sở dĩ mã vạch được sử dụng rộng rãi như vậy là nhờ tính tiện lợi của nó. Toàn bộ thông tin về một sản phẩm đều có thể thu được thông qua nội dung chứa trên mã vạch. Việc đọc mã vạch được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng nhờ có thiết bị đọc mã vạch. Do vậy bên cạnh những tính năng tương tự với mã vạch, RFID còn có một số lợi thế sau:

- Các thẻ có thể được đọc gần như đồng thời với khối lượng lớn. Các đối tượng được gắn thẻ có thể nằm trong kho chứa hoặc thùng chứa hàng.

- Thẻ RFID bền hơn mã vạch. Chúng có được chế tạo từ các hợp chất đặc biệt để chống lại sự phá hủy của hóa chất và nhiệt độ.

- Thẻ RFID không những có thể đọc mà còn có thể ghi thông tin. Mã vạch chỉ chứa thông tin cố định, không thay đổi được.

- Thẻ RFID có thể chứa được một lượng thông tin lớn hơn nhiều so với mã vạch.

- Việc đọc mã vạch yêu cầu tác động của con người, thẻ RFID thì không. So với mã vạch, RFID có ưu thế vượt trội trong nhiều ứng dụng định vị, nhận dạng đối tượng và thu thập dữ liệu tự động. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu

thế mà RFID mang lại, chúng ta phải chịu một chi phí cao hơn so với sử dụng mã vạch. Do vậy khi ứng dụng RFID, cần cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí đầu tư để có thể đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số kỹ thuật định vị vô tuyến và ứng dụng trong dẫn đường theo ngữ cảnh (Trang 26 - 28)