Hệ thống TCTD nói chung, QTDND nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Là định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế, các TCTD đã làm cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Thông qua chức năng của mình bằng hoạt động huy động vốn, hệ thống TCTD đã tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chổ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Từ đó, giúp các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư sản xuất, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp gia tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho hộ gia đình, cá nhân và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHNN có thể kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá… Chẳng hạn muốn thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông, NHNN tăng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khống chế dư nợ tín dụng, và ngược lại… nhằm điều hòa lưu thông tiền tệ, kiềm chế làm phát, bình ổn giá cả.
1.3.2. Đối với hoạt động của QTDND
Tương tự các NHTM khác, muốn hoạt động kinh doanh được tiến hành cần phải có nguồn vốn. QTDND cũng là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ nên phải có nguồn vốn mới có thể hoạt động kinh doanh tốt. Vì vậy, huy động vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các QTDND
- Vốn là cơ sở để QTDND chủ động trong kinh doanh
Đối với bất kỳ TCTD nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì cần có vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, QTDND phải huy động từ các nguồn vốn khác như nhận tiền gửi, đi vay,… Tuy nhiên, QTDND không thể hoạt động kinh doanh tốt nếu các hoạt động nghiêp vụ hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đi vay. Một QTDND với nguồn vốn huy động dồi dào sẽ hoàn toàn tự quyết trong hoạt đọng kinh doanh của mình, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Nguồn vốn huy động lớn cũng làm tăng khả năng hoạt động của QTDND như chủ động đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập.
- Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của QTDND
Vốn của QTDND quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Các QTDND có quy mô nhỏ sẽ có các khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay nhỏ hơn. Trong khi đó, các QTDND có quy mô lớn sẽ có thuận lợi hơn trong việc tài trợ cho hoạt động tín dụng, đầu tư và có nhiều cơ hội mở rộng hoạt động. Nếu khả năng về vốn của QTDND dồi dào thì có thể mở rộng được các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu về vay vốn của khách hàng.
- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của QTDND
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tịa và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các QTDND phải coi uy tín của mình trên thị trường là điều quan trọng. Uy tín đó trước hết được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng. Khả năng thanh toán của QTDND càng cao thì vốn khả dụng càng lớn. Mặt khác, uy tín của QTDND còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của QTDND. Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của QTDND. Điều này phụ thuộc vào hoạt động huy động vốn của QTDND. Với tiềm năng vốn là khả năng huy động vốn lớn, QTDND có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, tiến hành cạnh tranh có hiệu quả.
1.3.3. Đối với khách hàng
Thông qua hoạt động huy động vốn, QTDND đã cung cấp cho khách hàng các phương thức tiết kiệm và đầu tư hợp lý, nhằm mục đích sinh lời
và sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Là nơi an toàn để cất giữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Ngoài ra, thông qua hoạt động huy động vốn đã giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của QTDND như dịch vụ thanh toán, dịch vụ cấp tín dụng…