6 .Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
So với cách đánh giá thông thường thực hiện theo tháng, học kỳ và năm học mỗi tháng Tổ trưởng chuyên môn phải thực hiện việc kiểm tra chuyên môn, đánh giá phiếu chấm điểm các chỉ tiêu cho từng giáo viên trong tổ. Theo học kỳ tập hợp loại để Xếp loại A, B, C và tổng hợp xếp loại thi đua theo học kỳ,
năm học. Công việc này được thực hiện thủ công, phải ghi chép nhiều, mỗi giáo viên có 1 phiếu chấm/ 1 tháng từ đó thông qua cuộc họp tổ/ cấp trường để đánh giá xếp loại, phân hạng giáo viên trong năm học trong hội đồng thi đua nhà trường. Với cách áp dụng kĩ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ FAHP đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp đánh giá hiện hành, từ các chỉ tiêu đánh giá định tính được xử lý thành các giá trị định lượng với kĩ thuật FAHP trên ma trận trọng số. Từ đó việc đánh giá, xếp hạng giáo viên trở nên tổng quan hơn, xác thực hơn đánh giá được năng lực giáo viên. Trên cơ sở đó người quản lý ra được những quyết định về nhân sự, phân công công việc hợp lý và đúng khả năng giáo viên.
KẾT LUẬN
Luận văn đã đưa ra quy trình sử dụng kĩ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ vào việc đánh giá xếp hạng giáo viên, ứng dụng trong ngành giáo dục, góp phần vào việc ra quyết định của người quản lý cũng như tổ chức phân công nhân lực được phù hợp.
Với mục tiêu của đề tài là áp dụng kĩ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ FAHP vào ứng dụng trong ngành giáo dục phục vụ bài toán ra quyết định đa chỉ tiêu. Luận văn đã đánh giá thử nghiệm dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu đánh giá xếp hạng giáo viên, tính thực tiễn và sự chính xác trong kết quả đưa ra. Qua đó luận văn đã đạt được một số kết quả như sau:
- Về lí thuyết: Tập trung nghiên cứu các kiến thức chung nhất về lý thuyết mờ, kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ FAHP, mô tả bài toán đánh giá đa chỉ tiêu.
- Về ứng dụng: Ứng dụng trong giáo dục. Cụ thể: đánh giá xếp hạng giáo viên, xếp hạng trường học từ đó phục vụ nhu cầu lựa chọn trường học phù hợp với trẻ em.
- Phạm vi và khả năng áp dụng: Luận văn là một tài liệu tham khảo tốt cho cho những người đang nghiên cứu về lý thuyết mờ, kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu FAHP cho bài toán ra quyết định đa chỉ tiêu.
- Hướng nghiên cứu: Ứng dụng cho nhiều bài toán ra quyết định đa chỉ tiêu khác, áp dụng phổ biến cho các cơ sở giáo dục (trường học) trên địa bàn khác nhau.
Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do thời gian và hiểu biết có những hạn chế nhất định nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Trong tương lai học viên sẽ cố gắng hoàn thiện những hạn chế và phát triển những vấn đề đã nêu trên để mang lại những vấn đề khả quan hơn nữa. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bùi Công Cường, Nguyễn Doãn Phước, Hệ mờ, mạng nowrron & ứng dụng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, "Điều lệ Hội thi Giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên",ngày 20/01/2010.
[3] Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, công văn số 01/2016/QC- THPTLQD, "Quy chế thi đua nội bộ năm học 2015 - 2016".
[4] Sở GD&ĐT Quảng Ninh, công văn số 2248/SGDĐT-GDTrH,hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học và đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên trường trung học từ năm học 2015-2016, ngày 28/09/2015.
Tiếng Anh
[5] Evangelos Triantaphyllou, Stuart H. Mann, Using the Analytic Hierarchy Process for Decision Making in Engineering Applications: Some Challenges, International Journal of Industrial Engineering: Applications and Practice, Vol. 2, No. 1, pp. 35-44, 1995.
[6] George L. Klir and Bo Yuan, Fuzzy Set and Fuzzy Logic: Theory and Application, Prentice Hall, 1995.
[7] Hota H.S., Sirigiri Pavani, P.V.S.S. Gangadhar, Evaluating Teachers Ranking Using Fuzzy AHP Technique, International Journal of Soft Computing and Engineering, ISSN: 2231-2307, Volume-2, Issue-6, January 2013.
