Ưu điểm “đám mây riêng”
• Toàn quyền kiểm soát: vì toàn bộ hạ tầng thiết bị được đặt tại doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát trên dữ liệu. Doanh nghiệp có nhiệm vụ vận hành và bảo trì hệ thống.
• Dễ tùy chỉnh: Doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn cấu hình thiết bị phần cứng, mạng tùy theo nhu cầu sử dụng.
• Bảo mật cao: các thiết bị và dịch vụ được đặt tại chỗ nên chỉ có doanh nghiệp mới có thể truy xuất được dữ liệu. Điều này không đồng nghĩa
với việc “đám mây công cộng” không an toàn, nhưng “đám mây riêng tư” khiến doanh nghiệp có “cảm giác” an toàn hơn.
• Hiệu năng cao: do triển khai trên mạng nội bộ nên tốc độ truy xuất các dịch vụ sẽ nhanh hơn nhiều.
• Vấn đề pháp lý: một số ngành nghề/ lĩnh vực (y tế…) đòi hỏi tính pháp lý cao thì “đám mây riêng” là giải pháp trong trường hợp các dịch vụ đám mây công cộng kho đáp ứng được.
Nhược điểm “đám mây riêng”
• Chi phí cao: chi phí triển khai đám mây riêng sẽ lớn hơn nhiều so với đám mây công cộng do phải tốn chi phí đầu tư thiết bị, trung tâm dữ liệu...
• Vận hành: Đám mây riêng đòi hỏi phải có đội ngũ IT vận hành thường xuyên.
Một đám mây riêng ảo là sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp khi: - Với đặc thù là công ty hay doanh nghiệp, có nhiều chi nhánh cũng như văn phòng đại diện ở nhiều nơi và tại mỗi nơi đều có các máy chủ quản lý nghiệp vụ của chi nhánh tại nơi đó cho nên việc xây dựng đám mây chung là vô cùng phức tạp và tốn kém rất nhiều. Để khắc phục điều này ta chọn mô hình đám mây riêng cho mỗi nơi.
- Việc kinh doanh của doanh nghiệp gắn với dữ liệu và các ứng dụng của doanh nghiệp.
- Công ty của bạn là đủ lớn để chạy một dữ liệu trung tâm điện toán đám mây có hiệu quả
Nên sử dụng “đám mây riêng” hay “đám mây công cộng”
cộng” có thể là một sự lựa chọn. Doanh nghiệp thiếu nhân lực về IT quản trị hoặc có nhiều chi nhánh nhưng việc triển khai IT tại các chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Đám mây công cộng có ưu điểm hiệu quả cao, chi phí thấp, dễ dàng mở rộng.
• Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp nên ưu tiên triển khai đám mây công cộng. Với giải pháp này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí bằng việc thuê dịch vụ thay vì “sở hữu”.
• Đám mây riêng ngược lại cung cấp khả năng kiểm soát cao hơn về dữ liệu và các ứng dụng. Đám mây riêng phù hợp với loại hình doanh nghiệp yêu cầu cao vấn đề pháp lý cũng như độ nhạy cảm của dữ liệu như y tế, tài chính. Tuy nhiên việc triển khai đám mây cần phải xem xét kỹ lưỡng nhằm tránh lãnh phí thời gian và chi phí.
• Đám mây riêng phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn (tập đoàn) vì sẵn có cơ sở hạ tầng và đội ngũ IT.
2.2.3. Đám mây lai (Hybrid Cloud)
Như đã phân tích ở trên, đám mây công cộng dễ áp dụng, chi phí thấp nhưng không an toàn. Ngược lại, đám mây riêng an toàn hơn nhưng tốn chi phí và khó áp dụng. Ý tưởng của mô hình dịch vụ đám mây lai là một sự kết hợp các ưu điểm của 2 loại dịch vụ trên. Các đám mây lai tận dụng các ưu điểm trong mỗi mô hình của ĐTĐM thành một giải pháp đám mây hoàn chỉnh cung cấp cho người dùng. Những đám mây này thường do tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, và trách nhiệm quản trị sẽ được phân chia giữa tổ chức/ doanh nghiệp sử dụng đám mây với nhà cung cấp đám mây.
Một khó khăn khi áp dụng mô hình đám mây lai là làm sao triển khai cùng một ứng dụng trên cả hai phía đám mây công cộng và đám mây riêng
sao cho ứng dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả.
Mặc dù phát huy nhiều ưu điểm và lợi thế tuy nhiên mô hình đám mây lai nói riêng hay điện toán đám mây nói chung đều đang gặp phải một rào cản lớn là vấn đề bảo mật và an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do nhà cung cấp dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách hàng, nhất là các công ty lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ Cloud.