Ưu điểm “đám mây công cộng”
• Đơn giản và hiệu quả là một trong những ưu điểm của các dịch vụ đám mây công cộng. “Đám mây công cộng” được cung cấp như một dịch vụ, thường thông qua kết nối Internet. Khách hàng kết nối đến hệ thống thông qua môi trường web.
• Tiết kiệm thời gian: các máy chủ đặt tại doanh nghiệp tốn thời gian để vận hành và bảo trì. Nếu thiết bị cần cứng cần nâng cấp hoặc thay thế do hư hỏng, quá trình này mất nhiều giờ thậm chí nhiều ngày. Với đám mây công cộng, vì mọi thứ được ảo hóa, mọi thao tác cấu hình chỉ mất vài phút. Hơn nữa các máy chủ áp dụng công nghệ điện toán đám mây nên nếu một máy chủ ngưng hoạt động sẽ có máy chủ khác thay thế gần như ngay lập tức.
• Chi phí thấp: các đám mây công cộng giúp doanh nghiệp cắt giảm ngân sách IT vì không phải đầu tư chi phí ban đầu cho thiết bị phần cứng, các máy chủ đã được ảo hóa và cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có thể tùy chọn các thông số cấu hình cần thiết và chỉ trả chi phí thực sự sử dụng. Doanh nghiệp cũng không cần phải thuê nhân viên IT để vận hành hệ thống; công việc này đã được các nhà cung cấp đám mây đảm trách.
• Không cần bảo trì: các dịch vụ đám mây được vận hành và bảo trì bởi nhà cung cấp, do đó doanh nghiệp không cần phải bận tâm về vấn đề này. Ứng dụng đám mây công cộng đồng nghĩa với việc không phải sở hữu các thiết bị phần cứng, doanh nghiệp khởi tạo và quản lý dịch vụ bằng các công cụ phần mềm.
Nhược điểm “đám mây công cộng”
• Thiếu quyền kiểm soát: toàn bộ hạ tầng được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ, do đó khách hàng “cảm thấy” rằng mình không thực sự kiểm soát được dữ liệu của chính mình.
• Tốc độ hạn chế: các dịch vụ “đám mây công cộng” được cung cấp thông qua Internet, do đó tốc độ truy xuất dịch vụ phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp Internet. Với nhu cầu truyền tải dữ liệu cực lớn thì “đám mây công cộng” có thể không là một sự lựa chọn đúng.
• Bảo mật: một trong những yếu tố khiến khách hàng còn e ngại các “đám mây công cộng” đó chính là bảo mật. Điều đó không có nghĩa là các “đám mây công cộng” không an toàn, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đều ý thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này.
Một đám mây công cộng là sự lựa chọn rõ ràng khi • Bạn đang thực hiện các dự án hợp tác.
• Bạn cần phải thử nghiệm và phát triển các mã ứng dụng.
• Phân bố tải workload cho các ứng dụng được sử dụng bởi nhiều người, chẳng hạn như e-mail.
• Bạn có các ứng dụng SaaS từ một nhà cung cấp có một chiến lược an ninh thực hiện tốt.
• Bạn cần gia tăng công suất (khả năng bổ sung năng lực cho máy tính cao nhiều lần).
• Bạn đang làm một dự án phát triển phần mềm quảng cáo bằng cách sử dụng PaaS cung cấp các đám mây.
2.2.2. Đám mây riêng (Private Cloud)
Trong mô hình này, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Những đám mây này, tồn tại bên trong tường lửa công ty và chúng được doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng và quản lý
các ứng dụng được triển khai trên đó. Mô hình đám mây riêng có thể được xây dựng và quản lý bởi chính đội ngũ công nghệ thông tin của doanh nghiệp hoặc có thể thuê một nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc này. Mặc dù tốn chi phí đầu tư nhưng đám mây riêng lại cung cấp cho doanh nghiệp khả năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ những dữ liệu quan trọng.
Đám mây riêng được các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm về công nghệ và khả năng quản trị của ĐTĐM. Với đám mây riêng, các doanh nghiệp tối ưu được hạ tầng CNTT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý trong cấp phát và thu hồi tài nguyên, qua đó
giảm thời gian đưa sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường.