KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 81)

- Phương pháp tối ưu: Nội dung của phương pháp này là: Xác lập mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sự phụ thuộc vào các tham số

c) Hàm mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Sau khi thực hiện xong đề tài tuyển chọn máy kéo làm đất phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi có rút ra một số kết luận sau:

1. Từ điều kiện về đồng ruộng của các xã trong huyện, loại máy kéo sử dụng hợp lý nhất đó là loại máy kéo hai bánh, tay lái càng có kèm theo phay và bánh lồng.

2. Đề tài đã xây dựng được phương pháp tính toán, lựa chọn máy làm đất để gieo trồng lúa và đã xây dựng được các hàm mục tiêu bao gồm; Hàm năng suất (3.11), hàm chi phí sản xuất (3.12), hàm lợi nhuận đời máy (3.16), hàm thời gian hoàn vốn (3.17), hàm hiệu quả vốn đầu tư (3.18), đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hàm mục tiêu, đã lựa chọn được các hàm mục tiêu và tham số ảnh hưởng để nghiên cứu.

3. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm một số loại máy, đã xác định được năng suất, chi phí sản xuất, lợi nhuận và hiệu quả vốn đầu tư của một số loại máy đưa vào khảo nghiệm, kết quả khảo nghiệm được tổng hợp và ghi ở bảng 4.3 và bảng 4.6.

4. Đề tài đã thiết lập được hàm tương quan giữa tham số ảnh hưởng của máy là công suất với các hàm mục tiêu là năng suất (4.14), lợi nhuận đời máy (4.16) và hiệu quả vốn đầu tư (4.17).

5. Đề tài đã lựa chọn được phương pháp giải bài toán tối ưu đa mục tiêu, đã tiến hành giải các hàm mục tiêu và xác định được công suất tối ưu của máy làm đất trồng lúa tại huyện Tam Đảo là: Nopt=18,4hp, với công suất của máy này cho năng suất, lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư thấp.

phân tích, lựa chọn được loại máy kéo sử dụng hợp lý nhất cho khâu làm đất gieo trồng lúa tại huyện Tam Đảo là loại máy Đông phong GM181, với loại máy này cho năng suất Ns=9688 m2/ca; lợi nhuận đời máy Lt=113.312.450 đồng; hiệu quả vốn đầu tư Hv=3,57 và vốn đầu tư mua thiết bị 25.000.000 đồng.

2. Kiến nghị

1. Do thời gian nghiên cứu có hạn, điều kiện về thời vụ gieo cấy nên đề tài chưa có điều kiện khảo nghiệm các sơ đồ làm đất được mà chỉ chọn một sơ đồ làm đất phù hợp với thời vụ, điều kiện đồng ruộng của huyện để tiến hành khảo nghiệm. Để đề tài hoàn thiện hơn cần khảo nghiệm thêm các sơ đồ công nghệ làm đất khác như cày sau đó lồng.

2. Công nhân vận hành máy kéo cần phải được đào tạo về kỹ năng vận hành, kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng, có như vậy thì năng suất và hiệu quả sử dụng máy mới đạt yêu cầu thiết kế của máy.

3. Đề nghị sớm áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế sản xuất nông nghiệp tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)