Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn mô hình dự báo xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại viêt nam dựa trên các chỉ số tài chính (Trang 30 - 33)

Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này, đa số được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp, ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp (Hay Sinh 2003, Lê Đạt Chí & Lê Tuấn Anh 2012; Lê Nguyễn Sơn Vũ 2013; Võ Hồng Đức & Nguyễn Đình Thiên 2013; nhóm tác giả thuộc ngành ngành khoa học kinh tế trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2013; Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng 2016). Các công trình đã được công bố chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả trên cơ sở dữ liệu bảng cũng như chưa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu các mô hình dự báo xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện tại vẫn còn thiếu các bằng chứng thực nghiệm từ kết quả phân tích mô hình hồi quy nhằm cung cấp thêm minh chứng vững chắc cho việc đề xuất mô hình dự báo xác suất phá sản doanh nghiệp mang lại kết quả chính xác nhất.

Cụ thể hơn, nghiên cứu về ước tính xác suất phá sản trong thẩm định giá trị doanh nghiệp của Hay Sinh (2003). Theo tác giả, xác suất phá sản là một tham số tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp. Giá được thẩm định thông qua hai phương pháp gồm phương pháp thuộc cách tiếp cận dòng tiền – xác suất phá sản chưa được ước tính là một tham số độc lập mà thường được thể hiện trong tỷ suất chiết khấu và phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh (APV) – ước tính xác suất phá sản như một tham số độc lập. Kết quả nghiên cứu của tác giả hướng đến mục đích thiết lập các phương pháp ước tính xác suất phá sản của một doanh nghiệp nhằm giúp phương pháp giá trị hiện tại có điều chỉnh (APV) ngày càng được áp dụng rộng rãi, góp phần làm đa dạng hóa các phương pháp trong hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam.

Hay, Lê Nguyễn Sơn Vũ (2013) nghiên cứu về quyết định đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các yếu tố chỉ số tài chính đến quyết định đầu tư và rủi

ro phá sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012. Bộ dữ liệu gồm 737 công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố gồm thu nhập ròng âm hai năm gần nhất, khả năng thanh khoản ngắn hạn và nợ phải trả trên tổng tài sản có mối tương quan thuận chiều với chỉ số dự báo phá sản Oscore và đồng thời có mối quan nghịch giữa hai nhân tố tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng với chỉ số dự báo phá sản Oscore; và tất cả đều có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, bốn nhân số còn lại gồm quy mô doanh nghiệp, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, vốn lưu động trên tổng tài sản và quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả cũng có tác động đến chỉ số dự báo phá sản Oscore nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Gần đây, Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng tại Việt Nam. Mô hình được sử dụng để nghiên cứu là mô hình logit với 5 biến độc lập gồm tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, vốn lưu động trên tổng tài sản, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng. Tổng thể mẫu khảo sát gồm 109 doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành xây dựng tại Việt Nam trên 2 sàn là HNX và HOSE giai đoạn 2005 – 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố gồm: tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành xây dựng tại Việt Nam và ngược lại tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều.

Qua khảo lược các nghiên cứu ở trong và ngoài nước cho thấy rằng các tổ chức tài chính có thể ứng dụng nhiều mô hình xếp hạng tín nhiệm khác nhau để dự báo xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp. Các mô hình dự báo này có thể là mô hình đa thức, mô hình logit, mô hình probit, mô hình mạng thần kinh nhân tạo… Bên cạnh đó, các mô hình xếp hạng này sử dụng các yếu tố đầu vào hay các chỉ số tài chính khác nhau để dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp. Các chỉ số tài chính thường được sử dụng như khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản… Tuy nhiên, với những bộ dữ liệu được xây dựng trong các khoảng thời gian khác nhau, các kết luận về việc lựa chọn mô hình xếp hạng tín nhiệm phù hợp và các chỉ số tài chính ảnh

hưởng đến xác xuất vỡ nợ của doanh nghiệp trong các bài nghiên cứu có sự khác nhau cũng như việc vận dụng trong nghiên cứu dự báo khả năng vỡ nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo tác giả là một điểm mới. Thông qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên và các vấn đề có liên quan, tác giả đã chỉ ra một số khoảng trống trong nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương pháp nghiên cứu dự kiến cho đề tài. Chi tiết về mô hình và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3 – Mô hình và phương pháp nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu được trao đổi thảo luận trong Chương 4 – Kết quả nghiên cứu.

Kết luận chương 2: Chương này tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản và các lý thuyết nền liên quan đến xếp hạng tín dụng, xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp và phương pháp đo lường, dự báo các nội dung này cũng như kết quả đánh giá các nghiên cứu trước đây đã được công bố để làm rõ tính cấp thiết của đề tài, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu được trình bày ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ các công trình nghiên cứu đã công bố trước đã trình bày ở trong Chương 2, chương này sẽ trình bày các thông tin cụ thể liên quan đến các mô hình nghiên cứu được sử dụng cũng như xử lý cùng với các phương pháp nghiên cứu phù hợp với các đặc điểm cụ thể của từng mô hình và dữ liệu nghiên cứu đã được thu thập để tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra ban đầu ở Chương 1. Các thông tin chi tiết, cụ thể về các mô hình và phương pháp nghiên cứu được sử dụng sẽ cho thấy mức độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu được thể hiện ở phần tiếp theo (Chương 4 – Kết quả nghiên cứu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn mô hình dự báo xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại viêt nam dựa trên các chỉ số tài chính (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)