Đất phù sa không được bồi không có tầng gơlây và tầng loang lổ đỏ vàng: Loại đất này có diện tích khoảng 182,65 ha, nằm trên thềm bậc một của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

vàng: Loại đất này có diện tích khoảng 182,65 ha, nằm trên thềm bậc một của sông, ở địa hình vàn – vàn cao, có thành phần cơ giới thịt nhẹ - trung bình, khá tơi xốp và màu mỡ, nên thường được sử dụng để cấy hai vụ lúa liên tục.

Nhìn chung, các loại đất phù sa của huyện có độ phì nhiêu tự nhiên từ trung bình khá, dễ khai thác và sử dụng ổn định, đất ít chua, gần trung tính (pHKCL thường từ 5,5-6,0); Đạm tổng số N% là 0,085 – 0,100%, ở mức trung bình khá; Hàm lượng mùn % dao động trong khoảng 1,0-1,5%, đạt mức trung bình; Lân tổng số P2O5 % là 0,08 – 0,1%, từ trung bình – giàu; K2O5% tổng số biến thiên từ 0,12-0,16%.

Đất phù sa sông có địa hình khá bằng phẳng , ít dốc, nguồn nước tưới khá thuận lợi, nên đã được khai thác tập trung cấy 1-2 vụ lúa, trồng rau, màu, đậu đỗ, lạc mía, dâu tằm, hoa, cây ăn quả (nhãn, táo, cam, vải thiều, xoài...) cho năng suất khá, chất lượng cao và ổn định.

* Đất bạc màu

Nhóm đất bạc màu ở huyện Tam Đảo chỉ có một loại là đất bạc màu trên phù sa cũ, có diện tích 3.628,03 ha (chiếm 15,39% DTTN), thường phân bố trên các thềm sông cũ địa hình lượn sóng nhẹ, dốc thoải 3-80, khá rộng ở các xã như Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù, Hồ Sơn, Hợp Châu, Minh Quang và hẹp hơn ở Tam Quan, Đại Đình.

Do địa hình dốc thoải nhẹ, lại được khai thác sử dụng từ rất sớm và trải qua thời kỳ quảng canh bóc lột đất kéo dài trong lịch sử canh tác, nên đất bị rửa trôi mất dần các dưỡng chất, mùn, Fe, các cation kiềm thổ ... Đất bạc màu có tầng canh tác mỏng, màu trắng – trắng xám; Đất có khả năng giữ nước, giữ màu rất kém. Sau khi bừa đất bị rẽ (lắng nén) rất nhanh, nên “Trâu ra, mạ vào” ngay nếu không rất khó cấy, pHKCL khoảng 4,0 – 4,5, đất chua – rất chua; mùn % là 0,8-1,2%, rất nghèo – nghèo; N% khoảng 0,020 – 0,065%, rất nghèo – nghèo; P2O5% là 0,02 – 0,05%, rất nghèo.

Đất bạc màu có độ phì nhiêu tự nhiên rất thấp – thấp, thường có tầng loang lổ đỏ vàng hoặc tầng kết von non ở ngay sát lớp đất mặt nên kém màu mỡ, khi bị khô hạn, đất chặt cứng và đang bị nguy cơ hoang mạc hóa đe dọa. Tuy nhiên đất bạc màu có địa hình ít dốc, dễ khai thác và là một trong những loại đất đạt hiệu quả đầu tư thâm canh cao với các sản phẩm là hàng hóa như: Lúa, lạc, đậu tương, cà chua... chất lượng tốt.

* Đất đỏ vàng

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 15.675,34ha (chiếm 66,5% DTTN). Tùy thuộc vào kiểu phong hóa thổ nhưỡng –feralit, bản chất và thành phần khoáng vật của đá mẹ, vào hình thái mặt cắt phát sinh và màu sắc đặc trưng của tầng đất xám bạc màu, vào các đặc điểm và tính chất hóa và lý học..., nhóm đất đỏ vàng được chia ra thành 3 loại:

Loại đất này phân bố khá phân tán ở vùng đồi núi, có diện tích khoảng 2.483,86ha phân bố tập trung ở phía Tây nam xã Đạo Trù, Bắc xã Yên Dương, Nam Đại Đình, hẹp và phân tán hơn ở Tây Nam xã Hồ Sơn. Đất đỏ vàng trên đá sét có một số đặc điểm sau:

+ Vỏ phân hóa của các đá sét khá sâu (có thể tới 5-6m), nên lớp phủ đất đỏ vàng có tầng dày trung bình 1,5 – 2,5 m

Thành phần cơ giới của đất từ trung bình - nặng, giàu sét, kết cấu chặt, kém bền vững và ít tơi xốp hơn đất đỏ vàng phát triển trên các đá biến chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn thiết bị làm đất hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)