Khối lượng công việc tối thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

- Sơ đồ công nghệ 3:

c) Khối lượng công việc tối thiểu

Là khối lượng công việc tối thiểu hàng năm máy phải làm được để việc sử dụng máy không lỗ (không lãi)

A A T

n co

v

 . (3.6)

d)Hiệu quả vốn đầu tư

Hiệu quả vốn đầu tư cho ta biết một đồng vốn đầu tư để trang bị công cụ máy móc sẽ thu lại được bao nhiêu.

nd v n v Z Z T n L H  (  ) (3.7)

3.1.2. Phương pháp chuẩn hoá các chỉ tiêu đánh giá

3.1.2.1. Chuẩn hoá giá trị của các phương án theo từng thông số về chất lượng làm việc lượng làm việc

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Cơ điện Nông nghiệp và chế biến nông sản, các thông số đặc trưng cho chất lượng làm việc của thiết bị được chuẩn hoá theo các công thức sau:

- Nếu giá trị của thông số tiến tới cực đại thì:

W a a ij ij si  (3.8)

- Nếu giá trị của thông số tiến tới cực tiểu thì: W a a ij si ij  (3.9)

Trong đó: Wij - Số điểm về chất lượng làm việc của phương án ở thông số j aij - Giá trị thực của các phương án theo từng thông số.

asi - Yêu cầu về kỹ thuật phải đạt cho các loại công việc.

3.1.2.2. Chuẩn hoá giá trị các phương án theo từng thông số về chi phí.

Các chi phí của từng phương án theo các thông số về chi phí được xác định theo công thức: w M M aij ij jMax  (3.10)

Trong đó: Mij - Chi phí của phương án i ở thông số j

Waij - Số điểm về chi phí của phương án i ở thông số j sau khi được chuẩn hoá.

Mjmax - Chi phí cao nhất của các phương án theo từng thông số.

Về bản chất thì phương pháp chuẩn hoá các chỉ tiêu của thiết bị vừa nêu là phương pháp thống kê cho điểm mà sẽ nêu và phân tích ở mục 2.1.2. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là mức độ chính xác của bài toán phụ thuộc vào ý kiến của các chuyên gia khi xây dựng các trọng số (fi). Khi có nhiều thiết bị cần chọn đồng thời thì mức độ chính xác thấp.

3.1.3. Chọn thiết bị theo các thông số tối ưu

Trình tự lập và giải bài toán tối ưu được trình bày qua hai bước: Phân tích định tính và phân tích định lượng như sau:

3.1.3.1 Phân tích định tính

Phân tích định tính là quá trình xem xét toàn bộ các đặc điểm tính chất của mỗi thiết bị, nêu ra những ưu điểm, nhược điểm và khả năng thực hiện của chúng để từ đó ta chọn được một loại thiết bị phù hợp cho mỗi điều kiện cụ thể. Dựa vào một số đặc điểm tính chất của thiết bị như: Hình thức, mẫu mã, chủng loại, thói quen của người tiêu dùng để phân tích đánh giá và lựa chọn.

3.1.3.2. Phân tích định lượng

Khi lựa chọn thiết bị chúng ta chỉ dựa vào phân tích định tính thì chưa đầy đủ mà phải tiến hành phân tích định lượng. Phân tích định tính chỉ ra cho thấy một số thiết bị có khả năng sử dụng được trong điều kiện sản xuất, nhưng hiệu quả sử dụng của chúng chưa đánh giá được cụ thể. Phân tích định lượng là quá trình tính toán toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu xã hội và môi trường từ đó so sánh các giá trị của chúng để chọn ra một thiết bị có nhiều chỉ tiêu tốt nhất. Sau khi tính toán được giá trị của các chỉ tiêu có thể dùng một trong ba phương pháp để lựa chọn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)