Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 63 - 66)

Mô hình trong bài nghiên cứu là mô hình dễ ứng dụng và mang hiệu quả khá tốt do đó các doanh nghiệp có thể áp dụng để đánh giá tình hình tài chính của mình. Ngoài nhận diện được tính an toàn của doanh nghiệp, mô hình còn giúp doanh nghiệp phát hiện các vấn đề trong hoạt động kinh doanh như: cấu trúc vốn, tính hợp lý của cơ cấu tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh…từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Vì thế, các doanh nghiệp cần chủ động đánh giá điểm số Z”* đã được thêm biến vĩ mô và tài chính một cách thường xuyên để có thể nhận diện sớm tình hình qua đó có thể đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp.

Z”* của doanh nghiệp như sau:

Đối vối công ty: Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và nhằm tránh rơi

vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các nhà quản lý cần theo dõi, phân tích thường xuyên các chỉ số tài chính của công ty nhằm phát hiện sớm những bất thường ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp và kịp thời tiến hành những biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy các biến lợi nhuận trên tổng tài sản, dòng tiền hoạt động trên tổng nợ phải trả, tốc độ tăng trưởng GDP là ba biến có ý nghĩa thống kê. Do đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp thích hợp tác động vào các nhân tố trên để tăng giá trị Z”, giảm nguy cơ xảy ra kiệt quệ tài chính.

- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản. Để có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh, các công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản. Tiến hành phân loại, đầu tư và trang bị những tài sản phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Những tài sản chưa được khai thác hết cần đẩy mạnh khai thác nhằm tăng hiệu quả hoạt động hoặc có thể nhượng bán, thanh lý những tài sản này. Việc thanh lý hay nhượng bán những tài sản không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp không ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà ngược lại còn bổ sung thêm vào nguồn vốn của công ty, đồng thời làm giảm chi phí khấu hao do đó góp phần làm tăng lợi nhuận.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình hình kinh tế khó khăn và có nhiều biến động trong thời gian gần đây đã tác động không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến an toàn tài chính của doanh nghiệp. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp cần được quan tâm. Bên cạnh hoạt động tái cơ cấu lại tài sản, cần nâng cao chất lượng quản lý chi phí từ khâu nguyên liệu, sản xuất, bán hàng, nhân lực …Song song đó, cần cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tổ chức công tác truyền thông, quảng bá sản

phẩm hiệu quả, đồng thời các nhà quản lý cũng cần chú ý tìm kiếm những cơ hội giúp công ty tăng trưởng và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ và xây dựng cơ cấu nợ hợp lý. Cần theo dõi và quản lý tốt tổng nợ vì đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe của công ty. Sử dụng các khoản nợ đúng mục đích, hạn chế việc dùng nguồn vay nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn vì có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty.

- Thu hồi và thanh toán công nợ kịp thời sẽ giúp ổn định dòng tiền hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, bán chịu là một trong những chính sách giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu hay củng cố mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, bán chịu làm tăng các khoản nợ phải thu do đó làm tăng nhu cầu vốn lưu động, kéo theo đó là sự tăng lên của chi phí tài chính và công ty có thể chịu tổn thất do khách hàng không trả được nợ. Do đó, cần thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và có chính sách cho vay nợ hợp lý. Doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nợ phải trả bằng cách đàm phán với nhà cung cấp. Việc gia tăng các khoản nợ ngắn hạn phải trả có thể được đánh giá tốt nếu các khoản phải trả đều còn trong thời hạn thanh toán. Việc chậm trễ thanh toán là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp có dấu hiệu lo ngại. Mặt khác, việc trì hoãn thanh toán còn làm giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp, do đó cần chú ý các khoản nợ phải trả và cần thanh toán ngay khi có điều kiện tài chính.

- Ngoài ra, các công ty cần thực hiện tốt việc công bố thông tin định kỳ cũng như thường xuyên phân tích, dự báo phản ứng của thị trường trước những thông tin được công bố nhằm duy trì khả năng hoạt động ổn định của công ty và có phương án ứng phó kịp thời.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ: Ngoài các nhân tố

bên trong tác động đến nguy cơ kiệt quệ tài chính của công ty, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô cũng có tác động đáng kể đến nguy cơ kiệt quệ tài chính của công ty. Do đó, cần có những biện pháp tích cực từ các cơ quan quản lý nhà nước và chính phủ để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời

cũng cần có biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, chứng khoán, đầu tư,, nhằm xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)