[8] Reshma Radhakrishnan, A. Kalaichelvi, Selection of the Best School for the Children – a Decision Making Model Using Extent nalysis Method on Fuzzy Analytic Hierarchy Process, International Journal of Innovative Research in Science Engineering and Technology, Vol. 3, Issue 5, May 2014.
PHỤ LỤC
1. Quy chế thi đua nội bộ của trường THPT Lê Quý Đôn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh mới nhất áp dụng từ năm học 2015 - 2016 (Trích công văn số 01/2016-THPTLQD ngày 18/02/2016) [3].
Phần I - A: ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THI ĐUA ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN I. Nội dung, căn cứ và tiêu chuẩn để đánh giá, xếp loại thi đua tháng ( kỳ), cả năm:
1. Giảng dạy:
* Căn cứ đánh giá:
-Căn cứ xếp loại các tiết dự giờ của BGH, tổ trưởng CM. -Căn cứ xếp loại các tiết Hội giảng, Thanh tra.
-Căn cứ chất lượng HS cuối năm học (hoặc cuối HK).
- Việc đánh giá tiết dạy hàng tháng căn cứ kết quả đã ghi trong phiếu dự giờ của BGH, tổ trưởng hoặc thanh tra viên của ban thanh tra chuyên môn. -Nếu trong tháng không tổ chức đánh giá được tiết dạy thì không tính điểm mục này.
- Nếu trong tháng nhà trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức thao giảng mà không tham gia thì chấm điểm giảng dạy tối đa là 10 (nếu còn các hiện tượng khác trong giảng dạy do trực ban, ban giám hiệu phát hiện như quản lý giờ học chưa tốt, lớp ồn, học sinh làm việc riêng trong giờ(sử dụng điện thoại, đọc truyện, chơi nghịch khác không thuộc phạm vi giờ học…) thì tùy tình huống trừ 1 đến 3 điểm).
Các giờ dạy tính điểm 20.
Cách tính điểm chung: Điểm giáng dạy = (tổng điểm các giờ dạy được đánh giá)/ (Số giờ dạy được đánh giá).
2. Giáo án và hồ sơ sổ sách chuyên môn:
-Căn cứ xếp loại qua kiểm tra giáo án hàng tháng của tổ chuyên môn. -Căn cứ xếp loại qua kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ của chuyên môn.
-Căn cứ xếp loại qua kiểm tra của BGH (có báo trước hoặc kiểm tra đột xuất).
* Những lưu ý tính điểm :
- Tổng điểm từ phiếu chấm giáo án và chấm hồ sơ; - Nếu đợt tổ chỉ kiểm tra giáo án thì = điểm GA*2;
- Trong kiểm tra định kỳ nếu nộp hồ sơ giáo án chậm từ 1 đến 2 ngày trừ : 2 điểm; từ 3 – 5 ngày trừ 5 điểm;
- BGH kiểm tra đột xuất nếu không có giáo án,hoặc thiếu giáo án bài đang lên lớp thì trừ 5 điểm.
3. Ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn:
*Những yêu cầu và chấm điểm:
- Thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình, không dồn ép, không cắt xén chương trình, nếu chậm thì phải tổ chức dạy bù ngay trong tháng; Có kế hoạch và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá học sinh. (4 điểm)
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả đồ dùng dạy học, có ý thức làm thêm đồ dùng dạy học, tích cực chống dạy chay; Có ý thức tham gia xây dựng và thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. (4 điểm)
- Sử dụng trang phục lên lớp đúng quy định; Thực hiện nghiêm túc việc dự giờ theo quy định đối với giáo viên ít nhất 9 tiết/học kỳ.
(4 điểm)
- Thực hiện việc tổ chức dạy thêm, học thêm đúng qui định của Nhà nước. Không tuỳ tiện tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường, không có hành vi ép học sinh học thêm; Thân thiện và có ý thức giúp đỡ học sinh, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp. (4 điểm)
- Thực hiện tốt việc vào điểm, đúng tiến độ, hạn chế sai sót (không quá 5%). Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác về CM. (4 điểm)
4. Kỷ luật lao động, đảm bảo ngày giờ công:
* Cách chấm điểm:
- Điểm tối đa là 20 điểm.
- Nếu vi phạm thì trừ điểm theo qui định sau đây.
+Vắng dạy không phép trừ 5 điểm/ tiết; hoặc trừ 10 điểm/ buổi. +Nghỉ dạy có phép trừ 1 điểm/ tiết; Nghỉ cả buổi trừ 3 điểm. Nếu vì việc riêng nghỉ từ ngày thứ 3 ngày trở lên tuy không trừ tiếp nhưng tháng đó tối đa điểm kỷ luật lao động là 10 điểm (trừ những tình huống như ở phần những điểm cần lưu ý dưới đây).
