Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32)

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM:

Ở giai đoạn hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam có cần thiết phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh hay không? Câu hỏi đó sẽ được trả lời sau những phân tích dưới đây:

1.3.1.Phân tích bằng kỹ thuật SWOT:

Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam là bức tranh phức hợp về loại hình sở hữu, nội lực, …. Song, trên góc nhìn khái quát nhất, vẫn có thể đưa ra những đánh giá chung cho họ, đó là:

1.3.1.1.Điểm mạnh (Strengths):

Có thể khái quát chung về những điểm mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

 Hệ thống mạng lưới rộng khắp, đây là lợi thế rất lớn khi thực hiện cung ứng các sản phẩm dịch vụ và là cơ sở cần thiết để tăng sự tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

 Am hiểu về thị trường trong nước và nhu cầu của khách hàng, sự am hiểu này họ có được do tích lũy kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường trong một quá trình lâu dài.

 Đội ngũ khách hàng truyền thống đông đảo, đa dạng và các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.

 Môi trường kinh tế vĩ mô khá ổn định và lành mạnh, môi trường pháp lý cũng ngày càng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chính nhờ sự ổn định và thuận lợi này mà các ngân hàng thương mại Việt Nam khá thuận lợi trong việc huy động vốn và cấp tín dụng hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn.

1.3.1.2.Điểm yếu (Weaknesses):

Dù mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam mang một nét đặc trưng riêng biệt trong hoạt động kinh doanh, nhưng giữa họ, vẫn tồn tại không ít những điểm yếu chung. Những điểm yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam dễ nhận dạng nhất có thể ghi nhận là:

 Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của ngân hàng hiện đại, nhất là ở tính chuyên nghiệp và sự năng động của những nhà quản trị; bộ máy quản lý vẫn còn cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Đồng thời, chất lượng nguồn nhân lực còn kém mặc dù đông đảo về mặt số lượng; chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến việc chảy máu chất xám, chưa có hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài.

 Chính sách xây dựng thương hiệu còn yếu và nhiều bất cập, một số ngân hàng còn chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu; chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng chưa có chiều sâu.

 Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ cao và khả năng sinh lời thấp hơn so các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Quy mô vốn hoạt động nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên chưa thể thực hiện được chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, đơn điệu, tính tiện ích chưa cao và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo ra thu nhập trong khi lĩnh vực này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro; các dịch vụ

ngân hàng hiện đại như môi giới kinh doanh, tư vấn dự án, tư vấn tài chính, … lại chưa phát triển.

 Thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng thương mại với nhau trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng; đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ chú trọng lợi ích cục bộ của mình chứ không quan tâm đến sự an toàn của cả hệ thống; thậm chí, cá biệt ở một số ngân hàng, các chi nhánh của họ cũng giành giật khách hàng với nhau. Hay nói cách khác, các ngân hàng thương mại Việt Nam thiếu thiện chí với nhau trong liên kết hoạt động, và kể cả khi họ liên kết lại với nhau thì hiện tượng xé rào vẫn liên tục diễn ra.

 Việc thực hiện chương trình hiện đại hóa của các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa đồng đều nên sự phối hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

1.3.1.3.Cơ hội (Opportunities):

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà các Ngân hàng nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều ở thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam và ngày càng được đối xử công bằng hơn, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng sẽ có những cơ hội lớn. Đó là:

 Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, học tập kinh nghiệm quản lý và tư duy phục vụ khách hàng, phát huy lợi thế so sánh để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài; từ đó, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường.

 Có cơ hội mở rộng hoạt động quốc tế, trao đổi và hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, quản trị rủi ro, hướng hoạt động phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, … để từng bước nâng cao vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế.

 Do áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải chuyên môn hóa sâu hơn về quản trị điều hành, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ, … những điều mà trước đây, chính họ đã thiếu sự quan tâm đúng mức.

