3.2.1. Định hướng phát triển chung
Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và của ngành ngân hàng về thực hiện tái cơ cấu ngành ngân hàng và hệ thống QTDND để phát triển bền vững, củng cố mục tiêu hoạt động của QTD là “Tương trợ thành viên phát triển ổn định và bền vững”. Nghiên cứu cải tiến và đưa ra các gói sản phẩm tín dụng mới phù hợp, tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và hiệu quả. Thực hiện tốt các phong trào thi đua, xây dựng nội bộ đoàn kết để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh hàng năm, phấn đấu hàng năm xếp loại A theo tiêu chí xếp loại QTD của NHNN.
- Về phát triển thành viên: thành viên phấn đấu tăng trưởng 5%/năm, đến cuối năm 2022 có 1.415 thành viên.
- Về kế hoạch tăng vốn điều lệ: vốn điều lệ tăng 5.2%/năm. - Dư nợ cho vay tăng bình quân 10%/năm.
- Nợ xấu: nợ xấu duy trì ở mức <1% so với tổng dư nợ. - Lợi nhuận tăng bình quân 5%/năm.
(Báo cáo Số 01/BC-ĐHTV - Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2018-2023 của QTDND Tân Hiệp)
Với tình trạng thừa vốn trong giai đoạn 2015-2017, QTDND Tân Hiệp trong thời gian tới có chỉ tiêu giảm vốn huy động đến năm 2020, giảm 5%/năm, mục tiêu là duy trì ổn định nguồn vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản.
3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân Tân Hiệp dụng nhân dân Tân Hiệp
3.3.1. Giải pháp đối với QTDND Tân Hiệp
Với tình trạng thừa vốn khá nhiều như hiện nay, tác giả đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp, cụ thể:
- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng cả về mảng huy động vốn lẫn cho vay. Quỹ nên chú trọng hơn nữa về hình thức truyền thông cho phù hợp và hiệu quả. Để thực hiện chính sách khách hàng thành công, phải tổ chức chăm sóc đối với khách hàng đã quan hệ một cách thường xuyên và chu đáo, phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng như: độ tuổi, nghề nghiệp, địa vị, điều kiện thu nhập… Quỹ nên xây dựng từng chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin để có thể tổ chức chăm sóc khách hàng được hiệu quả, cân đối được nguồn chi phí
- Để mở rộng quy mô, nâng cao được vị thế và phát triển khách hàng trong thời gian tới, Quỹ cần có kế hoạch khảo sát, tìm kiếm những địa điểm phù hợp để mở thêm điểm giao dịch hoặc phòng giao dịch.
- Mặc dù hoạt động trên địa bàn nông thôn nhưng QTDND Tân Hiệp cũng phải cạnh tranh với các chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn. Vì vậy Quỹ cũng cần phải áp dụng chính sách lãi suất mềm dẻo, bám sát các diễn biến của thịt rường và có tính cạnh tranh ở mức độ hợp lý.
- Bên cạnh việc phát triển và đa dạng hóa hình thức huy động vốn, QTDND Tân Hiệp cần mở rộng và đa dạng hóa khách hàng vì điều
này không những giúp gia tăng lượng khách hàng mà còn giúp Quỹ có thể giảm rủi ro, đồng thời có cơ cấu vốn hợp lý hơn.
- QTDND Tân Hiệp cần xây dựng một cơ chế trả lương hoàn thiện hơn, theo đó iệc chi trả lương phải được đánh giá sát sao năng suất và hiệu quả công việc của từng cán bộ, tạo được động lức cho mỗi cán bộ nhân viên cố gắng phát huy hết khả năng của mình để làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
- Có thể thông qua Ngân hàng hợp tác xã làm đầu mối để tham gia các dự án đầu tư vào khu nông nghiệp, nông thôn.
3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và NHNN
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của QTDND, Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chinh sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh.
- Chính phủ cần có các văn bản quán triệt nhận thức về vai trò hoạt động của QTDND đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn đến các cấp ủy, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân.
- Có chính sách ưu đãi về thuế cho các QTDND, tạo điều kiện cho các QTD tiếp cận các nguồn vốn từ Chính phủ và các nguồn vốn dự án cho vay lãi suất thấp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- NHNN cần có những chính sách điều hành đồng bộ và dài hạn, hạn chế việc sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính.
- Thực hiện giải pháp kiểm soát chặt chẽ, có chế tài xử lý để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong huy động vốn.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm trọng hoạt động làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước, của nhân dân để tọa niềm tin cho người dân.
- NHNN làm đầu mối, phối hợp với Hiệp hội QTDND Việt Nam tổ chức thực hiện các khóa đào tọa nghiệp vụ chuyên sâu cho các QTDND, nâng cao hơn nữa chất lượng các khóa đào tạo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở vận dụng những lý luận đã trình bày ở chương 1; sau khi phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn ở chương 2, tác giả đã đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại QTDND Tân Hiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị đối với Nhà nước; NHNN để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ QTDND hoạt động và phát triển, trong đó có hoạt động huy động vốn.
KẾT LUẬN
Huy động vốn là nghiệp vụ trọng tâm trong mọi hoạt động của bất kỳ TCTD nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của TCTD. Do vậy, làm thế nào để tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn, đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý quan tâm.
Trong thời gian qua, QTDND Tân Hiệp đã ấp dụng một số biện pháp huy động vốn, qua đó đã đáp ứng được nguồn vốn cho vay khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, QTDND Tân Hiệp cũng tồn tịa nhiều hạn chế cần khắc phục. Để công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao hơn nữa, QTDND Tân Hiệp cần phát huy những mặt mạnh, đồng thời không ngừng đổi mới, cải tiến nghiệp vụ trong hoạt động.
Qua số liệu thực tế về hoạt động huy động vốn của QTDND Tân Hiệp từ năm 2015-2017, khóa luận đã phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại trong công tác huy động vốn, đồng thời đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm tháo gỡ khó khắn, tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho hoạt động của QTDND trong huy động vốn.
Khóa luận trên là kết quả đạt được của tác giả từ những nghiên cứu lý luận và số liệu thực tế. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, tham gia ý kiến của các thầy, cô giáo, các nhà quản lý và những ai quan tâm đến hoạt động của QTDND.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doãn Hữu Tuệ (2010), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam.
Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Phân tích tình hình huy động vốn tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Dak Lak, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Trần Minh Hồng (2015), Nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh TP.HCM, Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Nguyễn Thị Bạch Yến (2015), Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Lê Hồng Phong – Dak Lak.
Các văn bản quy phạm pháp luật:
Công văn số 44/CV–TDHT ngày 18/2/2003 hướng dẫn thực hiện Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các QTDND cơ sở, Hà Nội.
Chính phủ (2001), Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
Chính phủ (2005), Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Hà Nội.
Chính phủ(2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
Chính phủ(2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.