+ Chậm giờ (hoặc ra sớm) từ 5 đến 7 phút trừ 0,5 điểm /1 lần.
+ Chậm giờ (hoặc ra sớm) từ trên 7 phút - 10 trừ 1,0 điểm /1 lần;
+ Chậm giờ (hoặc ra sớm) từ trên 10 phút - 15 trừ 2,0 điểm /1 lần;Quá 15’ coi như tiết đó nghỉ trừ 5 đ.
+ Không có mặt quản lý học sinh (để học sinh tự do) từ 10-15’ trừ 2 điểm/ lần; từ 15’ trở lên coi như bỏ tiết trừ 5 điểm
(Lưu ý là kể cả dạy buổi 2; trừ trường hợp do phân công của nhà trường phải giải quyết việc gấp, trường hợp bất khả kháng phải gọi thông báo ngay cho hiệu trưởng biết)
+ Vắng hội họp (hoặc việc khác, kể cả sinh hoạt tổ CM) không phép
trừ 5 điểm /1 lần.
+ Vắng hội họp (hoặc việc khác, kể cả sinh hoạt tổ CM) có phép trừ 2 điểm /1 lần.
* Những điểm cần lưu ý khi chấm điểm kỷ luật lao động:
- Tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, hướng dẫn HS lao động được tính như 1 tiết dạy của giáo viên chủ nhiệm.
- Nghỉ hoặc chậm trễ muốn được chấp nhận có phép là phải xin phép trước khi hội họp (hoặc việc khác) diễn ra ít nhất là 1 buổi.
- Nữ CB – GV – NV chăm sóc con nhỏ ốm đau (đang nằm viện) được nghỉ 3 ngày không bị trừ điểm thi đua.
- CB – GV – NV được Nhà trường hoặc cấp trên điều động đi công tác thì không bị trừ điểm thi đua trong thời gian làm nhiệm vụ.
- CB – GV – NV ốm đau (nằm viện hoặc có giấy của cơ quan y tế cho nghỉ) từ 3 ngày trở xuống thì không trừ điểm thi đua. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 9 trừ điểm theo chế độ nghỉ có phép; Nghỉ từ 10 ngày trong tháng thì thi đua tháng xếp loại C (Trừ thai sản và đi học)
- Bố (mẹ) ốm đau đi viện 1 ngày/ tháng; hoặc 2 ngày/kỳ; hoặc 3 ngày/ năm học
- CB – GV – NV tổ chức đám cưới thì được nghỉ phép 3 ngày, cưới gả cho con được nghỉ 2 ngày không trừ điểm thi đua.
- Đổi giờ trong ngày có lý do chính đáng không trừ điểm thi đua
- CB-GV-NV chăm sóc con, chồng(vợ) ốm đau nằm viện: 3 ngày/tháng, hoặc 5 ngày/1 kỳ, hoặc 7 ngày/năm học (đối với con >12 tuổi, chồng(vợ) phải có giấy đi viện) không trừ điểm thi đua.
- Bố (mẹ) ốm đau đi viện 2 ngày/ tháng; hoặc 3 ngày/kỳ; hoặc 5 ngày/ năm học không trừ điểm thi đua.
- CB – GV –NV có người thân qua đời (cha, mẹ, vợ, chồng, con) được nhà trường cho nghỉ 3 ngày không trừ điểm thi đua.
- Trường hợp giáo viên tự nhờ người khác dạy thay để giải quyết việc riêng thì : Nếu có báo và được sự đồng ý của Hiệu trưởng thì tính là vắng dạy có phép; Nếu không báo (hoặc có báo nhưng không được sự đồng ý của HT mà vẫn thực hiện) tính là nghỉ không phép; Trường hợp GV đã nhận dạy thay cho đồng nghiệp mà bỏ tiết thì trừ điểm như đã quy định về bỏ tiết dạy không lý do. Sau khi được Hiệu trưởng đồng ý cho nghỉ phải báo cáo lại Tổ trưởng biết để tổng hợp theo dõi và chấm điểm thi đua
* Lưu ý khác:
- Ngoài việc tính thi đua nếu nghỉ quá số ngày như bên sẽ tính nghỉ không lương
- Trừ trường hợp quá khẩn cấp khi nghỉ (Kể cả đi công tác) đều phải nộp lại cho tổ trưởng giấy kê khai giờ nghỉ kèm theo PPCT để người dạy thay chủ động.
