Giới thiệu bài toán trong giáo dục ứng dụng kỹ thuật FAHP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ và ứng dụng trong giáo dục (Trang 34 - 37)

6 .Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.4. Giới thiệu bài toán trong giáo dục ứng dụng kỹ thuật FAHP

Trường THPT Lê Quý Đôn nguyên là trường PTTH cấp II-III Lê Quý Đôn được thành lập năm 1991. Năm học 1994-1995, nhà trường tách riêng khối cấp III và lấy tên Trường THPT Lê Quý Đôn. Trường được xây dựng trên địa

1 A mi ui mj uj x 𝑆̃𝑖 𝑆̃𝑗 li lj 𝑉(𝑆̃𝑖 ≥ 𝑆̃𝑗) Hình 1.9: Độ đo khả năng 𝑉(𝑆̃𝑖 ≥ 𝑆̃𝑗) download by : skknchat@gmail.com

bàn phường Quang Hanh – thành phố Cẩm Phả - một phường miền núi cửa ngõ đầu tiên của thị xã công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Từ khi thành lập đến nay, trường THPT Lê Quý Đôn trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, khẳng định vị trí của một cơ sở giáo dục có uy tín chất lượng, là một trong những địa chỉ góp phần đào tạo nhân lực của thành phố Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh.

Từ khi thành lập đến nay, trường THPT Lê Quý Đôn trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, khẳng định vị trí của một cơ sở Giáo dục có uy tín và chất lượng. Đồng thời đó cũng là một trong những địa chỉ góp phần đào tạo nhân lực của thành phố Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói rằng trong quãng thời gian với 25 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Lê Quý Đôn đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Vì sự nỗ lực và cố gắng hết mình của tập thể thầy cô cùng các học trò mà nhà trường đã được UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định công nhận trường là THPT đạt Chuẩn Quốc gia vào tháng 8 năm 2010. Đây cũng là kết quả của bao nhiêu tâm huyết, sự tận tâm với nghề của lớp lớp thế hệ thầy cô và sự say mê học hỏi, sáng tạo của học trò cùng sự động viên khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần của chính quyền và nhân dân địa phương trên địa bàn phường Quang Hanh nói riêng, thành phố Cẩm Phả nói chung.

Về cơ cấu tổ chức:

- Chi bộ Đảng và Ban giám hiệu gồm 03 thầy/cô, trong đó có 01 hiệu trưởng (kiêm bí thư chi bộ) và 02 phó hiệu trưởng (01 Phó bí thư chi bô, 01 ủy viên).

- Các tổ chức Đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên. - Các tổ chuyên môn gồm 06 tổ:

+ Tổ Toán - Tin. + Tổ Tự nhiên 1.

+ Tổ Văn. + Tổ Tự nhiên 2.

+ Tổ Xã hội. + Tổ Văn phòng.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:

+ Tổng số biên chế cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48.(Trong đó, Ban giám hiệu: 03; Giáo viên - nhân viên: 45 )

+ Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn (trong đó có 12 Thạc sĩ và 03 giáo viên đang theo học Cao học).

+ Chi bộ Đảng gồm: 30 Đảng viên. - Cơ sở vật chất:

+ Khu phòng học gồm 3 dãy nhà với 20 phòng được lắp đặt đầy đủ hệ thống chiếu sáng, máy chiếu, máy điều hòa. Trong đó có 02 phòng học được lắp đặt các thiết bị hiện đại.

+ Khu Hiệu bộ (C): với 6 phòng chức năng gồm cả phòng truyền thống, thư viện nhà trường.

+ Khu nhà thí nghiệm - thực hành (B) của các bộ môn: Tin học, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

+ Khu thể chất gồm bãi tập, sân bóng nhân tạo, sân chơi đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Quy mô đào tạo:

+ Số lớp: 18 lớp trong đó mỗi khối có 6 lớp. + Số học sinh của nhà trường: 665 học sinh.

- Phương hướng phát triển: Nối tiếp truyền thống, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tự hào, tự tin, khát vọng vươn lên phát triển đổi mới và hội nhập.

- Về chất lượng giáo dục của nhà trường đã đạt được trong những năm qua là: Tỷ lệ học sinh lên lớp và thi đỗ tốt nghiệp luôn đạt kết quả cao. Hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp THPT là trên 98%. Học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm có từ 25 - 40 em đạt giải xếp bảng A của tỉnh. Mặc dù trường đóng trên địa bàn nông thôn, miền núi, xa trung tâm thị xã, thành phố nhưng hàng năm trường thường có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng rất cao: từ 55% đến trên 65% mỗi năm. Trường được xếp Top 10 về học sinh đỗ đại học trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, nhà trường luôn quan tâm đến phát triển chất lượng đội ngũ. Bởi Giáo viên là xương sống của ngành giáo dục, là lực lượng chính chịu trách nhiệm giáo dục chất lượng học sinh.Một giáo viên giỏicó thể sản sinh ra những học sinh giỏi, đây là lực lượng chính quyết định chất lượng giảng dạy của một cơ sở giáo dục. Một giáo viên có trình độ, bằng Đại học đạt loại Giỏi nhưng chưa hẳn đã là một giáo viên giỏi. Do thực tế công tác giảng dạy đòi hỏi nhiều tiêu chí khác ngoài yếu tố bằng cấp. Ví dụ như: Kinh nghiệm công tác, phương pháp giảng dạy, năng lực làm việc, khả năng thấu hiểu đối tượng giảng dạy, ... Vì vậy, cần phải có một kỹ thuật đáng tin cậy để đánh giá chất lượng giáo viên, phân loại giáo viên, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục giúp cho việc xác định kế hoạch phát triển đội ngũ đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục và quá trình học tập giảng dạy một cách hiệu quả góp phần vào việc

quản lý nhân sự một cách khoa học cũng như việc phân công đúng người đúng việc trên cơ sở hiệu quảcông việc. Fuzzy AHP (FAHP) là một kỹ thuật ra quyết định đa chỉ tiêu thường được sử dụng để tìm ra thứ hạng và có thể được áp dụngđể tìm ra giáo viên xếp hạng cao. Trong kỹ thuật này chất lượng của giáo viên là giá trị mờ, do vậy phương pháp tiếp cận AHP mờ có thể giải quyết vấn đề này. Cuối cùng cho ra quyết định xếp hạng của giáo viên dựa trên nhiều chỉ tiêu xung đột. Một giáo viên có thể có nhiều phẩm chất như: khả năng giao tiếp, trình độ tri thức, sự tương tác với học sinh, phương pháp giảng dạy, vv... Nhưng tất cả những phẩm chất này đều làgiá trị định tính chứ không phải định lượng trong lý thuyết truyền thống. Logic mờ có thể được sử dụng để giải quyết loại vấn đề trên. Trong luận văn này nghiên cứu việc dựa trên logic mờ và phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu mờ FAHP được sử dụng để quyết định thứ hạng của giáo viên. Dữ liệu có mẫu kích thước nhỏ về Giáo viên được thu thập từ cơ sở giáo dục (trường THPT Lê Quý Đôn thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ và ứng dụng trong giáo dục (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)