Để có đánh giá sơ bộ về các biến độc lập đưa vào mô hình nghiên cứu, bảng 4.1 sẽ trình bày tóm tắt các thống kê về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến định lƣợng
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất VLĐ/TTS 1395 0,0883576 0,277286 -0,8198742 0,8180696 LNGL/TTS 1395 0,0642463 0,0896963 -0,6631031 0,4790396 EBIT/TTS 1395 0,1147902 0,0898469 -0,3435104 0,6149479 Giá trị sổ sách của VCSH/TTS 1395 3,209585 14,36861 0,0339112 382,5 DS/TTS 1395 1,351493 1,34967 0,0073157 10,63181 Dòng tiền/tổng nợ phải trả 1395 0,327577 0,8265544 -2,745656 7,62911 △GDP 1395 5,766536 0,5877658 5,18 7,129504 CPI 1395 10,62978 6,111022 4,0859 23,11632
Bảng 4.2 So sánh sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến độc lập, giữa nhóm quan sát kiệt quệ và nhóm còn lại.
Quan sát kiệt quệ
Quan sát không kiệt quệ
t-1 t-2 t-3 VLĐ/TTS 0,0204 0,0685 0,0740 0,0944 LNGL/TTS 0,0091 0,0459 0,0379 0,0727 EBIT/TTS 0,0378 0,0936 0,0762 0,1244 Giá trị sổ sách của VCSH/TTS 1,8424 2,1911 2,7736 3,3477
(Nguồn tính toán của tác giả)
Bảng 4.1 và 4.2 cung cấp một số thông tin về các biến số giữa công ty kiệt quệ và công ty không kiệt quệ. Dựa vào bảng 4.1 có thể thấy biến Giá trị sổ sách của VCSH/TTS là biến có độ lệch chuẩn lớn nhất, cho thấy giá trị số liệu quan sát phân bố không cân bằng khi giá trị trung bình là 3,20959 và độ lệch chuẩn lại lên đến 14,3686. Tiếp đến, sự phân bổ giữa các quan sát của biến CPI cũng là điều đáng lưu ý.
Biến VLĐ/TTS: thống kê mô tả chỉ ra rằng ở những công ty kiệt quệ tài chính thì biến số này có giá trị trung bình thấp hơn so với những công ty không kiệt quệ tài chính. Vì biến số này dùng để đánh giá tính thanh khoản của công ty nên điều này hàm ý rằng những công ty kiệt quệ tài chính có thanh khoản kém hơn.
Biến LLGL/TTS: giá trị trung bình của biến này đối với các công ty không kiệt quệ tài chính là cao hơn khi so sánh với các công ty kiệt quệ tài chính. Điều này cho thấy tài sản của công ty không kiệt quệ được tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại nhiều thay vì sử dụng nợ.
Biến EBIT/TTS: những công ty kiệt quệ tài chính nhận giá trị trung bình của biến số này thấp hơn so với giá trị tương ứng của các công ty không kiệt quệ. Vì giá trị của biến số này thấp cho thấy khả năng sinh lời từ tài sản là thấp và ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp nên kết quả trên là phù hợp.
Biến Giá trị sổ sách của VCSH/TTS: đây là biến có đọ lệch chuẩn lớn nhất. . Điều này có thể do các công ty kiệt quệ vay nợ nhiều hơn, có nhiều khoản nợ phải trả hơn so với công ty không kiệt quệ
Biến DTT/TTS: dựa vào kết quả thu được, có thể thấy sự khác biệt khá đáng kể giữa các quan sát. Đây là chỉ số tài chính tiêu chuẩn minh họa cho khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản của doanh nghiệp do đó những công ty có chỉ số này thấp có khả năng rỏi vào kiệt quệ cao hơn.
Biến Dòng tiền hoạt động/Tổng nợ phải trả: thống kê mô tả chỉ ra rằng ở những công ty kiệt quệ tài chính thì biến số này có giá trị trung bình thấp hơn so với những công ty không kiệt quệ tài chính. Vì biến số này đại diện cho khả năng đảm bảo nghĩa vụ tài chính của công ty dựa trên dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh nên kết quả thu được hàm ý rằng những công ty kiệt quệ tài chính có khả năng đảm bảo cho nghĩa vụ bằng dòng tiền hoạt động kém hơn.
Các biến còn lại (△GDP, CPI) cũng cho sự khác biệt khá lớn giữa giá trị của các quan sát khi độ lệch chuẩn khá lớn.
Những thống kê mô tả các biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu nhằm có một dự báo rõ ràng hơn cho mối quan hệ giữa các biến độc lập và khả năng rơi vào kiệt quệ tài chính của công ty. Bên cạnh đó, kết quả thu được cũng phản ánh một phần nào thực trạng của nền kinh tế là biến động phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn nghiên cứu. Đây cũng được xem là một nhân tố dẫn đến nguy cơ phá sản của các công ty niêm yết.