Một số bài nghiên cứu khoa học ủng hộ quan điểm sử dụng các chỉ số tài chính như nguồn thông tin đánh giá rủi ro tín dụng (Demerjian, 2007). Hay Smith & Warner (1979) lưu ý rằng việc khách hàng vi phạm các điều kiện cam kếtsẽ cung cấp tín hiệu về khả năng trả nợ của họ cho ngân hàng. Dichev & Skinner (2002) cũng nhận thấy rằng các điều kiện cam kết về chỉ số tài chính sẽ định hướng các nội dung được đề cập trong các hợp đồng tín dụng.
Lundholm & Sloan (2004) đã chứng minh rằng các điều kiện cam kết về tỷ lệ tài chính rất hữu ích vì “… nếu công ty bắt đầu có dấu hiệu khó khăn, ngân hàng có thể thu hồi nợ hay xử lý tài sản trước khi công ty mất khả năng thanh toán”. Hay Beaver (1966) trình bày bằng chứng thực nghiệm rằng một số chỉ số tài chính đã cho các tín hiệu thống kê nổi bật trước các thất bại trong kinh doanh thực tế của các công ty. Beaver đã cố gắng để dự đoán xác suất vỡ nợ của công ty bằng cách sử dụng các chỉ số tài chính của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tỷ lệ đòn bẩy và thanh khoản, có thể chưa cung cấp đầy đủ thông tin tài chính để đưa ra dự báo chính xác.
Chỉ số tài chính cũng đã được xem xét bởi một số lượng lớn các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khi đánh giá chất lượng tín dụng. Chẳng hạn như Standard & Poor's (2006) đã dựa trên sự cải thiện về tỷ lệ nợ trên dòng tiền (tổng nợ/ thu nhập) và hệ số khả năng thanh toán để giải thích cho việc nâng hạng tín dụng cho Staples, Inc. Hay như Moody (2006) đã lưu ý trong việc xếp hạng cho Limited Brands, Inc rằng việc suy giảm hay ổn định phạm vi bảo hiểm và nợ trên dòng tiền (tổng nợ/ thu nhập) sẽ ảnh hưởng đến thay đổi xếp hạng trong tương lai.
Demerjian (2007) đã nêu 5 điều kiện cam kết về chỉ số tài chính thường được sử dụng trong các hợp đồng tín dụng làm cơ sở để dự đoán rủi ro tín dụng của người vay. Cụ thể:
i. Mức bảo hiểm tối thiểu (thu nhập/ chi phí liên quan đến nợ định kỳ) ii. Nợ tối đa đối với dòng tiền (tổng nợ/ thu nhập)
iii. Giá trị thuần tối thiểu (tài sản - nợ phải trả = vốn cổ phần của cổ đông) iv. Đòn bẩy tối đa (tổng nợ/ tổng tài sản)
v. Khả năng thanh toán tối thiểu (tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn)
Moody’s và Standard and Poor's cung cấp một số chỉ số tài chính quan trọng trong quy trình xếp hạng của họ bao gồm: Chỉ số Nợ /Tài sản; Chỉ số thanh toán lãi vay từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay; Triển vọng kinh doanh (tăng trưởng của dòng tiền hoặc lợi nhuận trên tài sản); Cổ tức và các khoản thanh toán khác; Rủi ro kinh doanh (biến động của dòng tiền hoặc giá trị tài sản); Thanh khoản tài sản.
Báo cáo của Moody (2001) đã đề xuất một mô hình xếp hạng tín dụng định lượng để đánh giá các công ty thuộc thị trường cấp cao ở Nhật Bản được gọi là RiskCalc. Mô hình này sử dụng bảy chỉ tiêu, bao gồm các loại sau: khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh khoản, khả năng trả nợ gốc, khả năng trả lãi vay, quy mô và các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp (Phụ lục – Bảng 01).
Engelmann & Rauhmeier (2010) đã mở rộng nghiên cứu của Hayden với 14 tỷ lệ tài chính đã được lựa chọn và chia thành 9 nhóm rủi ro bao gồm đòn bẩy tài chính, khả năng thanh khoản, chỉ số hoạt động, khả năng kiểm soát chi phí, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và tốc độ gia tăng nợ vay (Phụ lục – Bảng 02).
Tóm lại, các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình dự báo xác suất vỡ nợ thường thuộc 4 nhóm chỉ số tài chính sau:
Nhóm chỉ số về khả năng thanh khoản:
Nhóm chỉ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, hay thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhóm chỉ số này thường bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện
hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Các hệ số này càng thấp thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng cao.
Nhóm chỉ số về đòn bẩy tài chính:
Nhóm chỉ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán nợ dài hạn. Các hệ số nợ càng cao và khả năng thanh toán nợ càng thấp thì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp càng cao.
Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
Nhóm chỉ số này đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thông qua các chỉ số như lợi nhuận gộp biên, thu nhập trước thuế trên doanh thu thuần, thu thập trước thuế trên tổng tài sản, thu thập trước thuế trên vốn chủ sở hữu. Người ta tin rằng khả năng sinh lời của công ty là một yếu tố dự báo tốt về việc liệu sau đó công ty có khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của mình hay không, một công ty luôn thua lỗ cuối cùng sẽ làm cạn kiệt bất kỳ nguồn vốn chủ sở hữu nào và không có khả năng trả nợ.
Nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động
Chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng của doanh nghiệp càng cao khi doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hiệu quả; đặc biệt là hàng tồn kho, các khoản phải thu và các tài sản của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các nghiên cứu trên, tác giả đã lựa chọn 14 chỉ số tài chính là các biến độc lập cho các mô hình xếp hạng tín nhiệm trong bài nghiên cứu. Bảng sau đây mô tả cách 14 biến độc lập được tính toán, cũng như kỳ vọng về dấu của các biến này trong mô hình dự báo xác suất vỡ nợ.
Bảng 3.3: Các biến độc lập trong mô hình dự báo xác suất vỡ nợ Các biến
độc lập Các chỉ số tài chính Nhóm chỉ số tài chính
Kỳ vọng về dấu X1 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần Khả năng sinh lời -
X2 Thu nhập trước thuế/Doanh thu thuần Khả năng sinh lời -
X3 Thu nhập trước thuế/Tổng tài sản Khả năng sinh lời -
X4 Thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lời -
X5 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính +
X6 Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu Đòn bẩy tài chính +
X7 Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn Khả năng thanh khoản -
X8 (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ
ngắn hạn Khả năng thanh khoản -
X9 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay Thanh toán lãi vay -
X10 Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu
hao/Nợ dài hạn Thanh toán nợ dài hạn -
X11 Tiền và các khoản tương đương tiền/Vốn
chủ sở hữu Khả năng thanh khoản -
X12 Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Hiệu quả hoạt động +
X13 Các khoản phải thu/Doanh thu bình quân Hiệu quả hoạt động +
X14 Tổng doanh thu/Tổng tài sản Hiệu quả hoạt động -