PaaS cung cấp nền tảng (hệ điều hành) cho khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điện toán đám mây và ứng dụng trong cơ quan doanh nghiệp vừa nhỏ (Trang 29 - 32)

PaaS cung cấp nền tảng điện toán, người tiêu dùng có thể sử dụng để phát triển và chạy các ứng dụng riêng của mình hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng đám mây đó. Dịch vụ PaaS có thể được cung cấp dưới dạng các ứng dụng lớp giữa (middleware), các ứng dụng chủ cùng các công cụ lập

trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể được xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng.

Ở mức PaaS, “Người tiêu dùng không quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng ĐTĐM nằm bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ thống điều hành, hoặc lưu trữ, nhưng có kiểm soát các ứng dụng triển khai và có thể là môi trường ứng dụng cấu hình lưu trữ” [5].

Một ứng dụng PaaS bao gồm các đặc trưng sau đây:

- Phục vụ cho việc phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống như là môi trường phát triển tích hợp.

- Có kiến trúc đồng nhất.

- Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu. - Hỗ trợ cộng tác nhóm phát triển.

- Cung cấp các công cụ khởi tạo với giao diện trên nền web và các công cụ hỗ trợ tiện tích khác

Nhanh và rẻ không còn có nghĩa là chất lượng thấp. Ngược lại phát triển PaaS là một cách tiếp cận chiến thuật đã được định hình và một quy trình vứng vàng để nhấn mạnh chất lượng.

2.1.3. Hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS)

Lớp cuối cùng là lớp hạ tầng đám mây, cung cấp hạ tầng máy tính, thiết bị trên môi trường đám mây (ảo hóa). Thay vì khách hàng phải đầu tư kinh phí cho việc mua máy chủ, phần mềm, thiết bị kết nối hoặc thuê hạ tầng vật lý tại các trung tâm lưu trữ dữ liệu ..., người dùng vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí. Sử dụng IaaS sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi cho việc mua và lắp đặt máy

chủ, cũng như tạo ra một nền tảng kinh doanh mạnh mẽ cho nhiều tổ chức. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server).

Những đặc trưng tiêu biểu của IaaS:

- Cung cấp hạ tầng như một dịch vụ: bao gồm cả máy chủ (ảo), thiết bị mạng, bộ nhớ, CPU, không gian đĩa cứng, trang thiết bị trung tâm dữ liệu

- Khả năng mở rộng linh hoạt - Chi phí thay đổi tùy theo thực tế

- Nhiều người thuê có thể cùng dùng chung trên một tài nguyên (nhiều máy ảo trên cùng một máy thật)

- Cấp độ doanh nghiệp: đem lại lợi ích cho công ty bởi một nguồn tài nguyên tính toán tổng hợp

Các nhà sản xuất lớn cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm IBM Bluehouse, Amazon Elastic Compute Cloud (EC2), Microsoft Azure Platform, Sun ParaScale Cloud Storage. Bạn chỉ phải trả tiền cho thời gian tính toán, dung lượng lưu trữ và băng thông mạng.

Với những ưu điểm to lớn của dịch vụ, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là: nên xây dựng mới hay sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp?

Nhiều doanh nghiệp có cả một danh sách phần cứng để chạy các ứng dụng như các cơ sở dữ liệu, các máy chủ ứng dụng, các hệ thông quản lý thay đổi và các công cụ lần vết tìm lỗi. Tuy vậy ngày nay danh sách này có thể dễ dàng vứt bỏ để thay bằng việc sử dụng các gói phần mềm ấy dưới dạng một dịch vụ đang chạy trên một cơ sở hạ tầng của một nhà cung cấp khác .

Toàn bộ ứng dụng mà một nhóm làm việc có thể phải sử dụng để quản lý một quá trình phát triển có thể thuê với một khoản phí nhỏ sẽ giải phóng

mua một máy tính để chạy một hệ thống quản lý mã nguồn, một nhóm làm việc có thể sử dụng một dịch vụ quản lý thay đổi chúng như là GitHub. Công ty đằng sau GitHub phải gánh chịu chi phí của các tài sản phần cứng và tính một chi phí sử dụng hợp lý cho các tổ chức khác sử dụng dịch vụ Git của họ.

Cũng có thể nói giống như vậy đối với các tài sản phần cứng hệ thống. Một doanh nghiệp có thể vứt bỏ phần cứng nằm bên dưới của một ứng dụng web cụ thể để thay bằng việc chạy ứng dụng trên phần cứng được cung cấp bởi Amazon, Google hoặc các đối tác khác. Các công ty này quản lý khả năng mở rộng, sao lưu và thậm chí cả vấn đề bảo mật.

2.2. Các mô hình triển khai trong ĐTĐM

Có rất nhiều điều cần phải cân nhắc về kiến trúc triển khai của điện toán đám mây khi ta chuyển từ một mô hình triển khai ứng dụng doanh nghiệp thông thường sang mô hình dựa trên điện toán đám mây. Mô hình triển khai trong toán đám mây được chia làm 3 loại chính:

+ Đám mây công cộng (Public Cloud); + Đám mây riêng (Private Cloud); + Đám mây lai (Hybrid Cloud).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình điện toán đám mây và ứng dụng trong cơ quan doanh nghiệp vừa nhỏ (Trang 29 - 32)