Quá trình hình thành và phát tr

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42)

Đi theo đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng năm 1986 và xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – Tiền thân của Agribank ngày nay.

Lịch sử Agribank là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghi nhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ

phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988- 1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1996), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996-Nay).

Khi thành lập, Agribank kế thừa và tiếp nhận 500 chi nhánh ngân hàng khu vực, tỉnh, thành phố, huyện thị, gần 200 phòng giao dịch, 7.000 đại lý ủy nhiệm tiết kiệm, 80 cửa hàng kinh doanh vàng bạc, …. Giai đoạn này, Agribank phải đối mặt với vô vàn khó khăn, trụ sở chính phải ở nhờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trình độ cán bộ rất thấp, nợ xấu rất cao, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã phần lớn là đang làm ăn thua lỗ (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank khi mới thành lập:

Đơn vị: tỷ đồng

Thứ tự Chỉ tiêu Giá trị

(1) (2) (3)

1 Số lƣợng lao động (người) > 32.000

Trong đó:

-Lao động có trình độ đại học, cao đẳng 4.800 -Lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp 12.800 -Lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ 14.400

2 Tổng tài sản 1.500

Trong đó:

-Vốn huy động 443

-Vốn vay của Ngân hàng Nhà nước 612

3 Tổng dƣ nợ cho vay 1.126

Trong đó:

-Cho vay ngắn hạn 1.047

-Cho vay trung, dài hạn 79

4 Nợ xấu (%) > 10

(Nguồn:Tổng hợp từ các thông tin đăng tải trên website chính thức của Agribank, http://www.agribank.com.vn)[45]

Với quyết tâm vượt qua khó khăn, ngay từ giai đoạn đầu thành lập, Agribank đã triển khai thực hiện một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một ngân hàng thương mại tự chủ. Đó là: tập trung đầu tư cho kinh doanh lương

thực, mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp hộ nông dân, tinh giảm gần 10.000 lao động trong khoảng thời gian 1992-1993, triển khai cơ chế khoán tài chính đến chi nhánh và người lao động, mở rộng kinh doanh đa năng và kinh doanh đối ngoại, phát triển quan hệ quốc tế, … Với những cố gắng trên, Agribank đã từng bước tạo lập và nâng cao vị thế trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam; từ năm 1993, Agribank đã bắt đầu kinh doanh có lãi và từng bước chuyển mình thành một ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng và có uy tín trong nước.

Kể từ năm 1996, hoạt động của Agribank bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ về chất; vừa kế thừa và phát huy truyền thống; vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ, tổ chức cán bộ, quản trị điều hành, …. Năm 2001, Agribank bắt đầu triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại với nội dung chính là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường công tác đào tạo cán bộ, tập trung đổi mới ứng dụng công nghệ, … tất cả đều được hướng đến việc phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Bằng những giải pháp mang tính đột phá, đến nay Agribank đã đạt được những thành công to lớn:

Về công nghệ: cơ bản đã tạo được nền móng công nghệ cơ bản cho một

ngân hàng hiện đại, kết nối trực tuyến toàn hệ thống; cho phép triển khai nghiên cứu và cung ứng ra thị trường các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Mobile Banking, Internet Banking.

Về con ngƣời: đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý được đào tạo và nâng

tầm đáng kể so với thời kỳ đầu hoạt động; gần 70% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, 80% cán bộ có trình độ vi tính cơ bản (nguồn: Tài liệu đào tạo Tổ chức và hoạt động của Agribank)[44].

Về tài chính: Agribank đã xây dựng được một nền tảng tài chính khá

mạnh, lợi nhuận tuy không cao nhưng vẫn tăng trưởng đều đặn hàng năm, khả năng trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm được đảm bảo, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ nếu so sánh với mặt bằng chung của các ngân hàng trong nước.

Về mạng lƣới hoạt động: ngoài hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao

dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, du lịch, in thương mại.

Về đối ngoại: Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các

mối quan hệ quốc tế, thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn; quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, các ngân hàng lớn trên thế giới đã tạo điều kiện cho Agribank học hỏi, chuyển giao kiến thức, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Agribank được các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, … đánh giá cao; và qua đó, vị thế và uy tín của Agribank trên trường quốc tế được khẳng định.

Đến cuối năm 2009, Agribank đã có tổng tài sản trên 470.000 tỷ đồng, tăng gấp hơn 310 lần và tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng, tăng gần 315 lần khi mới thành lập. Agribank cũng đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034 ngân hàng ở 95 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản của Agribank giai đoạn 2006-2009:

Đơn vị: tỷ đồng Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 2009 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Số chi nhánh và phòng giao dịch 2.120 2.191 2.205 2.307 2 Tổng số lao động (người) 29.429 31.695 33.967 35.135 3 Vốn tự có 10.379 15.343 17.613 22.176 4 Tổng tài sản 246.530 321.444 396.993 470.000 5 Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (%) 4,21 4,77 4,44 4,70

6 Tổng dư nợ cho vay 186.330 242.180 284.617 354.112 7 Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (%) 75,58 75,34 71,69 75,34 8 Ngân hàng đại lý (ngân hàng) 979 931 996 1.034

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất của Agribank từ 2006 đến 2009)[22]

Có thể nói rằng, kể từ khi được thành lập, Agribank đã từng bước lớn mạnh; và sau hơn 20 năm hoạt động, Agribank đã khẳng định được vị thế là một

tịch Hiệp hội Tín dụng Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).

2.1.2.Bộ máy tổ chức và hoạt động:

Agribank đang dần tiến tới mô hình một tập đoàn tài chính đa ngành, đa lĩnh vực với trục xương sống trong hoạt động là ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm. Mô hình tổ chức tổng quát của Agribank như sau (hình 2.1):

Hình 2.1: Mô hình tổ chức tổng quát của Agribank

(Nguồn: http://www.agribank.com.vn , trang thông tin điện tử chính thức của

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN THƢ KÝ HĐQT BAN KIỂM SOÁT HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 3 PHÕNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH CÔNG TY SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 1, 2 VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TY TRỰC THUỘC

Theo điều lệ của Agribank, Hội đồng Quản trị sẽ quyết định những vấn đề mang tính định hướng cho mọi hoạt động; Tổng Giám đốc Agribank trực tiếp điều hành hoạt động thông qua hệ thống các ban chuyên môn nghiệp vụ; trực tiếp kinh doanh là Sở giao dịch, các Chi nhánh và các Công ty trực thuộc. Ở cấp chi nhánh, Agribank tổ chức thành 08 (tám) phòng chuyên đề tại hội sở, một số các chi nhánh hạn chế kinh doanh (chi nhánh loại 3) và một số phòng giao dịch. Có thể miêu tả qua sơ đồ sau (hình 2.2):

Hình 2.2: Mô hình tổ chức của chi nhánh Agribank

(Nguồn: Quyết định số 1377/QĐ/NHNo-TCCB của Hội đồng Quản trị Agribank)[42]

Đối với các đơn vị trực tiếp kinh doanh, Agribank điều tiết hoạt động thông qua các chỉ tiêu định hướng, giao kế hoạch và giao khoán tài chính. Ngoài ra, Agribank cũng quy định cụ thể nhiệm vụ của từng phòng chuyên đề tại chi nhánh,

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG KINH DOANH NGOẠI TỆ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ VÀ MARKE TING PHÒNG VI TÍNH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CHI NHÁNH LOẠI 3

cơ chế phối hợp giữa các phòng chuyên đề trong quá trình hoạt động kinh doanh; đồng thời cho phép các chi nhánh điều chỉnh vận dụng để phù hợp với đặc thù kinh doanh trên từng địa bàn.

2.2.HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:

2.2.1.Mục tiêu và định hƣớng phát triển:

Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Kể từ năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ.

Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Kể từ năm 2010 trở đi, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: nguồn vốn tăng trưởng bình quân từ 16%-18%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợi nhuận bình quân tăng 10%; đạt hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế (nguồn:

http://www.agribank.com.vn)[45].

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ

trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn; tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn, đáp ứng vốn cho đầu tư “tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, Agribank cũng tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010), triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống ứng dụng hiện tại để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá. Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới; đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.

2.2.2.Hoạt động kinh doanh:

Như đã trình bày ở trên, hoạt động của Agribank dàn trải trên 03 (ba) phương diện: hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động tài chính phi ngân hàng (chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm) và hoạt động phi ngân hàng (du lịch và giải trí, in ấn, thương mại: lương thực, vàng bạc, đá quý). Trong đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng cho đến thời điểm hiện tại vẫn là hoạt động kinh doanh chính và là

hoạt động chủ yếu để tạo nên một thương hiệu Agribank khá danh tiếng trên thị trường như hiện nay.

Trong phần này, luận văn chỉ tập trung phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động chính của Agribank để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng cạnh tranh của họ được trình bày ở phần sau. Diễn biến tổng thể tình hình huy động vốn và đầu tư, hai hoạt động chủ yếu của Agribank được tổng hợp qua biểu đồ sau:

Biểu 2.1: Nguồn vốn và đầu tƣ của Agribank giai đoạn 2006-2010:

233,900 295,048 363,001 434,331 441,456 186,330 242,180 284,617 354,112 394,304 25,431 39,689 50,147 40,716 36,441 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2006 2007 2008 2009 Sep-10 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Dư nợ cho vay (tỷ đồng) Đầu tư khác (tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]

2.2.2.1-Hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động chủ yếu của Agribank kể từ khi thành lập. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của Agribank tăng trưởng đều đặn hàng năm (biểu 2.1); về cơ bản, Agribank hoàn toàn chủ động trong cân đối nguồn vốn để cho vay. Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Agribank, nhìn chung, vốn huy động vẫn chiếm đa số, vốn ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ góp phần làm sinh động thêm cơ cấu nguồn vốn, vốn đi vay hầu như chỉ để đáp ứng nhu

cầu thanh khoản. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, vốn đi vay có chiều hướng tăng lên, đó có thể là dấu hiệu của sự bất ổn trong tăng trưởng và bắt đầu xuất hiện tăng trưởng nóng (biểu 2.2).

Biểu 2.2: Nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2006-2010:

2 2 5 ,4 8 1 2 6 9 ,9 4 5 3 3 6 ,8 5 0 3 6 6 ,9 9 5 3 7 1 ,4 1 0 1 ,2 3 4 1 5 ,7 0 4 1 5 ,5 5 1 5 7 ,8 7 1 6 1 ,0 5 4 7 ,1 8 5 9 ,3 9 9 1 0 ,6 0 0 9 ,4 6 5 8 ,9 9 2 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 2006 2007 2008 2009 Sep-10 Vốn huy động (tỷ đồng) Vốn đi vay (tỷ đồng)

Vốn ủy thác đầu tư (tỷ đồng)

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết của Agribank từ 2006-2009 và báo cáo sơ kết 9 tháng năm 2010)[20][21]

Nguồn vốn huy động của Agribank phụ thuộc rất lớn vào các chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 các chi nhánh ở hai khu vực này đóng góp 55,10% vào tổng nguồn vốn huy động của Agribank. Tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)