5. Công tác kiêm nhiêm và các nhiệm vụ khác.
Các chức danh kiêm nhiệm bao gồm: BT chi bộ, CT hội đồng trường, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Tổ trưởng, Giáo viên chủ nhiệm.
Các nhiệm vụ khác: Tham gia hoạt động do ngành, địa phương, nhà trường, công đoàn tổ chức
*Những yêu cầu và chấm điểm:
- Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng (bao gồm kế hoạch năm, tháng, tuần) thể hiện được chương trình hoạt động của công việc được kiêm nhiệm. (4 điểm)
- Thực hiện tốt các yêu cầu của từng công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. (4 điểm) - Có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu của công tác kiêm nhiệm; Có ý thức tự học tập, bồi dưởng để nâng cao trình độ và năng lực công
tác. (4 điểm)
- Có tinh thần đoàn kết tốt, tương trợ, có khả năng tập hợp quần chúng; Tích cực vận động học sinh, quan hệ tốt với phụ huynh học sinh. (4 điểm) - Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo; Có ý thức phối hợp công tác tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan. (4 điểm)
* Lưu ý:
- GVCN có mỗi học sinh vi phạm ATGT trừ 2 điểm; tham gia đánh nhau trừ 5 điểm, mỗi học sinh không tham gia hoạt động tập thể khi được giao nhiệm vụ trừ 1 điểm. Nhưng không trừ quá 10 điểm.
- Đối với các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm các bộ phận như sau: + BGH, GV trực ban trước ngày 05 háng tháng cung cấp thông tin về GV đi muộn về sớm, GV vắng... tham gia chào cờ theo QĐ...
+ Đoàn TN cung cấp thông tin về thi đua của học sinh trước ngày 05 hàng tháng
+ Tổ trưởng cập nhật thông tin đủ và chính xác, từ thông báo của BGH, từ ĐoànTN và từ Sổ trực ban, phải họp xét thi đua hàng tháng.
Nếu trong thời điểm trên bộ phận nào không hoàn thành thì người phụ trách bộ phận đó xếp loại B
II. Cách đánh giá, xếp loại Thi đua:
1. Cách tính điểm trung bình thi đua (TBTĐ) tháng :
- Điểm nội dung 1 (nếu có) tính hệ số 2.
- Điểm các nội dung 2 ; 3 ; 4 ; 5(nếu có) tính hệ số 1.
Điểm TB thi đua trong tháng hoặc kỳ đánh giá (TBTĐth):
Điểm TBTĐth = Tổng số điểm các nội dung (sau khi đã tính hệ số) Tổng số các hệ số
- GVCN Xếp loại lớp giảm 1 bậc so với quy định : Trừ 1,0 điểm sau khi tính TB tháng
- GVCN lớp tham gia hoạt động không tốt: Trừ 1,0 điểm sau khi tính TB tháng
- Không tham gia vào các hoạt động xã hội, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo, từ thiện do ngành, nhà trường và địa phương tổ chức (không có lý do chính đáng): Trừ 1,0 điểm sau khi tính Trung bình tháng.
- Không tham gia vào các cuộc thi do ngành, nhà trường phát động, tổ chức khi được phân công, vận động: Trừ 1,0 điểm sau khi tính Trung bình tháng.
- Tham gia các cuộc thi do ngành, nhà trường phát động, tổ chức khi được nhà trường phân công với tính chất chống đối dẫn đến chất lượng thấp: Trừ 0,5 điểm sau khi tính Trung bình tháng.
- Không tham gia các hoạt động khác do ngành và nhà trường tổ chức (không có lý do chính đáng): Trừ 1,0 điểm sau khi tính Trung bình tháng. - Giáo viên từ chối tham gia dạy treo hoặc nhiệm vụ mà mình có khả năng thực hiện khi được phân công : Trừ 1,0 điểm sau khi tính Trung bình tháng.
2. Xếp loại thi đua tháng:
- Loại A : Đạt điểm TBTĐ từ 17 điểm trở lên. Không có nội dung nào dưới 15 điểm.
- Loại B : Đạt điểm TBTĐ từ 14 điểm trở lên. Không có nội dung nào dưới 12 điểm.
- Loại C : Đạt điểm TBTĐ từ 10 điểm trở lên. Không có nội dung nào dưới 8 điểm.
- Loại D : Các trường hợp còn lại. - Trong tháng :
+ Hạ 1 bậc thi đua nếu GV bỏ tiết, hoặc nghỉ không báo cáo với