Các hình thức huy động vốn của QTDND cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân tân hiệp (Trang 27 - 30)

1.2. Hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của QTDND cơ sở

Theo Thông tư Số: 04/2015/TT-NHNN Quy định về Quỹ tín dụng nhân dân ngày 31/3/2015, nguồn vốn huy động của QTDND cơ sở bao gồm các loại sau:

1.2.3.1. Phân loại theo bản chất nghiệp vụ - Tiền gửi không kỳ hạn

Cũng tương tự như các NHTM, tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn được dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt qua QTDND mà khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào và QTDND phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu này của khách hàng. Đây là hình thức tạo cho khách hàng gửi tiền được sử dụng một cách chủ động và linh hoạt, đáp ứng nhu

cầu chi tiêu, chi trả, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các khoản phí phát sinh một cách an toàn và thuận lợi. Nhưng QTDND lại rất khó chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Vì đặc tính này nên chi phí cho nguồn huy động theo hình thức này rất rẻ, lãi suất phải trả cho khách hàng thấp nên số dư tài khoản thanh toán thường không nhiều.

- Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng và QTDND có sự thỏa thuận về lãi suất và thời hạn rút tiền cụ thể. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quá trình hoạt động của các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình và được gửi vào QTDND nhằm mục đích sinh lời. Tiền gửi có kỳ hạn có tính ổn định, QTDND xác định được thời gian rút tiền của khách hàng nên có thể sử dụng một cách chủ động số tiền gửi vào mục đích kinh doanh của mình trong thời gian ký kết. Loại hình tiền gửi này thường có số dư cao, tạo nguồn vốn tương đối lớn cho hoạt động của các QTDND. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ kinh doanh của các khách hàng, nên khách hàng rút tiền với số lượng lớn sẽ tạo nhiều áp lực cho QTDND.

- Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm với mục đích bảo toàn và tích lũy, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của một TCTD nói chung cũng như QTDND nói riêng; loại tiền gửi này có tính ổn định khá cao. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm thường có lãi suất cao, do ddoss chi phí trả lãi đối với nguồn vốn này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của các QTDND. Có hai hình thức tiền gửi tiết kiệm, đó là:

Là tiền gửi mà người gửi tiền có thể gửi vào và bất cứ lúc nào theo nhu câu sử dụng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi được gửi với mục tiêu an toàn, sinh lời và chưa thiết lập được kế hoạch sử dụng tương lai. Khác với tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng không được sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vào mục đích thanh toán; do đó, tương tự với loại tiền gửi không kỳ hạn, tính chất của loại tiền gửi này khkoong ổn định nên có lãi suất tương đối thấp.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với QTDND. Đây là khoản tiền nhàn rỗi được gửi với mục đích an toàn, sinh lời và đã thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai. Do đó, đây là một nguồn vốn tương đối ổn định, QTDND có thể dự tính được lượng và thời gian rút tiền; lãi suất áp dụng cho loại hình này cao hơn rất nhiều so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, hình thức trả lãi.

1.2.3.2. Phân loại theo đối tượng

- Tiền gửi khách hàng là cá nhân

Là loại tiền gửi của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửi vào QTDND với mục đích an toàn, thanh toán và sinh lời. Hình thức huy động đối với khách hàng cá nhân chính là thu hút được tiền gửi phí giao dịch. Do nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa dạng, tùy theo kế hoạch sử dụng tiền của họ trong hiện tại cũng như trong tương lai nên QTDND đưa ra nhiều loại kỳ hạn tiền gửi cho khách hàng lựa chọn.

- Tiền gửi khách hàng là tổ chức kinh tế

Hình thức mà QTDND có thể huy động nhiều nhất từ các tổ chức kinh tế là tiền gửi giao dịch. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các TCTD thường xuyên cải tiến các phương tiện, nâng cao công nghệ thanh toán để thu hút khách hàng gửi tiền và cung cấp thêm dịch vụ. Ngoài ra, các TCTD còn cung cấp các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đối với các tổ chức kinh tế

khi việc sử dụng vốn trong tương lai được lập kế hoạch. Các tổ chức này gửi tiền theo kỳ hạn phù hợp một mặt nhờ TCTD bảo quản, mặt khác họ thu thêm một khoản tiền lời do TCTD chi trả. Để thu hút nguồn vốn tiền gửi vừa có chi phí rẻ vừa có lượng tiền lớn này, các TCTD thường xuyên đưa ra các sản phẩm tiện ích theo kỳ hạn khác nhau nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng.

- Tiền gửi của các TCTD khác

Đây là nguồn tiền gửi có quy mô nhỏ, mục đích nhằm đảm bảo thanh toán thuận tiện, phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng của mình. Trong quá trình hoạt động, Các TCTD thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán như thu hộ, chi hộ.

1.2.3.3. Phân loại theo thời gian huy động - Huy động ngắn hạn

Nguồn vốn huy động ngắn hạn là loại nguồn vốn có thời hạn huy động dưới 12 tháng trở xuống, thường chiếm tý trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động, được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn từ 12 tháng trở lại, lãi suất được huy động thường thấp hơn so với loại có kỳ hạn huy động dài hơn.

- Huy động trung hạn

Loại nguồn vốn huy động này có thời hạn từ 12 đến 60 tháng, nguồn vốn này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của QTDND, sử dụng chủ yếu cho thành viên vay để đầu tư trung hạn: đầu tư chăn nuôi bò, dê, mua máy móc thiết bị…

- Huy động dài hạn

Đây là khoản huy động có thời hạn từ 60 tháng trở lên, chi phí huy động cao, được dùng cho các khoản tín dụng dài hạn: đầu tư cải tọa vườn cà phê, mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân tân hiệp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)