1.3.1.4.Thách thức (Threats):

Khi phải hoạt động kinh doanh trong thị trường rộng lớn hơn, bình đẳng hơn, nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính và công nghệ hoạt động mạnh hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Cụ thể là:

 Áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài có thực lực về tài chính mạnh, trình độ công nghệ, quản lý cao thâm nhập vào thị trường trong nước và sẽ được đối xử bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ.

 Hệ thống pháp luật, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và vẫn còn chênh với các công ước, thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng. Quá trình điều chỉnh cho phù hợp cần rất nhiều thời gian và công sức.

 Lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ phải chịu sự tác động trực tiếp và ngày càng mạnh hơn từ thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá hối đoái, lãi suất, dự trữ ngoại tệ.

Dựa vào các phân tích kể trên, có thể khẳng định rằng, so với thời gian trước, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã có tiến bộ hơn rất nhiều, có những cơ hội lớn hơn và rõ rệt hơn, họ đang nắm giữ những lợi thế nhất định so với các ngân hàng nước ngoài mới thâm nhập và hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Nhưng với chừng ấy những điểm mạnh, chừng ấy lợi thế mong manh chưa đủ để cho phép các ngân hàng thương mại Việt Nam vượt qua mọi thách thức, tận dụng tốt thời cơ, nâng vị thế lên tầm cao mới nếu họ không tự đánh giá lại chính xác tiềm lực của mình, có biện pháp hữu hiệu để phát huy sở trường, cố gắng khắc phục những điểm yếu.

Vì thế, việc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải cố gắng nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh là vấn đề tất yếu. Vấn đề quan trọng là họ sẽ phải làm như thế nào, và nên bắt đầu từ đâu mà thôi.

1.3.2.Phân tích từ góc độ áp lực cạnh tranh:

Những năm gần đây, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chính thức thực hiện các cam kết song phương, đa phương khi trong lĩnh vực này gia nhập. Vấn đề này đã đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam trước một bài toán hóc búa, đó là làm thế nào để đứng vững và không thua thiệt trên chính “sân nhà” của mình trước sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.

Thực ra, áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam không đơn thuần đến từ sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các cam kết của Việt Nam về lộ trình bình đẳng với họ; mà còn đến từ sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn giữa các ngân hàng thương mại trong nước với nhau; và còn là sự cạnh tranh với các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản, …. Nếu vận dụng mô hình 5 áp lực của Michael Porter để phân tích (hình 1.1), kết quả sẽ cho thấy rằng, áp lực cạnh tranh mà các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mắt vô cùng lớn. Đó là:

Hình 1.1: Áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam:

CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có thể bị thay thế Có thể có nhiều ngân hàng mới gia nhập thị trƣờng Áp lực Áp lực Áp lực Áp lực từ quyền lực của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Đòi hỏi của

các cổ đông góp vốn

Cƣờng độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày một tăng lên (áp lực từ các ngân

hàng đang tham gia thị trƣờng)

Áp lực

1.3.2.1.Nguy cơ từ các ngân hàng mới:

Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (BTA). Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008. Đã có 5 (năm) ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai.

Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.

Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một

địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động chiếm mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet Banking hoặc hệ thống ATM. Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.

1.3.2.2.Nguy cơ bị thay thế:

Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể cung ứng cho khách hàng gồm các nhóm sau: dịch vụ chi trả (lương, trợ cấp, cấp dưỡng, …), nhận tiền gửi (tiết kiệm, tiền gửi khác), dịch vụ thanh toán, cho vay tiền và chi trả kiều hối.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.

Đối với khách hàng cá nhân thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm. Chính sự bất tiện này cộng

với tâm lý ưa chuộng tiền mặt có sẵn đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, khách hàng cá nhân còn có khá nhiều sự lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, mua bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương, …) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể là không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng, họ có thể đầu tư vào lĩnh vực đang sốt để thu lợi nhiều hơn.

1.3.2.3.Quyền lực của khách hàng:

Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng đối với các ngân hàng.

Điều quan trọng nhất vẫn là, sự sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác.

1.3.2.4.Quyền lực của các nhà cung cấp:

Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)