Ở VàO THờI ĐIểM GIữA CỦA HAI ĐợT TăNG LãI SUấT, TrONG Đó, ĐợT TăNG LãI SUấT THứ HAI Sẽ CHấM DứT CHUỖI CÁC BIệN PHÁP NHằM ổN ĐịNH ĐồNG NộI Tệ CũNG NHư TOàN Bộ NỀN KINH Tế
Trong Q1/2010, triển vọng của thị trường sẽ phụ thuộc vào một tập hợp các yếu tố vi mô và vĩ mô. Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ; giá và khối lượng tiền có trong hệ thống. Chúng tôi đánh giá điều này thông qua theo dõi những yếu tố của chính sách tiền tệ như cung tiền; tăng trưởng tín dụng và chính sách lãi suất trong thực tế. Theo chúng tôi, chính sách tiền tệ hiện tại và quan trọng hơn là các kỳ vọng của các nhà đầu tư về động thái của chính sách tiền tệ trong tương lai là nhân tố chủ yếu tác động đến xu thế tăng giảm của thị trường. Những yếu tố khác như kỳ vọng về lợi nhuận tương lai hay định giá doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng nhất định, tuy nhiên các yếu tố này hoặc là kết quả của chính sách tiền tệ hoặc chúng chỉ được xếp hàng thứ hai trong các mối quan tâm của các nhà đầu tư.
Và tại Việt Nam, chính sách tiền tệ chứ không phải chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo tác động đến nền kinh tế. Điều này khá dễ hiểu bởi Việt Nam thường có mức thâm hụt tài khóa gần bằng 5% GDP trong nửa thập kỷ qua. Do vậy, khả năng mở rộng tài khóa rõ ràng là hết sức hạn chế. Và, chính sách tiền tệ vẫn giữ vai trò là công cụ chính để Nhà nước tác động đến nền kinh tế.
HSC cho rằng thị trường đang ở vào thời điểm giữa của hai đợt tăng lãi suất, trong đó, đợt tăng lãi suất thứ hai sẽ chấm dứt chuỗi các biện pháp nhằm ổn định đồng nội tệ cũng như toàn bộ nền kinh tế. Chu kỳ nâng lãi suất trong phạm vi nhỏ này đã đạt được thành công trong việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng và cũng đã khiến thị trường chứng khoán hạ nhiệt. Tuy nhiên, trong cùng thời gian này, CPI đã tăng tốc tính từ Q3 và những gì quan sát được đối với lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài vẫn cho thấy lạm phát vẫn chưa được chế ngự. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn phải tiếp tục chống lạm phát.
Chúng tôi cho rằng thông tin về chỉ số CPI tháng 2 nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng cao nhất theo tháng trong chu kỳ biến động của chỉ số này mặc dù mô hình dựa trên số liệu quá khứ của chúng tôi (trong mô hình này, chúng tôi so sánh chu kỳ tăng trưởng tín dụng và chu kỳ biến động của chỉ số CPI) vẫn cho thấy xu hướng biến động theo năm sẽ đạt đỉnh sớm nhất là vào mùa hè năm nay. Và một đợt tăng lãi suất nữa sẽ giúp hạn chế đà tăng của CPI và tất nhiên là sau đó chúng tôi sẽ phải theo dõi đường cong lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài và cả chính chỉ số CPI để thấy được tác dụng của đợt tăng lãi suất. Chúng tôi vẫn khá tin tưởng rằng mức tăng CPI hiện tại sẽ không vượt quá mức tăng của chỉ số này hồi năm 2008 do chính phủ đã có phản ứng nhanh hơn nhiều.
Đồng thời, thị trường có lẽ sẽ tiếp tục lình xình hoặc thậm chí giảm trong những tuần cuối tháng 3 trước khi tăng trở lại. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư mua vào khi thị trường giảm và không nên mua với giá quá cao vào thời điểm hiện tại.
Hiện tại, top 38 cổ phiếu của các công ty có mức vốn hóa cao nhất có P/E dự phòng là 13,5, là mức khá hợp lý nhưng không quá rẻ. Với giả định GDP tăng trưởng với tốc độ 6,3% trong năm 2010, chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận thuần sẽ là 14% và EPS điều chỉnh bình quân theo trọng số (của top 38 công ty hàng đầu) sẽ đạt mức tăng trưởng 6%.
TOàN CảNH THị TrườNG CHứNG KHOÁN VIệT NAM 2009