6 .Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.1.1. Khảo sát hiện trạng cách đánh giá, xếp hạng giáo viên
Việc đánh giá, xếp hạng giáo viên hiện nay trong các cơ sở giáo dục đều được thực hiện theo Quy chế thi đua nội bộ của từng cơ quan nói riêng cũng như theo Quy định của ngành nói chung về công tác thi đua, khen thưởng nói chung. Trong đó, việc xếp hạng vinh danh giáo viên giỏi trong hoạt động chuyên môn được tổ chức thànhkỳ thi giáo viên giỏi các cấp (cấp trường, cấp huyện/thành phố, cấp tỉnh, cấp Quốc gia) và có Điều lệ hội thi riêng. Chủ yếu đánh giá ở các chỉ tiêu: Giảng dạy, hồ sơ - giáo án, ý thức - trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kỷ luật lao động - ngày giờ công, công tác kiêm nhiệm và nhiệm vụ khác...Các chỉ tiêu trên được cụ thể hóa bằng cách chuyển từ định tính sang định lượng, có quy định về đánh giá điểm số của từng mục. Việc đánh giá được thực hiện theo tháng, học kỳ và năm học.
Kết quả khảo sát tại trường THPT Lê Quý Đôn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh được trình bày chi tiết trong Phụ lục kèm theo luận văn này.
Với cách đánh giá, phân loại giáo viên hiện hành đều thưc hiện trên cơ sở đánh giá toàn diện các mặt: kiến thức, kỹ năng, phương pháp sư phạm, ... Từ đó, đánh giá năng lực của giáo viên bằng cách định lượng hóa các chỉ tiêu trên. Tuy nhiên, để có có được kết quả xác thực đánh giá năng lực làm việc của giáo viên, phân loại và xếp hạng giáo viên thì sự phân loại ở đây còn có các kênh tiêu chí khác: Sự tương tác, Giao tiếp, ...
Để khắc phục nhược điểm trên, sử dụng kĩ thuật đánh giá đa chỉ tiêu mờ FAHP làm cho các tiêu chí đánh giá được thể hiện rõ nét bởi các trọng số tương ứng với từng chỉ tiêu.